Sốc: Dầu bẩn đổ vào nước sạch
sông Đà được dùng để... bẫy chuột!
Cập nhật lúc 20:40
Đi tìm nguồn gốc chất dầu thải đổ vào
nguồn nước sông Đà gây ô nhiễm, phóng viên báo Lao Động phát hiện
ra: Chất thải đó từng được người dân trong vùng dùng để ...bẫy
chuột. Sáng ngày 19.10, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ
phần Gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, Phú Thọ) đã xác nhận thông tin nguồn
dầu thải trong vụ việc là của công ty mình.
Nước
sạch Sông Đà nhiễm dầu (ảnh nhỏ) từ nguồn thải của Công ty Cổ phần Gốm sứ
Thanh Hà.
Ngày 18.10, Cơ
quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định giữ người trong trường
hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Chương Đại (25 tuổi, trú huyện Thuận Thành,
Bắc Ninh) và Hoàng Văn Thám (33 tuổi, trú huyện Văn Quan, Lạng Sơn).
Bên cạnh đó,
lực lượng chức năng cũng đang truy bắt Lý Đình Vũ (37 tuổi, ở cùng địa phương
với Đại) để làm rõ hành vi đổ trộm dầu thải ra đầu nguồn gây ô nhiễm nước
nghiêm trọng, khiến hàng vạn gia đình ở Hà Nội lao đao.
Qua đấu tranh
khai thác, bước đầu các đối tượng khai nhận đã lấy chất thải từ Công ty Cổ
phần Gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) đem về Hưng Yên rồi lại chạy lên khu
vực xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) xả trộm, gây
ảnh hưởng đến nguồn nước.
Hoàng
Văn Thám (trái) và Nguyễn Chương Đại. Ảnh: N.H.
Liên quan đến
vấn đề này, sáng 19.10, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Đức
Truyền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà
- xác nhận thông tin nguồn dầu thải trong vụ việc là của công ty mình.
Ông Truyền nói:
"Tôi thực sự rất bất ngờ. Khi biết thông tin trên, tôi lập tức gọi điện
cho bộ phận kho thì được xác nhận đúng là có vụ việc như vậy. Tôi khẳng định
quan điểm của cá nhân và công ty là không ủng hộ việc vi phạm làm ô nhiễm môi
trường".
Nói về nguồn
dầu thải, ông Truyền cho biết, dầu ở đây là loại dầu thải từ máy ép. Một năm
sẽ có khoảng 400 lít dầu thải máy ép bị thải ra như vậy,
"Trước
đây, chúng tôi có sử dụng công nghệ đốt lốp caosu để lấy dầu nung gạch nhưng
đã bỏ nhiều năm. Thời điểm hiện tại, công ty chỉ đốt và sử dụng nguyên
liệu là dầu diesel.
Dầu thải từ quá
trình này hay được nông dân địa phương xin về bẫy chuột nhưng từ khi bỏ
trồng lúa nên chẳng ai sử dụng. Chúng tôi sau đó đã ký với Công ty Môi Trường
Xanh để xử lý chất thải. Nhưng cũng phải tích đủ một khối lượng nhất định thì
Công ty Môi Trường Xanh mới đến chở đi" - ông Truyền thông tin thêm.
Chiếc
xe tải được các đối tượng sử dụng để vận chuyển và đổ trộm dầu thải.
Vị lãnh đạo
công ty cũng cho biết, nội dung vụ việc có thể được diễn giải là một người
làm ở bộ phận kho của Công ty gốm sứ Thanh Hà đã lén lút đem cho (hoặc bán)
số lượng dầu trên cho nhóm Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám.
Sau khi lấy
được dầu, nhóm Đại, Thám đã mang về Hưng Yên để sơ chế, giữ lại những gì có
thể sử dụng được. Lượng dầu cặn từ quá trình này sau đó mới được các nhóm đối
tượng đem xả trộm ở Hòa Bình.
“Lượng dầu cặn
này mà xử lý phải mất tới 3,5 triệu đồng/khối nên tôi nghĩ đây hoàn toàn là
bài toán kinh tế, vì lòng tham của con người thôi. Không có chuyện thuê mướn
để hại nhau đâu...” – ông Nguyễn Đức Truyền cho hay.
Từng bị cư dân phản đối vì gây ô nhiễm
Trước đó, vào tháng 5.2019, người dân tại khu 6 - 7, phường Thanh
Vinh (Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) nhiều lần phản ánh về việc Công ty Cổ
phần Gốm sứ Thanh Hà trong quá trình hoạt động liên tục xả nước thải đen kịt,
ô nhiễm ra “bức tử” môi trường. Ngoài ra, công ty này còn đốt dầu thải khiến
cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn, nhà cửa, cây cối bị bụi bám dày
đặc.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, phía công ty cho biết những phản
ánh của người dân là không đúng sự thật. Đồng thời công ty này cũng khẳng
định có đầy đủ hồ sơ giấy tờ về giấy phép hoạt động, và đánh giá tác động môi
trường.
NHÓM PV Báo Lao Động
|
Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét