Xử lý thượng úy công an tát nhân viên
trạm nghỉ ra sao?
Cập nhật lúc 10:57
Theo luật sư, ngoài kỷ luật thượng úy Nguyễn Xô
Việt theo quy định của ngành, cơ quan chức năng cần xem xét dấu hiệu gây rối
trật tự công cộng.
Liên quan vụ
thượng úy Nguyễn Xô Việt (35 tuổi) đánh nhân viên bán hàng tại trạm dừng nghỉ
Hải Đăng, Công an tỉnh Thái Nguyên đã đình chỉ công tác một tháng đối với nam
cảnh sát.
Lãnh đạo công an tỉnh cho biết sẽ kiên quyết xử lý cán bộ vi phạm quy tắc ứng xử của cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, không bao che.
Về mặt pháp
lý, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) đánh giá việc ông Việt ném
xúc xích vào nhân viên nữ rồi tát vào mặt nhân viên nam là trái với chuẩn mực
đạo đức, tác phong công an nhân dân.
Ngoài ra,
viên thượng úy đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, xâm hại sức khỏe
của người khác và có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng.
Đối với hành vi vi phạm quy định của ngành công an, ông Việt sẽ bị cơ quan chức năng kỷ luật. Còn với các vi phạm còn lại, nam thượng úy Công an Thái Nguyên có thể bị xử phạt hành chính.
"Cần
làm rõ nguyên nhân, hành vi, hậu quả đối với nạn nhân bị ông Việt xúc phạm,
tấn công để làm căn cứ xử lý", luật sư Cường nhấn mạnh.
Nếu hành
động của ông Nguyễn Xô Việt là nóng nảy, nhất thời thì cán bộ này phải xin
lỗi, khắc phục hậu quả thỏa đáng cho các nạn nhân. Anh này còn có thể bị xử
phạt hành chính theo Nghị định 167 của Chính phủ trong lĩnh vực an ninh trật
tự, an toàn xã hội.
Cụ thể, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định này chỉ rõ ông Việt có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến một triệu đồng với hành vi ném đồ vật, hàng hóa vào người khác.
Còn Khoản 3
Điều 5 quy định hành vi tát, đánh người khác là đã xâm hại đến sức khỏe của
nạn nhân. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Như vậy,
việc làm sai trái của thượng úy Nguyễn Xô Việt có thể bị phạt tiền tối đa 4
triệu đồng.
Ông
Việt tát vào mặt nhân viên nam. Ảnh: Cắt từ clip.
Trường hợp
các bị hại có đơn đề nghị xử lý các hành vi cố ý gây thương tích và xúc phạm
danh dự, nhân phẩm người khác thì cơ quan công an sẽ xem xét để thực hiện
những yêu cầu này.
Ngoài các
quan điểm trên, luật sư Cường cũng cho rằng trong vụ việc này, viên cảnh sát
còn có dấu hiệu hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, không phải cướp tài
sản.
Ông lý giải việc thượng úy công an lấy hàng hóa (xúc xích) được bày bán rồi ném vào người khác khiến tài sản bị hư hỏng, không sử dụng được, đó là hủy hoại tài sản. "Tuy nhiên, hành vi hủy hoại đó chưa đến mức cấu thành tội phạm hình sự do tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng", luật sư nói.
Vụ việc xảy
ra sáng 10/11 tại trạm nghỉ Hải Đăng (xã Tân Phú, Phổ Yên, Thái Nguyên) khi
một nhóm người vào mua đồ và nghỉ ở đây.
Theo hình
ảnh từ camera của trạm dừng nghỉ, ông Việt chỉ con trai vào quầy hàng lấy đồ
ăn. Cậu bé lấy gói xúc xích và bước ra cửa quầy hàng, cạnh khu vực thanh toán.
Tại đây, cậu
bé tỏ ra lưỡng lự không dám bước ra khỏi cửa hàng khi chưa thanh toán tiền
gói xúc xích. Thế nhưng, thượng úy Việt lập tức tiến tới, giật gói đồ ăn từ
tay cậu con trai và thản nhiên bóc ăn dù chưa thanh toán tiền.
Không thấy khách trả tiền, 2 nhân viên của trạm nhắc nhở và yêu cầu ông Việt thanh toán. Ngay lập tức, viên thượng úy ném xúc xích vào người nhân viên nữ, sau đó tiến tới và tát vào mặt của nhân viên nam.
(Theo Zing.vn) Hồng
Đăng
Anh thượng (úy) này và chị đại (úy) kia, nếu giữ lại ngành thì đồng nghĩa hạ thấp uy tín ngành CA
Thương Giang
|
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét