Một thứ phí sinh ra theo lối tư duy ngược!Cập nhật lúc 08:37
Thu phí để làm đường có khác gì bắt dân đang phải trả tiền cho những con đường trong tương lai, trong khi phải chịu đựng sự khốn khổ từ những con đường mà chính họ đã đóng thuế để làm trong hiện tại.
Xe container lấy hàng ở cảng Tân Cảng - Cát Lái. Ảnh: Minh Quân
Đề án Thu phí hạ tầng cảng Biển đang được TPHCM ráo riết triển khai với kỳ vọng nguồn thu 3.000 tỉ đồng mỗi năm. Lý do đơn giản đến lạnh lùng: Nhu cầu vốn hạ tầng giao thông cho TP đến 2030 là 970.654 tỉ đồng, nhưng nguồn ngân sách chỉ đáp ứng được có 24,6%; các dự án PPP thì chưa thu hút; nguồn ODA thì hạn chế nên phải có thêm nguồn vốn khác. Lý do: Theo dự báo của Bộ GTVT, lượng hàng các cảng TPHCM dự kiến vào năm 2030 khoảng 145 đến 160 triệu tấn/năm, nhưng ngay 2019, sản lượng qua cảng biển TPHCM đã vượt mức dự báo của năm 2030. Và lý do thứ 3, tắc nghẽn triền miên, tắc nghẽn trầm trọng. Tắc đến độ Cát Lái đã được chất vấn nghị trường, đến mức chỉ nghe cái tên Cát Lái là đã phát ớn. Những thứ lý do này cho thấy đề án thu phí sinh ra từ sự tồi tệ trong những dự báo (có cái dự báo chiến lược nào mà lạc hậu tính bằng thập kỷ không?!). Sinh ra vì thiếu tiền, vì không thể huy động ở đâu khác. Sinh ra từ “khả năng con nhà lính” nhưng nhu cầu thì “tính nhà quan” (Tại sao những đề án nhu cầu lại đưa ra những con số ở trên trời, cao xa vời vợi so với khả năng đáp ứng?!). Và từ những yếu kém trong phát triển, quản lý hạ tầng. 3 lý do, hoàn toàn từ sự chủ quan của quản lý, để cuối cùng nhắm đến tiền túi của dân. Nhưng câu chuyện đáng nói ở đây là tư duy ngược, nếu không nói là bắt ép. Vừa xong, trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT tha thiết chuyện thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư, cả cao tốc đã đầu tư, cả những cao tốc “sắp” làm. Một sự tha thiết với mục đích giải quyết câu chuyện tiền cho hạ tầng, nhưng lại sinh ra chuyện phí chồng thuế. Bởi làm gì có con đường nào từ trên trời rơi xuống?! Hay gần đây, ý tưởng lập một thứ “quỹ riêng cho kết cấu hạ tầng giao thông” từ một cơ quan gắn 2 chữ “chiến lược” của ngành GTVT. Và giờ là phí hạ tầng cảng biển. Nếu như hình thức PPP nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư rồi thu phí để hoàn vốn trong nhiều chục năm thì những đề án kiểu này đang ngược lại: Thu, để có tiền làm đường. Vì thế, nó rất khó để thuyết phục dân. Bởi rất vô lý nếu bắt dân phải trả một thứ hình thành trong tương lai, chả rõ ngô khoai; Và trong hiện tại khi cứ mở mắt là đóng thuế, là trả nợ... để có tiền chẳng hạn cho nhà nước làm đường. (Theo Lao Động) ĐÀO TUẤN Có dự án, có ngân quỹ họ mới có cái để mà tiêu. Càng nhiều dự án, công chức quản lí càng “xông xênh”. Thương Giang |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét