Mắt xích đường dây đưa người qua Anh trồng cần sa
Cập nhật lúc 14:58
Đường
dây đưa người Việt đi châu Âu trái phép, mà đích đến cuối cùng là nước Anh
xuất hiện từ hơn chục năm nay tại Can Lộc, Hà Tĩnh với nhiều mắt xích quan
trọng.
Sau nhiều ngày
len lỏi ở các làng quê tại xã Thiên Lộc (Can Lộc), chúng tôi được người đàn
ông tên Dũng (tên nhân vật
được thay đổi) từng có nhiều năm làm nghề trồng
cần sa tại Anh dốc ruột chia sẻ nhiều chuyện "hậu trường" việc đi
Anh "đổi đời".
Anh cũng tiết
lộ đường đi nước bước kín kẽ, bài bản của những "cầu" (kẻ môi giới
đưa người qua châu Âu, qua Anh) và những ngày tháng trồng cần sa vô cùng
nghiệt ngã bên trời Tây.
Anh Dũng kể, ở
Thiên Lộc hiện nay, từ "bé tới lớn", không dưới 10 “cầu” đưa người
vượt biên ra nước ngoài trái phép, là mắt xích đầu tiên, rất quan trọng trong
đường dây.
Những
"cầu" chuyên nghiệp anh Dũng nhớ như in, khá quen mặt với người dân
như Tr, T, P, T.T… và D. (quê gốc Can Lộc, hiện ở Diễn Châu). Dũng tiết lộ
thêm, trong số các môi giới kể trên, có kẻ đã làm "thiết kế" cho em
P.T.Tr.M. (trú tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc) sang Trung Quốc làm giấy tờ
giả đi Pháp rồi vượt biên sang Anh.
Tr.M. mất liên
lạc với gia đình kể từ ngày 23/10, trùng thời điểm xảy ra vụ cảnh sát Anh
phát hiện 39 thi
thể trong thùng xe
container. Gia đình em đã trình báo với chính quyền.
“Một đường dây
có nhiều 'cầu' rải đều nhiều tỉnh thành, từ Việt Nam sang Trung Quốc và các
nước châu Âu. Ông trùm nắm quyền chi phối đường dây thường ở Hà Nội" -
anh Dũng nói.
Anh Dũng cho
hay, một người muốn đi Anh, bước đầu phải đặt vấn đề với “cầu”, kẻ môi giới
này sau đó thông báo với ông trùm điều hành đường dây để điều phối, thiết kế
cách đưa người đi.
Chi phí chuyến xuất ngoại được chuyển về tay ông trùm, còn “cầu”
được chia hoa hồng cho mỗi chuyến qua châu Âu trót lọt. Theo thỏa thuận giữa
hai bên, nếu người đi không đến được đích do bị bắt và trục xuất về nước thì
đường dây môi giới sẽ hoàn lại tiền.
Một chuyến đi
từ Việt Nam sang Anh được chia làm 2 chặng ứng với 2 lần giao dịch tiền bạc.
Chặng thứ nhất từ Việt Nam sang các nước châu Âu như Đức, Pháp… bằng con
đường du lịch. Chặng thứ 2 từ các nước vừa kể trên vượt biên sang Anh. Gần
đây, thêm một đường dây mới được phát hiện, người lao động chọn cách sang
Trung Quốc làm giấy tờ giả rồi vượt biên sang Nga để đến Anh.
Anh Dũng cho
hay, số tiền trả đường dây môi giới ứng với mỗi đường đi khác nhau, thời điểm
hơn chục năm trước để đi từ Việt Nam sang Pháp phải bỏ ra 8.500 USD, hiện nay
đi theo đường dây này giá khoảng 20.000 USD.
Anh V.N. (trú
xã Thiên Lộc) cho biết, năm ngoái anh được một người quen cùng quê giới thiệu
ra Hà Nội gặp môi giới đặt vấn đề đi Đức, giá chuyến đi hết 16.000 USD. Đường
đi từ Việt Nam sang Nga rồi đi đường rừng để tới Đức, tuy nhiên anh bị biên
phòng Nga bắt trục xuất về nước.
Sau khi đến
điểm tập kết tại Pháp, người vượt biên sang Anh có hai lựa chọn, đi đường VIP
an toàn hơn nhưng phải bỏ ra chi phí 10.000 euro, còn chọn đường cỏ mất
khoảng 6.500 ưuro.
“Thông thường
người vượt biên chọn đường VIP, đường này giá đắt hơn nhưng tài xế biết mình
ngồi sau container, khá an toàn vì cảnh sát khó phát hiện. Còn đi đường cỏ rẻ
hơn nhưng dễ bị bắt và cực khổ, khó lọt” - Dũng nói.
Quá trình giao
dịch tiền giữa người đi và đường dây này hết sức kín kẽ. Thông thường, người
đi trước khi lên máy bay phải đặt cọc cho “cầu” một khoản tiền khoảng 2.000
USD.
Sau khi qua đến điểm tập kết tại châu Âu an toàn thì gia đình
người đi chuyển nốt số tiền còn lại cho “cầu”.
Tất cả các giao dịch tiền bạc đều thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam, kể cả khoản tiền dùng để vượt biên sang Anh.
Tiền được chuyển về nước như
thế nào?
Những người
từng vượt biên như Dũng sau khi sang Anh sẽ được đưa về nhiều khu vực khác
nhau. Một bộ phận sang làm nghề chăm sóc cây cần sa, một bộ phận khác làm
nail hoặc phục vụ nhà hàng.
Những người
sang Anh để mưu sinh bằng nghề trồng cần sa phần lớn làm thuê cho người Việt
đã sinh sống lâu ở Anh. Một số khác nhờ người Việt tại Anh đứng ra thuê nhà
rồi mua cần sa về trồng.
Nhóm người
trồng cần sa thuê cho người Việt được trả công theo hình thức chia lợi nhuận
phần trăm. Ông chủ đứng ra thuê nhà, cung cấp cây giống và các thiết bị phục
vụ cho việc chăm bón cây, người làm thuê chỉ việc bỏ công ra chăm bón.
Sau khi thu
hoạch và bán sản phẩm, giữa chủ và người làm thuê ăn chia theo mức thỏa thuận
từ trước, thông thường chủ 70%, người làm thuê nhận được 30%. Tiền chia xong,
người làm thuê có thể nhận tiền mặt bằng bảng Anh, hoặc một lựa chọn khác là
gửi về nhà thông qua người chủ.
Làm thế nào gửi
tiền về Việt Nam?, Dũng cho biết, muốn gửi tiền về Việt Nam phải nhờ ông chủ.
Tiền sẽ không được đưa vào ngân hàng mà người chủ sẽ liên hệ với một người
Việt khác tại Anh để nhờ người này chuyển về nước.
Nguồn tiền về nước nằm trong tay một nhóm người môi giới. Dựa vào
số điện thoại và điện chỉ người gửi tiền cung cấp, nhóm môi giới sẽ đưa tiền
đến tận tay gia đình.
“Muốn gửi tiền
về nhà mình phải bỏ ra một khoản chi phí cho người đi gửi, thỏa thuận thời
điểm đó cứ gửi 1.000 bảng sẽ mất chi phí 60 bảng” - Dũng nói.
Một luật sư ở
Hà Tĩnh cho biết, những người Việt trồng cần sa ở Anh và chuyển số tiền về
nước thông qua một tổ chức môi giới rõ ràng là vi phạm pháp luật.
Nếu nước sở tại
xác định được hành vi trái pháp luật (trồng cần sa) thì số tiền gửi về nước
được xác định hình thành từ phạm tội mà có. Nếu cơ quan sở tại chưa xác định
được hành vi phạm tội thì theo quy định luật pháp Việt Nam, hành vi chuyển
ngoại hối về nước theo con đường bất hợp pháp là vi phạm quy định về quản lý
ngoại hối.
(Theo VietNamNet) Lê Minh
|
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét