07:03
Xăng tăng cao, giảm
thấp do… cơ chế!
19
giờ ngày 18-4, các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối đã đồng loạt giảm giá
xăng.
Petrolimex và
Saigon Petro cùng áp dụng giảm 410 đồng/lít đối với xăng A92, tương đương
23.640 đồng/lít; dầu diesel giảm 100 đồng/lít, còn 21.350 đồng/lít, dầu hỏa
giảm 200 đồng/lít, còn 21.400 đồng/lít. Riêng PV Oil áp dụng mức giảm khác
một chút: Xăng A92 giảm 420 đồng/lít, dầu diesel giảm 100 đồng/lít và giảm
180 đồng/lít với dầu hỏa. Đây là lần thứ hai trong tháng giá xăng dầu trong
nước giảm.
Hai cách tính
giá
Những ngày qua,
giá xăng thành phẩm nhập tại thị trường
Theo Nghị định
84/2009 về quản lý và kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở vẫn phải tính theo chu
kỳ 30 ngày. Trong khi đó, cơ quan quản lý cũng quy định tần suất thay đổi giá
là 10 ngày (10 ngày điều chỉnh giá một lần). Vậy nên, nếu tính 30 ngày qua,
giá xăng thế giới khoảng 115 USD/thùng thì DN chỉ lãi khoảng 900 đồng/lít, kể
cả lợi nhuận định mức. Sau khi trừ 300 đồng/lít lợi nhuận định mức mà DN được
hưởng, nếu DN có phương án giảm giá xăng thì mức giảm đề xuất chỉ có thể xoay
quanh ngưỡng 500-600 đồng/lít, còn tính theo “10 ngày” thì rõ ràng DN xăng
lãi khủng như nêu trên.
Như vậy, hai
cách tính khác nhau tạo hai cách hiểu khác nhau, khiến dư luận vừa qua khó có
được thông tin thống nhất về con số lỗ - lãi của DN. Điều này đặt ra vấn đề:
Có nên gút lại một cách tính?
Tạo cớ nhập
nhèm lỗ - lãi
Theo các chuyên
gia kinh tế, cơ chế tính giá 30 ngày quá lỗi thời và gây ra nhiều bất hợp lý.
TS Nguyễn Minh
Phong phân tích, có hai bất cập trong cơ chế điều hành xăng dầu hiện nay mà
DN muốn thay đổi cũng không được. Thứ nhất, Nhà nước đang “dồn ép” DN thực
hiện hai nhiệm vụ cả kinh doanh thương mại và dự trữ an ninh năng lượng quốc
gia. Cơ chế tính giá 30 ngày sẽ là một vòng “kim cô” của DN và cũng có thể là
cơ hội để DN nhập nhèm giữa lúc lãi và lúc lỗ. Mặt khác, Nghị định 84 chỉ quy
định DN được đề xuất tăng giá mà không tạo ra chế tài để buộc DN phải hạ giá.
Đây là hai bất cập và trở thành bức xúc trong việc quản lý xăng dầu.
Ông Minh Phong
cho rằng nên tách nhiệm vụ dự trữ năng lượng khỏi kinh doanh xăng dầu. Khi đó
sẽ không phải tính theo 30 ngày nữa. Thị trường sẽ tự điều tiết theo giá thế
giới thường xuyên. Còn nếu không thể tính theo giải pháp đó nữa thì phải tiếp
cận đến cách tính giá 10 ngày để bám sát theo giá thị trường thế giới.
Chuyên gia kinh
tế Lê Đăng Doanh phân tích thêm: “Nghị định 84 quy định giá xăng phải tính
bình quân 30 ngày là dựa trên mức độ dự trữ an ninh năng lượng và độ trễ quy
trình nhập xăng dầu. Tôi cho rằng quy định này đến nay đã không còn phù hợp.
Rõ nhất là giá thế giới giảm mạnh nhưng DN lại hoàn toàn có cớ giảm giá nhỏ
giọt”. Vị chuyên gia này cũng đề nghị áp dụng cơ chế tính giá 10 ngày.
Đồng tình quan
điểm này, TS Nguyễn Ngọc Sơn, Trường ĐH Kinh tế-Luật, cho rằng thị trường
biến động tức thời, linh hoạt nên việc dùng cơ chế 30 ngày là quá lâu. Khi DN
lỗ, việc tăng giá xăng cũng không phải dễ mà khi DN lãi, người tiêu dùng chịu
thiệt vì việc hạ giá xăng tương xứng cũng không dễ.
Rõ ràng, với
cách tính giá 30 ngày, dù giá thế giới có giảm mạnh thì giá trong nước cũng
sẽ cứ “bình bình” đi sau. Cần thay đổi cách tính giá để tiệm cận với thị
trường, tránh trường hợp những con số lỗ, lãi “tù mù”, khi DN nêu ra còn thì
người dân khó thông cảm.
Trao đổi với
báo Pháp Luật TP.HCM,
ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, nói rõ: Hiện
DN đang có lãi. Nếu theo cách tính giá 10 ngày thì giá trong nước tiệm cận
với giá thế giới. Tuy nhiên, “Liệu cơ quan quản lý có chấp nhận cơ chế 10
ngày thay đổi giá một lần và một năm có thể có 36 lần thay đổi giá không? Nếu
tính giá 10 ngày thì phải áp dụng cả khi giá tăng và giảm. Năm 2009, không
phải ngẫu nhiên mà Nhà nước phải điều chỉnh cách tính giá lên 30 ngày. Ấy là
do thời điểm đó giá tăng liên tục, DN đề xuất tăng thì cơ quan quản lý không
muốn xem xét, muốn tính theo chu kỳ cả 30 ngày. Rồi đến khi giá thế giới giảm
thì cơ quan quản lý lại muốn thống nhất cách tính giá 10 ngày. Làm như vậy sẽ
rất khó cho DN” - ông Năm nói.
(Theo PL TP. HCM) MAI PHƯƠNG
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét