09:05
Giải mã chủ nghĩa kỳ thị dân tộc ở Trung Quốc
Đằng sau các từ ngữ hoa mỹ như “hữu
hảo”…tiềm ẩn quan niệm phân biệt chủng tộc thâm căn cố đế của không ít người
Trung Quốc. Không phải người Trung Quốc nào cũng thế.
Tôi đã từng
sống ở Trung Quốc nhiều năm, sau này cũng có nhiều lần sang Trung Quốc và thường
xuyên đọc sách báo của họ, học tập họ. Tôi thấy họ là một dân tộc văn minh,
sáng tạo, khách khí, giữ lễ nghĩa, thích làm “hảo hán”. Nhiều bạn Trung Quốc
mà tôi gần gụi có tình cảm rất tốt đẹp, nhường cơm sẻ áo. Nhưng không ít cá
nhân của họ nhiều khi phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước, cho nên thái độ
của họ có thể thay đối 180 độ, khó lường trước được.
Trước các tham
vọng của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của ta, ta cần biết hiện nay
trong thâm tâm họ nghĩ gì về người Việt và các dân tộc xung quanh trong bối
cảnh thông tin bị nhiễu để khỏi bị ngộ nhận.
Từ những năm
1990 khi tôi sang Trung Quốc sưu tầm tư liệu để viết các sách giáo khoa trung
học Việt Nam, tôi có được một cuốn sách Ngữ văn lớp sáu, trong đó có bài Việt
Nam tiểu bá, dạy cho học sinh lớp sáu của họ nào là Việt Nam có tham vọng
lãnh thổ, xưa đã từng thôn tính Chân Lạp và nay có tham vọng thành lập liên
bang Đông Dương, nào là xưng hùng xưng bá đối với các nước Đông Nam Á. Một
bài tập đọc ngắn nhưng đã xuyên tạc Việt Nam và có ý dạy cho thế hệ trẻ Trung
Quốc thái độ bài Việt.
Gần đây vào
mạng, tôi thấy người Trung Quốc rất tự hào với quan điểm sặc mùi tự kỉ trung
tâm luận và kì thị chủng tộc cổ lỗ sĩ là phân biệt “Hoa Di” (Hoa Di chi
biện), trong đó Trung Quốc được xem là trung tâm của thiên hạ, các dân tộc
xung quanh bị miệt thị là “tứ di”. Tứ Di ấy gồm: Đông Di là Nhật Bản, Triều
Tiên, Di châu; Bắc Địch gồm Hung Nô, Tiên Tỳ, Khiết Đan, Mông Cổ; Nam Man là
An Nam; Tây Nhung là các tộc người phía Tây Hoa Hạ. Một quan điểm từ thời cổ
đại mà theo nhãn quan văn hóa hiện đại, theo hiến chương Liên hiệp quốc thì
đã phải vứt vào sọt rác từ lâu rồi, thế mà nhiều người đang ra sức làm sống
dậy.
Trong sách
Thượng Thư (trong thiên Đại Vũ mô) cho biết, thời vua Vũ trị thủy, người Hoa
đã gọi các tộc xung quanh là “tứ di”, tứ Di là các dân tộc man di, mọi rợ, ở
xung quanh Hoa Hạ, không có văn hóa. Sách Lễ kí thiên Vương chế nói rõ hơn:
“Đông gọi là Di, Tây gọi là
”Đời Minh Lữ
Lưu Lương viết sách nói: “Sự phân biệt Hoa Di không giống như phân biệt quân
thần, bởi vì quan hệ người Hoa đối với người Di giống như quan hệ con người
đối với cầm thú, đồ vật, đó mới là ý nghĩa quan trọng nhất.” Các tư tưởng ấy
làm chạm nọc vua nhà Thanh, bởi tộc của họ là người Mãn Châu, vốn bị người
Hoa gọi một cách khinh thị là Di Địch. Vua Ung Chính đã dõng dạc bác bỏ như
sau: “Kể từ khi Trung Hoa nhất thống, không thể tỏa ra xa rộng, có người
không theo văn hóa Trung Quốc bèn mắng họ là Di Địch. Như bản triều ta là Mãn
Châu, Mãn Châu là tịch quán của Trung Quốc, theo đó thì Thuấn là người Đông
Di, Văn Vương là người Tây Di, điều đó có tổn hại gì cho thánh đức đâu?”. Ung
Chính đã xóa bỏ phân biệt Hoa Di và gọi các vị tổ của Trung Quốc là Di Địch
mà người Trung Quốc ai dám hé răng?
“Tôn Hoa
nhương Di” là tư tưởng lấy lễ nghi văn hóa Trung Quốc làm tiêu chuẩn phân
biệt Trung Quốc với tộc người không phải Trung Quốc, đồng thời do tư tưởng
độc tôn dân tộc mình, họ khinh bỉ các dân tộc khác do không có văn hóa lễ
nghi của họ. Đó cũng là nền tảng để người Trung Quốc xâm lược các nước xung
quanh, hủy diệt văn hóa của họ, mà tiêu biểu là lối cướp bóc hủy diệt các
thành quả và di vật văn hóa Đai Việt của Vua nhà Minh.
Đó là sản phẩm
tư tưởng lạc hậu của người Trung Quốc vào thời họ chưa có quan niệm về thế
giới, chưa có khái niệm nhân loại, chưa hiểu về cộng đồng các dân tộc trên
thế giới, chưa biết đến sự đa dạng văn hóa của các tộc người trong nhân loại.
Dân tộc không có văn hóa Trung Quốc không có nghĩa là không có văn hóa. Văn
hóa riêng của họ cũng có giá trị bình đẳng.
Điều quái gở là
hôm nay không ít người Trung Quốc hết sức khoái thú với sự phân biệt Hoa Di
đó. Họ chủ trương cần phát huy sự phân biệt kia để phát triển văn hóa Trung
Hoa. Các từ điển mở Wikipedia, các trang khác như Hỗ Động, Bách Khoa, Đậu
bạn, Bách độ…đều có mục “Phân biệt Hoa Di”, trong đó biện hộ tư tưởng đó
không phải là kì thị chủng tộc, mà chỉ là lấy tiêu chí văn hóa phát triển cao
để phân biệt các dân tộc mà thôi.
Tất cả các nhà
khoa học của Trung Quốc tham gia các trang ấy, buồn thay, không ai thấy rằng
văn hóa các dân tộc đều độc đáo, mà độc đáo thì không so hơn thua được, đều
bình đẳng, thì việc lấy văn hóa của mình làm tiêu chí để đánh gía các dân tộc
khác thấp hơn là không có cơ sở. Áo mũ, lễ nghĩa chưa phải là thước đo văn
minh. Trong thực tế lịch sử Trung Hoa, ngược lại, ta thấy có sự thật là người
Trung Hoa có nhiều khi không phân biệt được Hoa Di như họ tưởng.
Chẳng phải
trong lịch sử Trung Quốc đời nhà Đường người Hoa rất say mê văn hóa của người
Hồ (Bắc Địch), từ hồ cầm, hồ cà (nhạc cụ), hồ địch (sáo), hồ nhạc, hồ vũ, hồ
phục (trang phục), hồ mã (ngựa hồ), hồ phạn (ẩm thực người hồ),…đều là các
thứ được người Hoa, kể cả vua chúa, quyền quý yêu chuộng tiếp nhận đó sao?
Vua Hán Linh đế cũng say mê văn hóa người Hồ, đâu có phân biệt Hoa Di? Đến
thời Nguyên người Hoa bị người Mông Cổ là Bắc Địch thống trị mấy trăm năm, tự
biến thành Bắc Địch, đâu còn Hoa nữa.
Họ không thấy
đến thời Mãn Thanh, cả dân tộc Hoa đều phải cạo đầu, dóc tóc như người Mãn,
ăn vận theo trang phục người Mãn, đâu còn trang phục Trung Hoa, cả một dân
tộc có văn hóa riêng, thoắt cái biến thành Di tất cả trong mấy trăm năm trời
thì còn phân biệt Hoa Di mà làm gì? Các biển hiệu treo trong Cố cung trên ghi
chữ Mãn, dưới ghi chữ Hán thì đâu có phân biệt Hoa Di? Cả Cố cung cũng có trí
tuệ của kiến trúc sư Đại Việt, làm sao phân biệt Hoa Di? Thời cận đại cả dân
tộc Trung Hoa lại sang học Đông Di tức là nước Nhật Bản, đất nước đi tiên
phong trong việc học tập văn hóa phương Tây để phát triển thành một cường
quốc châu Á.
Muốn tiếp thu
phương Tây thì trước hết phải dịch từ ngữ, mà lúc đầu người Trung Quốc dịch
đều thất bại, hầu hết các từ thông dụng hiện đại của tiếng Hán đều vay mượn
từ dịch của Nhật Bản cả. Trong tiếng Hán hiện đâu có thấy phân biệt Hoa Di?
Lúc này Trung Quốc biến thành Di rồi, mà Nhật Bản là Nhật Bản. Đến thời Ngũ
Tứ năm 1919, người Trung Quốc đã giác ngộ, tự thấy mình là Di trong mắt người
phương Tây, Nhật Bản. Hình tượng AQ chính là hình tượng người Di trong con
mắt người hiện đại. Họ nêu khẩu hiệu “đạp đổ cửa hàng họ Khổng” tức là tinh
hoa văn hóa của Hoa Hạ, để hoàn toàn Âu hóa.
Đến thời Mao họ
lại vứt Khổng đi, tôn sùng Mác - Lê, một thứ Tây Di hiện đại. Phải nói ngay
rằng, chính sự giao lưu, cộng sinh văn hóa giữa các dân tộc đó đã tạo thành
bản sắc văn hóa Trung Hoa phong phú. Còn ngày nay thì đất nước Trung Quốc
tràn ngập mọi thứ văn minh phương Tây, làm gì có Hoa Di chi biệt nữa? Nếu chỉ
phân biệt Hoa Di theo các tư tưởng cổ lỗ ngày xưa thì nay đâu có văn hóa
Trung Quốc hiện đại? Thế mà họ vẫn đề xướng “Hoa Di chi biệt” thì thật quái
gở. Chẳng lẽ họ không biết phân biệt Hoa Di là tự tách mình ra khỏi nhân
loại, khỏi thế giới, khỏi luật pháp quốc tế? Chẳng lẽ họ không biết như thế
là chống lại sự bình đẳng về văn hóa của các dân tộc? Hay là sự phân biệt Hoa
Di là ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa được ai đó lợi dụng phất lên nhằm làm lu mờ
khát vọng dân chủ và yêu cầu tôn trọng quyền con người trong nước họ?
Họ đã từng nhục
nhã khi thấy Vườn hoa Hoàng Phố thuộc tô giới Anh ở thành phố Thượng Hải có
treo tấm bảng đề tám chữ “Người Hoa và chó không được ra vào” (Hoa nhân dữ
khuyển bất đắc xuất nhập), thế mà bây giờ họ quên ráo. Họ lại tự hào truyền
thống ông cha xưa, coi phân biệt Hoa Di là tư tưởng cốt lõi để tôn vinh dân
tộc Hoa và hạ nhục dân tộc khác. Mới đây một cửa hàng ăn nhanh ở Bắc Kinh
treo biển “Không tiếp người Nhật Bản,
Chính người Hoa
cũng nhiều người hiểu rằng, người Anh khi treo cái biển cấm chó và người Hoa
kia là có lý của họ. Vườn hoa thuộc tô giới, là nhượng địa, người Trung Quốc
không có quyền vào, tuy nhiên nhiều người không biết cứ vào cho nên đề cấm.
Lại nữa, người Hoa vào, theo thói quen, nhổ bậy, tiểu bậy, ị bậy làm ô uế,
nên phải cấm. Chó Trung Quốc là thứ chó nuôi thả rông, chúng cũng vô đái bậy,
ị bậy, không như chó cảnh của mấy ông Tây bà đầm.
Còn cái biển đề
của nhà hàng kia không có ý nghĩa gì ngoài cái nghĩa kì thị dân tộc. Nhà hàng
là nơi chào đón người tứ xứ, nhất là khách du lịch, việc gì mà cấm người này,
người nọ. Trên thực tế tôi cũng không thấy họ cấm chó, bởi trong cửa hàng
Trung Quốc, người ta nuôi chó để làm vệ sinh. Như thế càng rõ họ chỉ có ý làm
nhục các nước tranh chấp lãnh thổ của họ. Vấn đề lãnh thổ là chuyện khác,
chuyện pháp lí, không phải chyên yêu ghét. Thế mà người Trung Quốc cứ ra vào
nhà hàng như không, hình như không thấy ai phản ứng sự kì thị chủng tộc công
khai thách thức đó. Cũng có thể có người không tán thành, mà không dám nói,
sợ đám kì thị kia làm khó, cho nên ngậm miệng. Đó là sự trỗi dậy, hiện nguyên
hình khía cạnh văn hóa thấp kém của Trung Hoa hàng nghìn năm nay, tự lột cái
mặt nạ tư tưởng kì thị dân tộc trước mắt nhân dân thế giới.
Tóm lại phân
biệt Hoa Di là sản phẩm của thời Trung Quốc còn lạc hậu, và trong suốt lịch
sử Trung Quốc tự bản thân họ cũng đã nhiều lần hòa trộn với Di, thậm chí biến
thành Di trong mắt các nền văn minh khác. Không hề có Hoa Di chi biệt như họ
ảo tưởng.
Chúng tôi yêu
quý, trân trọng văn hóa sâu rộng, phong phú của người Trung Hoa, sự giao lưu
văn hóa của hai dân tộc Hoa - Việt đã làm cho văn hóa Việt
Theo GS Trần Đình Sử
Văn Hóa Nghệ An |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét