10:45
Quan hệ
thân hữu ép chết doanh nghiệp yếu thế
(ĐVO) - Chính sách quan hệ thân hữu
đang được ‘tận dụng’ tối đa. Tức là doanh nghiệp nào đút lót, thân quen với
các quan chức sẽ được ‘nhắm mắt’ cho nhận dự án, cho vay tín dụng còn không
thì gặp muôn vàn sự khó.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương nói thẳng về nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp Việt
ngày càng teo tóp, quy mô có xu hướng nhỏ đi. Đặc biệt số doanh nghiệp phá
sản thời gian qua tăng chóng mặt.
Môi trường kinh doanh đang xấu đi rất
nhiều
PV:- Thưa Tiến sĩ, Báo cáo thường niên 2012
do Phòng thương mại Việt Nam (VCCI) vừa công bố có dẫn các đánh giá về môi
trường kinh doanh của Việt Nam trong đó nhận định của các doanh nghiệp châu
Âu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục giảm sút, xuống mức kỷ lục,
chỉ còn 45 điểm, dưới mức trung bình. Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam
đã đưa ra 19 khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam để cải thiện môi trường kinh
doanh, trong đó có nhắc đến vai trò của cơ quan Nhà nước và sở hữu trí tuệ…
Theo ông điều này có liên quan tới việc con số phá sản doanh nghiệp tăng
chóng mặt và nhiều doanh nghiệp xóa tên trên thị trường?
TS Lê Đăng Doanh: - Tôi nghĩ rằng cần phải nhìn câu
chuyện này ở hai khía cạnh. Thứ nhất việc các doanh nghiệp không phát triển
lên được là hệ quả của việc bản thân các doanh nghiệp đó thiếu một chiến lược
thích hợp. Bởi trong tình hình khó khăn vẫn có một số ít doanh nghiệp vẫn có
thể lớn lên được.
Song quan trọng hơn vẫn là do chính sách bất bình đẳng.
Nhà nước ưu tiên doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công ty... Quan hệ
thân hữu đang được ‘tận dụng’ tối đa. Tức là doanh nghiệp nào đút lót, thân
quen... sẽ được ‘nhắm mắt’ cho nhận dự án, được vay nhiều vốn…
Những doanh nghiệp này sẽ giàu lên rất nhanh nhờ khai thác
tài nguyên, đốn rừng, khai thác mỏ, ăn chênh lệch giá đất…
Sự giàu lên ấy mà không có tài, không có năng lực cạnh
tranh, không có khoa học công nghệ, không đầu tư cho lực lượng lao động sẽ
không cạnh tranh được với thị trường thế giới.
Khi hội nhập, lẽ ra doanh nghiệp phải lớn mạnh lên mới
cạnh tranh được, không có điều này thì rất nghiêm trọng.
Nếu không có sự cải cách, không nhận ra vấn đề để thay đổi
chính sách sẽ không thể thay đổi được tình hình và các doanh nghiệp Việt
Tôi nghĩ rằng điều này cần phải báo động, cảnh tỉnh tới
các nhà hoạch định chính sách vì môi trường kinh doanh tại Việt
PV: - Ông
có thể đưa ví dụ để minh chứng cho cái gọi là môi trường bị xấu đi nhiều?
TS Lê Đăng Doanh: - Tôi xin đơn cử giấy phép con nay đã
“tái xuất giang hồ” nhiều hơn xưa. Các giấy phép này đang tác động đến sức
tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân.
Quan trọng hơn là giấy phép con nay đã chui thẳng vào
luật, pháp lệnh chứ không chỉ ở văn bản cấp bộ ngành như trước, nên muốn sửa
thì phải trình Quốc hội.
Thêm nữa, Luật doanh nghiệp dù đã giúp số doanh nghiệp
tăng lên rất nhanh nhưng ‘một con én không làm được mùa xuân’ vì nó chỉ giúp
tạo ra doanh nghiệp nhưng nó có lớn được, có phát triển được hay không thì
phải cần những cái khác.
Các hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế,
thậm chí không thể đến được với họ. Có thể nêu một câu chuyện buồn trong cuộc
làm việc của Bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ Nguyễn Quân với doanh nghiệp
khoa học công nghệ mới đây: đã có doanh nghiệp đứng lên xin thôi ưu đãi miễn
thuế dù rằng họ là đối tượng doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn thuế.
Lý do là vì số tiền chạy đút lót để được miễn thuế cũng gần bằng tiền thuế mà
mất quá nhiều thời gian.
Cơ hội cay đắng để DN tự tái cấu trúc
PV: - Nghĩa
là sự ‘chết lả’ của các doanh nghiệp là do thị trường tự đào thải đúng không,
thưa tiến sĩ?
TS Lê Đăng Doanh: - Có một số doanh nghiệp là như vậy.
Các doanh nghiệp này trước đây dựa quá nhiều vào tín dụng. Khi tín dụng lãi
suất tăng cao, thắt chặt lại thì các doanh nghiệp chết theo.
PV: - Liệu
đây có phải là sự thanh lọc tự nhiên đang phù hợp với công cuộc tái cấu trúc
của chúng ta không, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: - Không. Tái cấu trúc là đòi hỏi doanh
nghiệp phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tự xem xét lại mình. Còn ở đây
doanh nghiệp chết là vì những sai lầm trước đó. Họ đã đầu tư vào bất động sản
để giàu nhanh, đầu tư vào chứng khoán để qua đêm trở thành tỷ phú, vay nhiều
quá… là hệ quả cần phải rút ra bài học sai lầm trước.
Trong kinh tế học người ta gọi ‘phá sản là sự tàn phá sáng
tạo’ là như vậy. Nên coi đó là cơ hội đắng cay để cho các doanh nghiệp rút ra
được bài học và tự tái cấu trúc lại mình.
PV: - Các
nhà hoạch định chính sách nên nhìn câu chuyện này như thế nào, thưa Tiến sĩ?
TS Lê Đăng Doanh: - Các nhà hoạch định chính sách cần
phải thấy đây là bài học đắng cay trong việc ngăn chặn việc tạo ra chính sách
tư hữu, làm bóp méo nền kinh tế thị trường và làm hư hỏng nền kinh tế. Chính
sách đó cũng làm cho nền kinh tế thất thoát rất nhiều. Các dự án trao cho tư
hữu rất dễ bị ‘ăn cắp’ và không bảo đảm chất lượng.
Phải thay đổi động lực, bởi nếu cứ để tình trạng người nào
thân hữu sẽ giàu lên thì nền kinh tế sẽ không thể phát triển được.
Nếu cứ tiếp tục như thế này thì sẽ còn nhiều con đường vừa
làm xong đã hỏng và công trình bị rút ruột cùng với sự giàu lên của những
‘ông chủ’ không thực sự có tài năng và không giúp được cho thị trường.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!
Bích Ngọc (thực hiện)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét