Tự xưng “thương
binh” gây náo loạn ở VFF, sự xúc phạm với các thương binh chân chính
Cập nhật lúc 16:21
Việc nhiều người tự xưng là thương binh
gây náo loạn ở trụ sở VFF nhiều lần là sự xúc phạm với hàng vạn thương binh
chân chính.
1. Bác tôi là
thương binh nặng trong trận chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị. Ngày xuất ngũ,
những mảnh đạn của kẻ thù còn găm trong người, thỉnh thoảng lại làm ông lên
cơ co giật đau đớn. Nhưng với ông, được trở về là còn may mắn hơn nhiều những
đồng đội của ông đã mãi mãi nằm lại nơi thành cổ. Hàng năm, ông lại cùng đồng
đội tụ họp, ôn lại những kỷ niệm và cùng nhau vào Thành cổ thắp hương cho
những người đã khuất.
Trong câu chuyện của họ, có đôi lúc,
tôi đã nhìn thấy những giọt nước mắt, những khoảng lặng khi họ nhớ về những
kỷ niệm và đồng đội đã khuất. Và trong câu chuyện của họ cũng xen lẫn niềm tự
hào được là những người lính Cụ Hồ.
Ôn lại kỷ niệm, tôi không thấy họ nói
về những nỗi đau, mất mát do chiến tranh để lại khi mà trong số họ, nhiều
người có hoàn cảnh vô cùng éo le, người thì không sinh được con hoặc có những
người con vô tri vô giác do nhiễm chất độc da cam, người thì ngày đêm bị vết
thương chiến tranh hành hạ như bác tôi…
Câu chuyện của những người lính có khi
dài thâu đêm mà trong đó chỉ thấy hừng hực tinh thần yêu nước, cố gắng làm
việc để tiếp tục sống có ích, để không hổ thẹn với những người đồng đội đã
ngã xuống, xứng đáng là “người lính Cụ Hồ”.
Những suy nghĩ và hành động tích cực
của bác tôi và đồng đội của ông đã truyền cảm hứng cho những người ở thế hệ
chúng tôi có thêm động lực để cố gắng sống có ích và tử tế. Và không chỉ
trong tôi và chắc chắn trong nhiều thế hệ sau này, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ
luôn là hình ảnh đẹp đẽ và đáng trân trọng nhất.
2. Ngày hôm qua,
ở ngay cổng VFF, hàng trăm người tự xưng là “thương binh” đã có những hàng
động quá khích, chửi bới, văng tục, thóa mạ những cảnh sát bảo vệ và nhân
viên VFF chỉ vì…vé xem bóng đá. Không phải chỉ lần này và trong năm nay,
những người tự xưng là thương binh mới có những hành động quá khích, gây mất
trật tự nơi công cộng đến như vậy, mà đã nhiều lần, tình trạng này đã liên
tục xảy ra.
Rồi cũng nhiều lần, những người tự xưng
là thương binh đã có những hành động gây bức xúc trong xã hội khi mà phản ứng
một việc gì đó, họ đã tập trung hàng trăm xe ba gác ở cổng cơ quan công
quyền, gây mất trật tự và làm ách tắc giao thông.
Không bàn đến chuyện vé sẽ được cung
cấp như thế nào hay chính sách đầy đủ hay chưa, nhưng hành động của những
người này thực sự phản cảm, làm ảnh hưởng đến danh dự những thương binh thật
đang ngày đêm vật lộn với nỗi đau thương tật nhưng vẫn cố gắng sống có ích và
tử tế như phẩm chất cao đẹp của người lính.
3. Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp
đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần
dũng cảm của các anh hùng liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn
thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại cho chúng ta”.
Thực hiện tâm nguyện ấy của Người,
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo thực hiện tốt công tác
người có công với cách mạng. Truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trở
thành nét đẹp trong văn hóa của dân tộc ta.
Đảng và Nhà nước ta cũng đã có rất
nhiều chính sách đối với người có công và chính sách này ngày càng được đặc
biệt quan tâm, xã hội hóa sâu rộng. Hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi
người có công từng bước được hoàn thiện.
Tại một cuộc họp với 500 thương binh
mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, với trách nhiệm lớn lao
và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tiếp tục chăm lo chu
đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng đầy đủ và tốt
đẹp hơn. Phấn đấu đế hết năm nay, không còn gia đình chính sách thuộc diện hộ
nghèo, đến năm 2020, đạt 100% gia đình người có công có mức sống cao hơn mức
sống trung bình của nhân dân nơi cư trú, giải quyết căn bản việc xác nhận hồ
sơ tồn đọng xác nhận người có công với cách mạng.
Cũng phải khẳng định, phần lớn gia đình
người có công, trong đó có gia đình thương binh luôn phấn đấu vươn lên bằng ý
chí và nghị lực phi thường, vượt qua nỗi đau để ổn định đời sống, đoàn kết
giúp đỡ nhau, tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước.
Sống trong một đất nước văn minh,
thượng tôn pháp luật, không thể để những người lợi dụng danh xưng thương
binh để làm càn.
Cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên
quan, xử lý nghiêm những người mạo danh, gây rối để giữ gìn môi trường văn
hóa cũng như không làm tổn thương những người thương binh đã không tiếc máu
xương để có cuộc sống tốt đẹp hôm nay./.
An An/VOV.VN
Những
người này hầu hết là giả danh thương binh thôi. Những thương binh chân chính
ít khi họ làm những việc thế này.
Thương Giang
|
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét