Phó Thủ tướng "truy vấn"
Tổng thầu Trung Quốc trên tàu Cát Linh-Hà Đông: "Các ông hứa bao giờ làm
xong?"
Cập nhật lúc 14:41
Kiểm tra, thị sát dự án đường
sắt Cát Linh - Hà Đông sáng nay 1-10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá
thời gian qua, tiến độ triển khai công trình còn chậm, chưa đáp ứng được yêu
cầu đề ra.
Sáng nay 1-10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm
tra, thị sát một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP Hà Nội.
Cùng đi với Phó Thủ tướng có Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể; Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Nguyễn Đức Chung; và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan.
Trong sáng nay, đoàn đã đi kiểm
tra các dự án đường Vành đai 3 trên cao, đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long; 2 dự
án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội và Cát
Linh-Hà Đông.
Tại dự án đường sắt Cát Linh-Hà
Đông, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá thời gian qua tiến độ triển khai
công trình còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng "truy vấn" với đại diện Tổng
thầu dự án ngay trên tàu
Sau khi thị sát nhà ga, Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã lên tàu đi thử để kiểm tra việc vận hành,
lưu thông trên tuyến. Sau khi gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhân ngày Quốc khánh
Trung Quốc (1-10-1949 - 1-10-2019), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc
trao đổi với ông Đường Hồng, Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, về
tiến độ, chất lượng dự án.
Phó thủ tướng Trịnh Đình
Dũng hỏi đại diện Tổng thầu: "Bao giờ Tổng thầu thực hiện được các
yêu cầu của chủ đầu tư, tư vấn để hoàn thành dự án và đưa vào khai
thác?". Đại diện tổng thầu Trung Quốc trả lời: "Tất cả những hồ sơ
liên quan, những yêu cầu của tư vấn, chúng tôi đều cung cấp để phục vụ đánh
giá dự án. Nếu cần cung cấp hồ sơ, cần giải trình, tài liệu, chúng tôi đều
đáp ứng và đang đợi ý kiến cuối cùng của tư vấn độc lập".
Theo ông Đường Hồng, Cát
Linh-Hà Đông là dự án đầu tiên thực hiện ở Việt Nam, Việt Nam cũng lần đầu
tiên có đường sắt trên cao nên các trình tự trong quá trình thực hiện dự án
còn nhiều vướng mắc, nhiều cái mới mẻ, các bên cũng chưa có kinh nghiệm để
thực hiện.
Ngay sau đó, Phó Thủ tướng cho
rằng: "Quan trọng nhất là phải nghe tư vấn độc lập, họ là tư vấn quốc
tế nên đơn vị thực hiện dự án phải tôn trọng cái chung". Trả lời, ông
Đường Hồng cho hay: "Chúng tôi rất phối hợp, phối hợp toàn diện và chặt
chẽ với đơn vị tư vấn."
Tiếp đó, Phó Thủ tướng nói
thêm: "Vấn đề phải sớm, phải nhanh!". Đại diện Tổng thầu cho
hay việc đánh giá đang gặp một số vướng mắc về đơn vị đánh giá an toàn hệ
thống tàu vào dự án hơi muộn. Theo quy định, đơn vị đánh giá phải vào dự án
ngay từ khi xây dựng dự án, nhưng tư vấn vào dự án năm 2016 và lúc này tất cả
các hạng mục dự án đã cơ bản hoàn thành.
"Khi họ vào dự án và yêu
cầu chúng tôi cung cấp một số hồ sơ, nhưng có những hồ sơ thời gian đã qua
rồi nên hoặc là có hoặc không bổ sung được. Vướng ở đó, chủ yếu là về hồ
sơ" - ông Đường Hồng cho biết.
Cũng theo ông Đường Hồng,
hiện đơn vị tổng thầu cũng rất "sốt ruột". "Chúng tôi ở đây
càng kéo dài thời gian thì lợi nhuận cũng như thành quả càng kém, vì vậy
chúng tôi cũng muốn hoàn thành nhanh để bàn giao, để giảm chi phí cho nhà
thầu. Tổng thầu đã làm nhiều dự án tương tự ở Trung Quốc và đường sắt cao tốc
cũng làm rất nhiều. Thông tin nói nhà thầu chúng tôi không có kinh nghiệm là
không có cơ sở" - Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông nói.
Chốt lại, Phó Thủ tướng đặt
câu hỏi: "Các ông hứa bao giờ làm xong?", Giám đốc Dự án trả lời:
"Bao giờ đưa vào vận hành khai thác chính thức thì không phải do nhà
thầu chúng tôi quyết định mà do chủ đầu tư quyết định".
Về vấn đề này, Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: "Chúng tôi đã chờ đợi kiên trì và
bây giờ đã quá mức kiên trì chờ đợi rồi. Phải nhanh, phải đảm bảo an toàn
tuyệt đối. Muốn vậy thì phải làm, không lý sự nhiều" - Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng kết luận.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nguyễn
Văn Thể thừa nhận so với yêu cầu, dự án trễ 3-4 năm khiến Hà Nội rất tốn kém.
Dự án đã hoàn thành 99% khối lượng công việc, phần còn lại không nhiều, chủ
yếu là khâu dự phòng.
Theo ông Nguyễn Văn Thể, trước
khi dự án vận hành thương mại, các cơ quan phải tập trung vào nhóm công việc
ưu tiên là đảm bảo an toàn; bổ sung biển báo giao thông để khi hệ thống lái
tự động trục trặc thì lái thủ công vận hành kịp thời. Thông số bán vé tự động
ở các ga chưa tương thích nên nhà thầu phải nghiên cứu không để xảy ra ách
tắc. Các bên liên quan cũng phải chứng minh đảm bảo an toàn thiết bị đối với
13 đoàn tàu và hệ thống điều khiển tự động ở các trạm, ga.
"Ngoài công tác nghiệm thu,
chúng tôi còn thuê tư vấn kiểm định độc lập, khi nào an toàn mới chứng nhận.
Không chứng nhận được an toàn hệ thống thì không thể vận hành. Các bên phối
hợp để cố gắng trong 1 đến 1,5 tháng nữa có thể vận hành thương mại từng phần.
Bộ cũng đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh một số cơ chế, chính sách giúp dự án
vận hành sớm" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
|
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét