Hà
Nội: Công bố hiệu quả làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây bằng 'bảo bối' Nhật
Cập nhật lúc 10:22
Sau gần 6 tháng
khởi công thí điểm, mới đây công ty JVE có báo cáo đánh giá hiệu quả Dự án
thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ
Nano-Bioreactor và đưa ra đề xuất, kiến nghị.
Theo báo cáo đánh giá hiệu quả Dự án thí điểm xử lý một
đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây của công ty JVE, về chỉ số nồng
độ mùi tại khu vực trước xử lý đạt giá trị 999, là giá trị cao nhất trong
phạm vi đo của máy.
Nồng độ mùi thực tế có thể cao hơn giá trị này. Chỉ số nồng độ
mùi tại khu thí điểm chỉ đạt giá trị 5, nồng độ mùi hôi thối giảm từ 999
xuống 5, tức giảm tới 200 lần.
Chỉ
số đo mùi mẫu nước trước và sau thí điểm tại Hồ Tây giảm từ 120 xuống 4.
Về việc phân hủy lớp bùn tầng đáy, công ty JVE cho biết lượng bùn
dưới đáy sông Tô Lịch đã bị phân hủy và giảm rõ rệt trong khu vực xử lý mà
không cần áp dụng các biện pháp nạo vét cơ học.
Khu vực quây tôn xử lý, điểm 25m trong khu quây, độ dày bùn giảm
từ 53cm xuống còn 18cm, giảm 35cm. Điểm 30m, độ dày bùn giảm từ 55cm xuống
còn 20cm, giảm 35cm.
Sự biến đổi bề dày
lớp bùn tầng đáy tại các vị trí đo giữa sông Tô Lịch trước và sau quá trình
thí điểm.
Sự biến đổi bề dày lớp bùn
tầng đáy tại các vị trí đo sát bờ sông trong khu thí điểm tiếp giáp đường
Bưởi so với thời điểm.
Sự biến đổi bề dày lớp bùn
tầng đáy tại khu quây tôn trình diễn xử lý bùn sông Tô Lịch.
Các chỉ tiêu
quan trắc chất lượng nước sau xử lý có 36/36 chỉ tiêu đạt QCVN
08-MT:2015/BTNMT. Trong đó hầu hết các chỉ số đạt tới cột A1 (quy định chất
lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) , một vài chỉ số đạt các cột
A2, B1, B2.
Nồng độ pH=7,0 ổn định đạt trong khoảng cho phép, chỉ tiêu DO
(hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại) sau khi đã cung cấp oxy cho vi sinh vật
hiếu khí hấp thụ và lượng oxy tiêu hao trong quá trình phân hủy bùn hữu cơ
vẫn đạt từ 4,69mg/l, xấp xỉ cột A2 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), là điều kiện rất tốt cho cá, thủy
sinh phát triển tốt.
Chỉ số DO đo trước xử lý (trái) và sau xử lý (phải).
Về chất lượng trầm tích,công ty JVE cho biết, sau quá trình thí
điểm hàm lượng các chỉ tiêu này trong mẫu trầm tích phân tích không có sự
thay đổi nhiều, việc áp dụng công nghệ Nano-Bioreactor không có bất cứ tác
động làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng trầm tích của khu vực thí điểm.
Đặc biệt chỉ số vi khuẩn có hại như Vi khuẩn Coliform giảm từ 55
x 107 MPN/100ml xuống 9 MPN/100ml tức giảm 61.111.111 (hơn 61 triệu lần), đạt
cột A1 quy định ≤2500 MPN/100ml.
Chỉ số E.coli giảm từ 3300 MPN/100ml xuống 3 MPN/100ml tức giảm
1100 lần, đạt cột A1 quy định ≤20 MPN/100ml cho thấy chất lượng nước sau xử
lý bằng công nghệ đảm bảo không có các vi khuẩn có hại cho sức khỏe con
người, không gây ra các bệnh về đường ruột.
Tại buổi thị sát ngày 30/10, TS. Yamamura Tadashi – Chủ tịch Tổ
chức xúc tiến thương mại Nhật Bản công bố kết quả thí nghiệm tại một đoạn
sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, bao gồm 5 kết quả, chất lượng nước tại 2 khu
thí điểm đều đạt hiệu quả theo quy chuẩn Việt Nam 08, mùi hôi thối tại sông
Tô Lịch giảm 200 lần, mùi tanh hôi của Hồ Tây giảm 30 lần.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng với TS.
Yamamura Tadashi - Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản đã có mặt
tại Hồ Tây, thị sát thí điểm làm sạch nước bằng công nghệ Nhật Bản vào ngày
30/10.
Phân hủy vi
khuẩn có hại tại sông Tô Lịch giảm đến 61 triệu lần, còn tại Hồ Tây việc kích
hoạt sinh vật có lợi theo đánh giá của trung tâm điều tra tài nguyên nước
thuộc bộ Tài nguyên và Môi trường, tăng lên 738 lần, tổng vi sinh vật hiếm
khí tăng 47 lần. Bùn hữu cơ tại sông Tô Lịch giảm 91,3 cm – 15cm, cách đầu
đường Hoàng Quốc Việt 50m.
Đánh giá về công nghệ Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ trưởng Tài nguyên và
Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, về mặt công nghệ, ông không nghi ngờ gì bởi
công nghệ đã được Nhật Bản thử nghiệm, thẩm định.
Tuy nhiên quan trọng nhất là công nghệ phải phù hợp với đặc thù
nước sông hồ có nhiều nguồn thải ở Việt Nam và phải phù hợp cả về yếu tố kinh
tế.
Bộ trưởng Hà cho rằng, công nghệ này nên áp dụng các hồ trước,
những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng để tập trung xử lý mùi, chất hữu cơ và
khuẩn gây bệnh.
Với các dòng sông, kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng, có nguồn thải đổ
vào hàng ngày thì vẫn phải tiến hành thu gom nước thải và tiến hành xử lý
nước thải tập trung, tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp.
(Theo Tiền Phong) Duy Phạm
|
Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét