TP.HCM: Hơn 600 vụ tạt sơn, mắm tôm liên quan đòi nợ thuê, vay
nặng lãi
Cập nhật lúc 14:57
Thượng tá Phạm Đình Ngọc cho biết 10
tháng năm 2018 trên địa bàn TP.HCM có hơn 600 vụ tạt sơn và mắm tôm vào nhà
dân liên quan đến dịch vụ đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, trong đó riêng Q.Tân
Phú hơn 500 vụ.
Vụ tạt sơn "khủng bố' ở phở Hòa. Ảnh:
Tư liệu
Sáng 5.11,
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam TP.HCM tổ
chức hội nghị chuyên đề nhận diện và giải pháp phòng ngừa, đẩy lùi tệ nạn
“tín dụng đen” ở TP.HCM.
Tại hội nghị, thượng tá Phạm Đình
Ngọc, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC02, Công an TP.HCM) -người từng
điều tra nhiều vụ án liên quan đến tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cho hay
năm 2018, Công an TP.HCM có khảo sát về tình hình tín dụng đen, cho vay nặng
lãi ở TP.HCM.
Theo đó, trong vòng 10 tháng đầu
năm 2018, có tới hơn 600 vụ tạt mắm tôm và sơn liên quan đến cho vay nặng
lãi, trong đó chỉ riêng quan Q.Tân Phú đã có tới hơn 500 vụ.
Thượng
tá Phạm Đình Ngọc phát biểu tại hội nghị. Trung Hiếu
“Số liệu này
cho thấy ảnh hưởng xấu của cho vay năng lãi kinh hoàng đến mức nào. Hiện số
vụ tín dụng đen, cho vay nặng lãi giảm so với trước, nhưng vẫn còn rất nhiều.
Điển hình và mới đây nhất là vụ phở Hòa ở đường Pasteur, Q.3”, thượng tá Phạm
Đình Ngọc, nói.
Theo thượng tá Phạm Đình Ngọc, hệ
quả tín dụng đen có lẽ chỉ sau tội phạm ma túy, vì liên lụy và gây tác động
xấu trên diện rộng, từ “con nợ” đến gia đình, bạn bè, họ hàng, làm phát sinh
ra các vụ án liên quan.
Hầu hết đối tượng đòi nợ thuê ở các tỉnh phía bắc
Với TP.HCM, năm 2019 tuy số vụ
việc liên quan đến tội phạm tín dụng đen, cho vay nặng lãi giảm so với những
năm 2018, 2017, nhưng tình hình vẫn còn rất phức tạp.
Thượng tá Phạm Đình Ngọc cho hay
qua khám phá các vụ án cho thấy hầu hết các đối tượng cho vay nặng lãi, tín
dụng đen ở TP.HCM đều người ở các tỉnh phía bắc, chủ yếu các tỉnh Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa… Có nhóm chỉ 3 - 4 người, nhưng có nhóm huy động
tới hơn 100 đối tượng cho một vụ đòi nợ thuê.
Nhà
của ông Trần Quang Nghinh (81 tuổi, ngụ hẻm 63 Nguyễn Biểu, P.1, Q.5, TP.HCM)
liên tục bị tạt sơn và đập phá với mục đích đòi nợ. Ảnh tư liệu
“6 tháng đầu
năm 2019, trong số gần 700 đối tượng cho vay nặng lãi, có tới 625 đối tượng
đến từ các tỉnh phía bắc. Tội phạm cho vay nặng lãi, tín dụng đen làm cho
tình hình an ninh trật tự TP.HCM hết sức phức tạp”, thượng tá Phạm Đình Ngọc
khẳng định, và cho biết hiện TP.HCM có 77 công ty đòi nợ thuê, trong đó có 46
công ty đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.
Đáng chú ý, theo thượng tá Phạm
Đình Ngọc, đứng sau các công ty này toàn là đối tượng xã hội đen. Qua nắm
tình hình, công tác địa bàn có thể thấy đa số các công ty đòi nợ thuê hoạt
động trái pháp luật. Đằng sau đó có bóng dáng tội phạm, các “liền anh, liền
chị” xã hội đen tham gia đòi nợ thuê...
(Theo Thanh
Niên) Trung
Hiếu
Rất nhiều ý kiến địa phương và cả
đại biểu Quốc hội đề nghị cấm hoạt động doanh nghiệp dạng này nhưng xem ra Bộ
Tài chính còn lấn cấn, có lẽ vì họ đang có nhiều công ty tài chính sống bằng
cho vay lãi cao. Chính đây cũng là nguyên nhân của đòi nợ thuê (vì hầu hết
con nợ sẽ không trả nếu không bị đe dọa). Dùng lí lẽ, luật pháp thuyết phục
được việc trả nợ chỉ là trên lí thuyết. Nếu làm được thế, chẳng ai thuê công
ty đòi nợ.
Thương Giang
|
Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét