CAO
BẰNG ĐẦU NĂM 1979 (kỳ 7) Cập nhật lúc 08:13 Gần trưa ngày
17-2, đường dây lên chốt của Đại đội 11 được nối thông. Tiếng chuông máy điện
thoại reo lên ròn giã trong hang. Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lập tức
chộp ngay lấy máy gọi cho chỉ huy Đại đội 11. Giọng nói của tiểu đoàn trưởng
Thiêm bớt gay gắt và có vẻ xúc động: - A lô! Đại đội
11, anh Tuân đấy hả? Bọn địch đã chiếm được chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ,
nhưng chúng cũng đã bị thiệt hại nặng... Các anh phải nhanh chóng xốc lại đội
hình đơn vị, kiên quyết không cho địch phát triển sang chốt cây đa thứ hai...
Phải chặn đứng bọn chúng lại... Rõ chưa? Không biết đầu
dây bên kia đại đội trưởng Tuân báo cáo lại tình hình như thế nào, chỉ nghe
thấy tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm nói to, giọng anh đanh lại: - Mất một tấc
đất lúc này là có tội với Tổ quốc và nhân dân đấy! Đại đội 11 phải cố gắng
cầm cự đến tối. Ta sẽ tổ chức phản công lấy lại bằng được các vị trí đã mất!
Rõ chưa? Tiểu đoàn trưởng
đặt máy. Nét mặt anh có vẻ lo lắng. Do chưa nắm được tình hình của các hướng
và cũng chưa thể lường hết diễn biến của chiến tranh nên việc để mất trận
địa, mất đất vào tay quân xâm lược ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến là
một vấn đề rất nghiêm trọng đối với tiểu đoàn 3 chúng tôi. Ai cũng thấy vô
cùng lo lắng, bức xúc, nhất là những người chỉ huy tiểu đoàn. Các cán bộ
trong hang chỉ huy tiểu đoàn đứng ngồi không yên khi Đại đội 11 để mất chốt
tiền tiêu. Tình hình càng trở nên căng thẳng, phức tạp khó khăn nguy hiểm hơn
khi đến khoảng 11 giờ bọn địch hầu như đã chiếm được toàn bộ điểm chốt cây đa
thứ nhất và mỏm ĐKZ. Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 11 phải co cụm về chốt cây đa
thứ hai. Họ đã phải chiến đấu rất quyết liệt mới ngăn chặn được quân bành
trướng dùng chiến thuật “biển người” để tràn lên gốc đa thứ hai. Chốt cây đa
thứ hai đang chìm ngập trong lửa đạn. Chỉ huy Đại đội 11 đề nghị tiểu đoàn
chi viện khẩn cấp. Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm, chính trị viên tiểu đoàn
Hoàng Quốc Doanh trao đổi với nhau phương án phản kích để lấy lại chốt cây đa
thứ nhất. Giữa lúc chỉ
huy tiểu đoàn đang bàn phương án chiến đấu thì từ phía biên giới có tiếng máy
bay địch. Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh hạ lệnh cho các bộ phận ẩn nấp,
ngụy trang cửa hang và tăng cường quan sát, cảnh giới. Anh bảo tôi điện cho
các đại đội sẵn sàng bắn máy bay địch bay thấp. Nhưng máy bay địch không xuất
hiện, chúng bay ở phía bên kia đường biên. Giữa lúc đó thì chuẩn úy Nguyễn
Văn Thanh, trung đội trưởng trung đội vận tải của tiểu đoàn xuất hiện và
trong hang báo cáo: - Trung đội vận
tải đã chuyển hết tất cả số đạn AK, đạn đại liên, đạn B41 và đạn cối ra khỏi
bản Cốc Vường! - Tốt lắm! -
Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh nói và hỏi thêm: - Bọn địch bắn rát thế anh
em có ai việc gì không? - Báo cáo chính
trị viên không ạ! - Được! Đồng
chí cho anh em nghỉ một lát sau đó tiếp tục nhận nhiệm vụ rõ chưa? - Rõ! - Trung
đội trưởng Thanh đáp rồi chào và quay ra khỏi hang. Bọn bành trướng
tiếp tục tổ chức các đợt tấn công mới hòng chiếm toàn bộ các chốt của Đại đội
11, mở thông con đường tiến quân xuống thị trấn Sóc Giang. Nhưng bọn chúng đã
vấp phải sức kháng cự kiên cường của quân ta phải bật trở lại. Xác quân xâm
lược nằm ngổn ngang trên sườn đồi chốt cây đa thứ hai. Đến chập tối,
bọn Trung Quốc mới tạm chấm dứt một ngày tấn công dữ dội vào các chốt tiền
tiêu của Tiểu đoàn 3. Chúng đã chiếm được mỏm ĐKZ và chốt cây đa thứ nhất.
Bọn chúng thu quân nhưng vẫn nã pháo rất ác liệt vào chốt cây đa thứ hai và
các trận địa của ta. Chỉ huy tiểu đoàn quyết định điều Trung đội 3 của Đại
đội 10 do chuẩn úy, trung đội trưởng Lê Hồng Giang chỉ huy lên phối thuộc
cùng Đại đội 11 tổ chức phản kích chiếm lại điểm chốt cây đa thứ nhất. Khoảng
10 giờ đêm ngày 17-2, trung đội trưởng Lê Hồng Giang dẫn trung đội đánh thốc
lên đỉnh đồi chiếm lại chốt cây đa thứ nhất, hất bọn bành trướng xâm lược
xuống cánh đồng bản Nà Sác. Bọn địch bỏ chạy tán loạn để lại nhiều xác chết. Dưới đây là
đoạn trong nhật ký chiến trường tôi ghi về ngày 17-2-1979: "- Khoảng
3 giờ 15 phút, Trung Quốc bắt đầu bắn pháo sang đất ta. Hỏa lực của địch rất
mạnh. Các trận địa của ta chìm trong lửa đạn. Đến 4 giờ sáng vẫn chưa có báo
cáo thiệt hại cụ thể của các bộ phận. Sáng sớm, bộ binh và xe tăng địch bắt
đầu vượt qua biên giới tấn công sang xâm lược nước ta, đại đội 11 đã nổ súng
chặn đánh bọn địch... Tình hình trong
ngày 17-2: - Hướng cửa
khẩu Bình Mãng: Bọn địch tấn công đợt 1 lúc 5 giờ sáng. Đợt 2 lúc 8 giờ sáng,
chúng chiếm mất 1/2 chốt cây đa thứ nhất. Đợt 3 chúng tấn công vào khoảng 11
giờ trưa, chiếm toàn bộ mỏm 1, chốt cây đa thứ nhất. - Đến trưa
17-2, Đại đội 11 chỉ còn giữ được mỏm 2 của chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11
bắn cháy được 2 xe tăng, tiêu diệt gần 300 tên địch. - Lúc 22 giờ
đêm, Đại đội 11 và 1 trung đội tăng cường của Đại đội 10 đã tổ chức phản kích
chiếm lại được mỏm 1 và toàn bộ điểm chốt cây đa thứ nhất. - Các cán bộ,
chiến sĩ đại đội 11 hy sinh trong ngày gồm: Thượng sĩ Trần Văn Ngọc, trung
đội phó. Đồng chí Ngọc bắn cháy một xe tăng và diệt nhiều tên địch, trúng đạn
hy sinh khi chuẩn bị bắn chiếc xe tăng thứ hai. Binh nhất Nguyễn Văn Nền bắn
hết đạn đã đánh nhau với bọn giặc bằng lưỡi lê, báng súng, bị bọn địch đâm
chết ở chốt cây đa thứ nhất. Chuẩn uý Dương Đình Hà, chính trị viên phó đại
đội, trung đội trưởng Nguyễn Văn Lượng hy sinh anh dũng khi chỉ huy bộ đội
phản kích chiếm lại chốt cây đa thứ nhất đêm 17-2…". Đến bây giờ khi
đọc lại những dòng nhật ký ghi vội ngày 17-2 năm ấy tôi vẫn thấy lòng mình lắng
lại. Cái cảnh đạn lửa mịt mù và về những hi sinh mất mát của Tiểu đoàn 3 vẫn
hiển hiện lên trước mắt... Cao Bằng-1979 Ghi chép của Trọng Bảo Theo Báo điện tử Tầm nhìn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét