Ai mới có thể giúp chặn đứng dịch “dự
án ma - đất nền ảo”?
Cập
nhật lúc 08:36
Thời gian qua, cứ đều đặn sau 1-2 tháng lại xảy ra một vụ
án về “dự án ma, đất nền ảo”. Sau địa ốc Alibaba là Angel Lina, và mới nhất
là vụ án Hoàng Kim Land với giám đốc là Trần Thị Hồng Hạnh (SN 1970, ngụ
TPHCM) bị bắt để điều tra về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Một
dự án "ma" của Hoàng Kim Land được triển khai tại huyện Bình Chánh,
TP.HCM. Ảnh: LDO.
Về chiêu thức, Hoàng Kim Land không có gì khác biệt so với
Angel Lina. Cũng lập dự án “ma” không có thật, rồi lấy pháp nhân công ty
chuyên tư vấn, kinh doanh và đầu tư bất động sản để kí kết các thỏa thuận
chuyển nhượng cho khách hàng, thu về hàng chục tỉ đồng.
Dự án “ma” thì
chỉ có đất nền “ảo” chứ không thể là thật, cho nên những hứa hẹn giao nền đất
cũng theo đó ảo nốt. Khách hàng chờ dài cổ không được nên làm ầm lên, khiếu
nại và đưa vụ việc đến các cơ quan chức năng.
Từ Alibaba đến
Angel Lina, Hoàng Kim Land cho thấy các khách hàng bị mắc bẫy dự án “ma” –
đất nền “ảo” đều xảy ra trong khoảng thời gian khoảng ba năm trở lại đây.
Đó là khoảng
thời gian thị trường căn hộ tại khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận đang hạ
nhiệt vì dần bão hòa, trong khi những dự án đất nền mọc lên như nấm khó kiểm
soát, thậm chí trở thành ma trận về tính pháp lí vì thiếu thông tin, không rõ
ràng…
Dù không nắm rõ
tình trạng pháp lí của các dự án đất nền nhưng người tiêu dùng lại vì mong
muốn đầu tư sinh lợi nhanh và nhiều nên đã mạo hiểm bước vào các dự án đất
nền “ảo” hoặc không đầy đủ thủ tục pháp lí của Alibaba, Angel Lina hay Hoàng
Kim Land.
Theo chị Tr.T,
một môi giới địa ốc tại TP.HCM, trong vòng hai năm trở lại đây các dự án đất
nền hầu hết qui mô nhỏ, lượng bán ra thì ít mà lượng nhà đầu tư quan tâm thì
đông, dẫn đến tình trạng giá không chỉ bị nâng cao mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ
qua bước xác minh tính pháp lí cần thiết trước khi đầu tư.
Đó chính là con
đường dẫn đến hàng ngàn khách hàng của Alibaba, hàng trăm khách hàng của
Angel Lina và Hoàng Kim Land đã sập bẫy lừa đảo.
Luật sư Nguyễn
Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam (VLCAC) –
cho rằng, luật pháp liên quan đến đất đai rất phức tạp tuy nhiên vấn đề mấu
chốt là đất nông nghiệp không được phép chia lô phân nền để chuyển nhượng.
Thế nhưng, không ít người đã không nắm rõ điều này lại ham lãi nhiều nên cứ
lao vào các dự án “ma” – đất nền “ảo” cho nên bị dính bẫy.
Cũng theo luật
sư Hậu, sau khi tiếp nhận các phản ánh và tố cáo của khách hàng, cơ quan điều
tra cũng cần thời gian thu thập chứng cứ và phải làm rõ được các dấu hiệu lừa
đảo của đối tượng thì mới có thể tiến hành khởi tố. Quá trình này cũng mất
một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó có những người nếu
vẫn tiếp tục mua vào các dự án “ma” – đất nền “ảo” thì sẽ khó tránh được bị
sập bẫy.
Theo chị Tr.T,
quan trọng nhất là khách hàng trước khi tiến hành kí hợp đồng góp vốn hay
chuyển nhượng tại các dự án đất nền cần phải tìm hiểu kĩ tính pháp lí của dự
án, thậm chí cần phải xác minh, tìm hiểu thông tin qua các môi giới khác cũng
như chính quyền địa phương nơi dự án triển khai.
Chính
sự tỉnh táo, thận trọng của khách hàng sẽ góp phần tích cực nhất chặn đứng
nạn “dự án ma – đất nền ảo”. Bởi không có người mua thì đối tượng lừa đảo
không thể bán và lừa đảo được.
(Theo Lao Động) THẾ LÂM
|
Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét