08:00
Bộ NN-PTNT "hối thúc"
thực hiện Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A!
Có đầu tư 2 dự án
thủy điện này hay không, Quốc hội sẽ quyết trong tháng 5-2013. Thế nhưng, Bộ
NN-PTNT đang hối thúc Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định, hoàn thiện báo
cáo đánh giá tác động môi trường
Trong
khuôn khổ chuyên đề giám sát thủy điện, ngày 23-4, Ủy ban Khoa học - Công
nghệ và Môi trường của Quốc hội đã làm việc với tỉnh Đồng Nai và các bộ,
ngành liên quan về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Ông Phan Xuân Dũng,
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, cho biết sẽ giám sát 2
dự án này ở 3 nội dung: môi trường (sinh thái, văn hóa, trồng rừng thay
thế…), hiệu quả tổng hợp (sản xuất điện, phục vụ nước tưới tiêu…) và tính
pháp lý, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Ông Trần Văn Tư, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai:
“Đề nghị Quốc hội và Chính phủ không thực hiện 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A” Ảnh: XUÂN HOÀNG
Bộ NN-PTNT: Dự án có căn cứ pháp lý (?!)
Liên
quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của 2 dự án, ông Mai
Thanh Dung, Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài
nguyên-Môi trường (TN-MT), khẳng định 2 dự án sẽ xâm hại đến các tài nguyên
của Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi
trường của Quốc hội (bìa trái), cùng
đoàn đi giám sát thực địa tại nơi dự định xây dựng thủy điện Đồng Nai 6
(xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên - Lâm Đồng) vào chiều 23-4 Ảnh: XUÂN HOÀNG
Trong
khi đó, ĐTM chưa thể hiện các phương án để bảo đảm dòng chảy tối thiểu xuống
hạ lưu cũng như các biện pháp bồi thường thiệt hại, hỗ trợ sinh kế cho cộng
đồng bị ảnh hưởng, đặc biệt là các dân tộc ít người như Châu Mạ, S’tiêng…,
chưa tham vấn cộng đồng đầy đủ, chưa xác định rõ ranh chồng lấn ngập trong
VQG… Cũng theo ông Dung, dự án thủy điện Đồng Nai 5 chưa đề cập chế độ điều
tiết dòng chảy trong khi 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A phụ thuộc rất lớn
vào Đồng Nai 5. Vả lại, nếu không xây dựng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
thì dòng chảy hạ lưu cũng đã bị ảnh hưởng.
Trong
khi đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT, ông Võ Đại Hải,
cho rằng căn cứ pháp lý của 2 dự án là nằm trong quy hoạch điện 7 đã được Thủ
tướng phê duyệt. Ngoài ra, trong quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG
Cát Tiên giai đoạn 2010-2020 do Bộ NN-PTNT phê duyệt cũng đã tính đến 2 dự án
này.
Bộ
NN-PTNT cũng đã tổ chức 2 chuyến khảo sát khu vực thực hiện dự án, đích thân
Bộ trưởng Cao Đức Phát tham gia, kết quả cho thấy 25% là rừng nghèo; còn lại
rừng lồ ô, cây bụi chiếm 51%. Ông Hải khẳng định quan điểm của Bộ NN-PTNT là
2 dự án mặc dù có ảnh hưởng nhưng vẫn bảo đảm các mục tiêu cơ bản của VQG Cát
Tiên. Vì thế, đề nghị Bộ TN-MT thẩm định, hoàn thiện ĐTM càng sớm càng tốt và
khi cho phép chủ đầu tư xây dựng cần phải trồng lại rừng mới.
Tuy nhiên, theo
tài liệu chúng tôi thu thập được, trong Thông tư 34 quy định tiêu chí xác
định và phân loại rừng, cũng do chính Bộ NN-PTNT ban hành năm 2009, khái niệm
rừng giàu, rừng nghèo được tạm tính theo trữ lượng và dành cho cả loại rừng
gỗ và rừng tre nứa, lồ ô; không có quy định nào xếp lồ ô, tre nứa vào dạng
rừng nghèo.
Bộ VH-TT-DL không hay biết
Ông
Võ Văn Chánh, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, cho rằng trước mắt có thể
thấy một mất mát không thể bù đắp là sự xuất hiện của 2 đập thủy điện sẽ trực
tiếp chia cắt đường di cư của một số loài sinh vật. Ông Chánh phản biện: “Hệ
sinh thái có sự cộng dồn, không thể tách ra để nói rằng tác động ít. Chính
chủ đầu tư trong ĐTM cũng cho rằng vì thời gian ngắn chưa thể khảo sát
hết đa dạng sinh học, việc chưa khảo sát hết mà đã triển khai là không chấp
nhận được”.
Cũng
theo ông Chánh, người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, đã sinh sống ở
đây lâu đời, việc xây dựng 2 dự án không phù hợp với văn hóa khu vực. Vì vậy,
không thể có hiệu quả “phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực” như lời của
chủ đầu tư.
Giám đốc Sở Văn
hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Đồng Nai, TS Nguyễn Văn Long, cho
biết sở đã có văn bản hỏi ý kiến Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) và được
biết đến thời điểm này, cục chưa nhận được bất cứ văn bản nào liên quan đến 2
dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Dẫu vậy, Cục Di sản văn hóa khẳng định VQG
Cát Tiên là di sản văn hóa đặc biệt đã được Chính phủ công nhận cho nên phải
tuân thủ đúng Luật Di sản.
Theo TS Long,
Đồng Nai là dòng sông nội sinh (bắt nguồn và kết thúc trong nước) duy nhất ở
Việt Nam, các khu rừng trong lưu vực cũng mang bản sắc văn hóa, đa dạng sinh
học của lưu vực, nếu phá đi để trồng lại rừng mới thì sẽ không còn ý nghĩa.
Bà Phan Thị Mỹ
Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết từ những năm 1990, Đồng Nai
đã mạnh dạn không cho khai thác rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và trồng thêm
rừng. Và để bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bền vững môi trường, tỉnh
đã tạm ngưng thực hiện các dự án thủy điện nhỏ, kể cả các thủy điện đã được
phê duyệt điều chỉnh trong bậc thang thủy điện Đồng Nai 8.
Vùng kinh tế trọng điểm gánh trọn hậu quả!
“Tổng
sản lượng điện của 2 dự án chỉ chiếm 0,3% sản lượng điện toàn quốc là không
đáng kể và không đáng để đánh đổi 370 ha rừng đầu nguồn sông Đồng Nai, đặc
biệt là 137 ha khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, làm ảnh hưởng quá trình
công nhận di sản thiên nhiên thế giới của VQG Cát Tiên” - ông Trương Văn Vở,
Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nêu quan điểm.
Ông
Trần Văn Tư, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cũng quyết liệt:
“Sông Đồng Nai cung cấp nước và một số nguồn lợi khác cho hơn 20 triệu dân
trong lưu vực. Nếu rừng đầu nguồn cứ liên tục bị chặt phá thì sẽ đến một lúc
nào đó chẳng còn nguồn nước. Có thể 3 tỉnh thượng nguồn Bình Phước, Đắk Nông
và Lâm Đồng được nhiều hơn mất nhưng vùng kinh tế trọng điểm Đồng Nai - Bình
Dương - TPHCM ở hạ lưu chưa thấy được gì mà sẽ mất rất nhiều. Do đó, tôi đề
nghị Quốc hội và Chính phủ không thực hiện 2 dự án này”.
Kết thúc buổi
làm việc, ông Phan Xuân Dũng cho rằng tính kinh tế của các dự án thủy điện
không chỉ ở việc đầu tư các nhà máy mà còn rất nhiều vấn đề liên đới khác:
môi trường, xã hội… Vì vậy, đề nghị chủ đầu tư cần tính toán lại hiệu quả
kinh tế của 2 dự án. “Các đại biểu nên tìm đọc cuốn sách Lời thú tội của một
sát thủ kinh tế - cuốn sách của Jonh Perkins viết về việc các công ty
của Mỹ đầu tư vào thủy điện khắp thế giới - để có cái nhìn toàn diện về thủy
điện” - ông Dũng gửi gắm đến đoàn thay cho lời kết.
Chiều
cùng ngày, đoàn làm việc cũng đã khảo sát vị trí dự kiến xây dựng thủy điện
Đồng Nai 6. Hôm nay, 24-4, đoàn sẽ tiếp tục khảo sát vị trí dự kiến xây dựng
thủy điện Đồng Nai 6A.
(Theo NLĐO) THU SƯƠNG - XUÂN HOÀNG
Nhân sự kiện công trình thủy điện
này, chúng ta thử nhìn sang nước bạn Lào và nhớ tới một công trình thủy điện
lẽ ra đã được xây dựng, đó là nhà máy thủy điện Xayaburi trên sông Mê Công.
Theo ý kiến của Việt
Thương
Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét