08:00
Bộ Tài nguyên - Môi
trường muốn giữ quy định thu hồi đất
Một góc cụm công nghiệp Long Định - Long
Cang (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) được thu
hồi cách đây hơn 5 năm, đến nay vẫn là đồng cỏ cho... trâu. Ảnh: Phấn Đấu
Có quá nhiều ý kiến, phân tích về những bất cập
của chế định thu hồi đất...Tuy nhiên, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý
cho Dự luật Đất đai sửa đổi ngày 24.4, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi
trường - Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển - khẳng định: “Yêu cầu quỹ đất cho phát
triển KTXH là tất yếu”.
Thừa nhận thực trạng “việc thực hiện chưa tốt gây khiếu
kiện”, nhưng ông vẫn nói “Chúng ta thấy có nhiều bất cập nhưng không vì thế
mà chuyển hết sang thỏa thuận”.
Không chia lại đất nông nghiệp Đại diện đoàn ĐBQH Thái Bình và đa số cử tri Thái Bình, ông Thường nói “không hiểu nổi” vì sao việc giao đất nông nghiệp phải kéo dài 50, 70 thậm chí 120 năm trong khi đất nông nghiệp “một năm ba vụ”. Khẳng định thời hạn giao đất quá lâu là “không thuyết phục”, ông Thường đề xuất “mức 20 năm là phù hợp” bởi thực tế cho thấy từ năm 1993 đến nay, chuyển nhượng đất đai tập trung vào một số người khiến nhiều nông dân không có đất, còn “nếu kéo dài 70 năm, bằng 1 đời người, sẽ có bao nhiêu người không có đất”. Nhắc lại khẩu hiệu của cuộc Cách mạng Tháng 8, ông Thường đặt câu hỏi: Người cày còn có ruộng hay không? Ông Thường kiến nghị cần có chính sách giao đất cho những người sinh sau năm 1993 như chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi theo ông, thực tế cho thấy nhiều người được giao đất nhưng không sản xuất mà cho người khác thuê, nhiều người khác lại chỉ sử dụng làm nơi thư dãn cuối tuần. Tại sao lại giao như giao với đồng bào dân tộc thiểu số? Ông Thường nói đến một thực tế khác “có những đồng bào của chúng tôi, đi di cư từ những năm 60 đang trở thành thiểu số trong dân tộc thiểu số”. Chủ nhiệm UBKT của QH Nguyễn Văn Giàu cho đây là “vấn đề nhạy cảm”. Nhắc lại Nghị quyết 19 Hội nghị BCH T.Ư lần thứ 6, ông Giàu khẳng định “rõ ràng là không chia lại đất”. Phải tính đến sinh kế ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh một mặt khẳng định đất đai luôn quan trọng, đặc biệt với người nghèo và nhóm yếu thế. Thu hồi mà không tính đến sinh kế sẽ buộc họ quay lại nghèo đói, thất nghiệp. Hải Phòng muốn luật sửa đổi “Yêu cầu bắt buộc lấy ý kiến và sự đồng thuận của người dân khi quy hoạch. Công bố công khai và xử lý phản hồi kịp thời khi có khiếu nại”. Theo ông, việc công khai sẽ hạn chế tình trạng đất “treo”, dự án “treo” “Đảm bảo người dân được quyền sinh sống bình thường chứ không thể “treo” mãi”. Đối với giá đất, đoàn ĐBQH Hải Phòng đề xuất nguyên tắc “đảm bảo khung giá sát với giá thị trường, đảm bảo đồng thuận khi trưng dụng đất nông nghiệp và đảm bảo sinh kế cho người mất đất”. Riêng đối với việc thu hồi đất ở, nhắc lại thực tế các khu tái định cư “rất tồi tệ và không ai chịu trách nhiệm” ông Vinh đề xuất nguyên tắc “Phải đảm bảo họ có chỗ ở mới ổn định ngay sau khi trưng dụng” và đặc biệt là người dân được tham gia vào quá trình trưng dụng. Riêng các khu tái định cư phải hoàn thành và quy định rõ về chất lượng, hạ tầng trước khi trưng dụng. Hải Phòng cũng yêu cầu các quy định về tạo điều kiện đời sống, việc làm, đặc biệt đối với người già, hết tuổi lao động, gia đình chính sách cần phải đưa vào luật. ĐBQH Lê Trọng San cũng nhắc đến thực tế “Ở TPHCM, nhiều trường hợp sinh kế họ bằng buôn thúng bán mẹt với một cái rổ đặt trước cửa”. Ông khẳng định những trường hợp này “Mất đất là mất nghề” và kiến nghị phải có cơ chế dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn đối với những người trong khu vực đất đô thị khi có cơ sở xác định việc thu hồi đất ở ảnh hưởng đến sinh kế của họ.
Tiếp tục thu hồi đất vì mục đích phát triển KTXH Dù bản tổng hợp ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho biết tiếp thu hơn 6,9 triệu ý kiến, nhưng vẫn có tới 79 vấn đề tiếp tục được phát biểu tại hội nghị. Thay mặt tổ biên tập, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển tiếp tục khẳng định “Yêu cầu quỹ đất cho phát triển KTXH là tất yếu”. Thừa nhận thực trạng “việc thực hiện chưa tốt gây khiếu kiện”, Thứ trưởng Hiển hứa “Lần này xác định rõ NN thu hồi để đảm bảo các dự án quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, công cộng”. “Chúng ta thấy có nhiều bất cập nhưng không vì thế mà chuyển hết sang thỏa thuận vì nhiều dự án thỏa thuận ban đầu thì tốt nhưng sau đó giậm chân tại chỗ. Cần có vai trò của NN, trong những trường hợp dự án quan trọng” - ông nói. Những vấn đề “cần được khắc phục” - theo Thứ trưởng Hiển - là quy hoạch sử dụng đất, khi công tác này “hiện là yếu”, “có tình trạng chạy theo nhà đầu tư, thu hồi tràn lan, gây bất bình”. Rồi thì quy hoạch “treo”, hiện đang có vấn đề “chủ yếu do tổ chức thực hiện”. Theo ông Hiển, luật mới quy định dự án đã thu hồi và giao đất sau 3 năm không thực hiện thì hoặc sẽ phải điều chỉnh quy hoạch hoặc chấm dứt. “Cần có chế tài mạnh để đảm bảo người dân trong vùng quy hoạch” - ông nói. Riêng với khung giá đất, dù khẳng định sẽ phải bám thị trường, nhưng ông Hiển cũng khéo léo nhắc đến việc “Các nước chỉ bằng 80%, Hàn Quốc chỉ bằng 60% (giá trị trường)”. Phát biểu có tính chất kết luận, Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu khẳng định “Tư tưởng của UBTVQH, cũng như đồng chí Chủ tịch Quốc hội là luật hóa tối đa các quy định đã áp dụng ổn định hiệu quả trong thực tiễn”. Luật Đất đai sẽ được đưa ra QH tại kỳ họp tháng 5 tới.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét