Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013


 07:40

 "Rồi chúng ta sẽ trở thành bãi thải của nước ngoài"


- Đó là ý kiến của PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, trưởng ban phản biện xã hội của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN về chủ trương của Bộ Xây dựng cho phép được nhập khẩu lốp cao su đã qua sử dụng dùng làm nguyên liệu cho Nhà máy xử lý phế thải.
“Dứt khoát là phải cấm”
PV: Mới đây, Bộ Xây dựng có quyết định đồng ý với chủ trương của Bộ Công thương xin được nhập khẩu lốp cao su đã qua sử dụng dùng làm nguyên liệu cho Nhà máy xử lý phế thải tạo ra nhiên liệu phục vụ sản xuất kính của nhà máy kính nổi Chu Lai. Xin ông cho biết ý kiến xung quanh quyết định này? 

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe:
Nhìn vào quyết định của Bộ Xây dựng thì tôi thấy đó là một quyết định không chính xác. Bởi rõ ràng Bộ không thể nào đảm bảo rằng lốp ô tô phế thải được nhập về đó nó chỉ là lốp ô tô phế thải đã được làm sạch.
Vấn đề ở đây không chỉ là nên hay không nên mà dứt khoát là phải cấm việc nhập khẩu này.
 nhập khẩu, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, cao su, ô tô, phế thải
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, trưởng ban phản biện xã hội của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN (Ảnh: Đại đoàn kết)

PV:Xin ông nói rõ hơn về việc “dứt khoát phải cấm việc nhập khẩu này”?
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe:
Chúng ta có thể quyết định nhập khẩu phế liệu nhưng ai dám chắc chắn rằng trong phế liệu nhập khẩu ấy chỉ đơn thuần là phế liệu mà không có những chất thải khác. Các doanh nghiệp thu mua tái chế phế liệu ở Việt Nam thì nó mới đúng là phế liệu. Phế liệu này sẽ không lẫn những chất thải nguy hại. Nói đơn giản thì chúng ta tự xử lý phế liệu của ta thì được. Lấy ngay như việc xử lý lốp ô tô của ta. Thực tế hiện nay lốp ô tô ở Việt Nam có rất nhiều nguồn cung có, nguồn cầu cần thì việc thu mua để sản xuất là việc nên làm.
Còn về phế liệu nhập khẩu hiện nay ở nước ta còn tồn tại thực tế là rất nhiều đơn hàng phế liệu đã nhập về nước ta ở cảng Hải Phòng. Khi hải quan tiến hành kiểm tra thì trong đó lại chứa đựng rất nhiều loại chất thải khác kể cả chất thải độc hại. Và đến bây giờ thì vẫn nằm chất đống ở cảng Hải Phòng không thể tái xuất cũng không có đơn vị nào đến nhận nữa. Thanh lý thì lại không có đủ kinh phí.
Chưa nói đến việc rò rỉ chất thải ra ngoài môi trường. Cảng Hải Phòng trở thành mồ chôn sống hàng trăm hàng nghìn container phế liệu. Nếu bây giờ Bộ đề nghị được nhập khẩu phế liệu thì bây giờ mời Bộ ra để giải quyết đống phế liệu ở cảng Hải Phòng trước rồi hãy tính đến việc cho nhập tiếp phế liệu mới về.
“Rồi chúng ta sẽ trở thành bãi thải của nước ngoài”
PV:Một trong những vấn đề được đưa ra ở đây là Cty Chu Lai đang gặp nhiều vấn đề khó khăn về nhiên liệu. Do nguồn nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là dầu DO nhưng giá lại cao như vậy đây có thể coi là giải pháp mang tính kinh tế thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe:
Rõ ràng phế liệu có giá rẻ hơn rất nhiều so với dầu DO nhưng cũng phải thấy rằng không thể chắc chắn nước ngoài chỉ bán cho ta phế thải mà không kèm theo cái chất thải khác. Vấn đề nữa cần nhắc đến là trong quá trình tái chế anh có nội bộ hóa không. Tính cả quá trình nội bộ hóa, thêm việc xử lý chất thải ra khỏi phế liệu thì việc nhập khẩu như vậy lại trở thành quá đắt.

nhập khẩu, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, cao su, ô tô, phế thải 
"Cứ thiếu là đi nhập khẩu phế liệu rồi chúng ta sẽ trở thành bãi thải của nước ngoài" (Ảnh báo Hải Quan).
Anh làm gì thì làm chứ không phải cứ thiếu là xin nhập khẩu phế liệu. Bởi trong quá trình tái chế ấy có những nguy hại về môi trường thì họ có xử lý được không?
Hơn nữa, cứ thiếu trong quá trình sản xuất thì từ ngành của anh còn rất nhiều ngành khác nữa cũng sẽ mang tư tưởng cứ thiếu là đi nhập khẩu phế liệu. Như thế rồi chúng ta sẽ trở thành bãi thải của nước ngoài.
(Theo VietNamnet) Hồng Khanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét