23:51
Sử dụng lãng phí nhà, đất công sản:
Thất thoát nguồn lực khổng lồ
Tại hội thảo lấy ý kiến đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2012 do Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 23.3 tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã đưa ra một con số giật mình: Chỉ riêng xử lý, sắp xếp lại có 0,5% quỹ đất đang được giao cho các cơ quan hành chính, TCty nhà nước quản lý, số tiền thu được đã lên tới hơn 24.000 tỉ đồng.
Điều này cho thấy một nguồn lực tài chính khổng lồ nằm trong tay khối này đang bị thất thoát lớn.
Thuê đất vàng giá bèo
Theo Cục Quản lý công sản, hiện phần lớn tài sản nhà nước là nhà, đất tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tập đoàn, TCty nhà nước đang quản lý đều có chung một đặc điểm là diện tích lớn; vị trí đắc địa; có giá trị thương mại cao và đây là khối tài sản có giá trị lớn, chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản quốc gia. Đến nay, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước và cơ sở hoạt động có diện tích lên tới 1,5 tỉ mét vuông với tổng giá trị trên 600 nghìn tỉ đồng. Riêng đối với các tập đoàn, TCty nhà nước hiện nay đang quản lý, sử dụng khoảng 155 triệu mét vuông đất.
Theo Cục Quản lý công sản, hiện phần lớn tài sản nhà nước là nhà, đất tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tập đoàn, TCty nhà nước đang quản lý đều có chung một đặc điểm là diện tích lớn; vị trí đắc địa; có giá trị thương mại cao và đây là khối tài sản có giá trị lớn, chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản quốc gia. Đến nay, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước và cơ sở hoạt động có diện tích lên tới 1,5 tỉ mét vuông với tổng giá trị trên 600 nghìn tỉ đồng. Riêng đối với các tập đoàn, TCty nhà nước hiện nay đang quản lý, sử dụng khoảng 155 triệu mét vuông đất.
Tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều thành phố lớn, một bộ phận đất đai, trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã bị sử dụng lãng phí, sai mục đích cho thuê, cho mượn, bố trí làm nhà ở, sử dụng để kinh doanh, dịch vụ sai mục đích được giao, thậm chí bỏ trống khai thác chưa hiệu quả... dẫn đến thất thoát nghiêm trọng tài sản nhà nước.
Tại hội thảo, ông Phạm Đình Cường - Cục trưởng Cục Quản lý công sản - cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là tiền thuê đất quá thấp. Theo số liệu của hệ thống thuế, thu từ thuê đất trong năm 2010 là 3.000 tỉ đồng, nếu chia số này cho khoảng 200.000 DN thuê đất, thì mỗi DN đóng bình quân là 1,5 tỉ đồng/năm. Nếu tính theo diện tích trên một mét vuông thì bình quân, cả nước chỉ thu tiền thuê đất là 2.316 đồng/m2. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều DN còn đang đóng mức thấp hơn cả mức này, chỉ từ 800 - 1.000 đồng/m2!
Cũng theo ông Phạm Đình Cường, việc chính sách trong giai đoạn vừa qua quá “nghiêng” về ưu đãi đầu tư và ưu đãi sản xuất để thu hút đầu tư cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. “Việc ưu đãi là tốt nhưng quá nhiều và kéo dài gây bất hợp lý và làm “méo mó” thị trường. Đất thuê của Nhà nước thì rất rẻ nhưng đất mặt bằng thuê của tư nhân lại rất đắt. Bản thân chi phí sản phẩm phải chịu chi phí thuê đất cao hơn làm cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đây là một hậu quả xấu và làm thất thoát một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, không đảm bảo tính minh bạch của thị trường” - ông Cường nói.
Kết quả đạt được:Muối bỏ bể!
Theo số liệu do Cục Quản lý công sản cung cấp, nếu nhìn vào hiện trạng sử dụng nhà đất, đặc biệt tại TPHCM và Hà Nội, có thể thấy trong khi diện tích đất thuộc diện phải xử lý, sắp xếp lại lên tới hơn 2,1 tỉ mét vuông thì diện tích được giữ lại để DN và các tổ chức tiếp tục sử dụng lên tới hơn 2 tỉ mét vuông; diện tích thực thu hồi chỉ ở mức hơn 3,3 triệu mét vuông; di dời do ô nhiễm môi trường chỉ... hơn 44.000m2. Theo phát biểu của nhiều đại biểu tại hội thảo, như vậy thực chất hiệu quả xử lý, rà soát chuyển đổi đất công sản chưa cao.
Điều đáng nói, theo Cục Quản lý công sản, chỉ với 0,5% quỹ đất phải sắp xếp lại ấy nguồn thu ngân sách đã lên tới hơn 24.000 tỉ đồng, trong đó riêng số thu từ các tập đoàn, TCty nhà nước từ chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trên 15.000 tỉ đồng. Trên địa bàn TPHCM, TCty Thuốc lá VN số thu từ bán và chuyển mục đích sử dụng chỉ 3 cơ sở nhà đất đã đạt trên 1.809 tỉ đồng; TCty Lương thực Miền Nam số thu hơn 700 tỉ đồng...
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đích danh nhiều DN đang thiếu vốn để tái cơ cấu và phát triển sản xuất kinh doanh nhưng vẫn cố hữu giữ lại đất đai, như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) nắm tới 1.200ha chưa sử dụng nhưng vẫn rất chậm và không tự giác sắp xếp; không đề xuất bán để tạo nguồn, có chăng chỉ đề xuất chuyển đổi mục đích đất để kinh doanh BĐS (xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê) - một lĩnh vực không phải là ngành nghề kinh doanh chính.
Bộ Tài chính đã đề xuất nhiều giải pháp để chống thất thu như cần đưa giá đất về sát với giá thị trường; thực hiện đấu giá đất, tuy nhiên bên lề hội thảo, trao đổi PV Lao Động, ông Cường vẫn cho rằng giải pháp quan trọng vẫn là phải rà soát lại cơ chế ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vì với 1,5 tỉ mét vuông đất các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý hiện nay thì riêng khu vực sự nghiệp công lập chiếm 1,2 tỉ mét vuông, bằng 80% diện tích, nhưng hiện tại các đơn vị này vẫn đang sử dụng đất dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, mang nặng tính bao cấp!
Tại hội thảo, ông Phạm Đình Cường - Cục trưởng Cục Quản lý công sản - cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là tiền thuê đất quá thấp. Theo số liệu của hệ thống thuế, thu từ thuê đất trong năm 2010 là 3.000 tỉ đồng, nếu chia số này cho khoảng 200.000 DN thuê đất, thì mỗi DN đóng bình quân là 1,5 tỉ đồng/năm. Nếu tính theo diện tích trên một mét vuông thì bình quân, cả nước chỉ thu tiền thuê đất là 2.316 đồng/m2. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều DN còn đang đóng mức thấp hơn cả mức này, chỉ từ 800 - 1.000 đồng/m2!
Cũng theo ông Phạm Đình Cường, việc chính sách trong giai đoạn vừa qua quá “nghiêng” về ưu đãi đầu tư và ưu đãi sản xuất để thu hút đầu tư cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. “Việc ưu đãi là tốt nhưng quá nhiều và kéo dài gây bất hợp lý và làm “méo mó” thị trường. Đất thuê của Nhà nước thì rất rẻ nhưng đất mặt bằng thuê của tư nhân lại rất đắt. Bản thân chi phí sản phẩm phải chịu chi phí thuê đất cao hơn làm cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đây là một hậu quả xấu và làm thất thoát một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, không đảm bảo tính minh bạch của thị trường” - ông Cường nói.
Kết quả đạt được:Muối bỏ bể!
Theo số liệu do Cục Quản lý công sản cung cấp, nếu nhìn vào hiện trạng sử dụng nhà đất, đặc biệt tại TPHCM và Hà Nội, có thể thấy trong khi diện tích đất thuộc diện phải xử lý, sắp xếp lại lên tới hơn 2,1 tỉ mét vuông thì diện tích được giữ lại để DN và các tổ chức tiếp tục sử dụng lên tới hơn 2 tỉ mét vuông; diện tích thực thu hồi chỉ ở mức hơn 3,3 triệu mét vuông; di dời do ô nhiễm môi trường chỉ... hơn 44.000m2. Theo phát biểu của nhiều đại biểu tại hội thảo, như vậy thực chất hiệu quả xử lý, rà soát chuyển đổi đất công sản chưa cao.
Điều đáng nói, theo Cục Quản lý công sản, chỉ với 0,5% quỹ đất phải sắp xếp lại ấy nguồn thu ngân sách đã lên tới hơn 24.000 tỉ đồng, trong đó riêng số thu từ các tập đoàn, TCty nhà nước từ chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trên 15.000 tỉ đồng. Trên địa bàn TPHCM, TCty Thuốc lá VN số thu từ bán và chuyển mục đích sử dụng chỉ 3 cơ sở nhà đất đã đạt trên 1.809 tỉ đồng; TCty Lương thực Miền Nam số thu hơn 700 tỉ đồng...
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đích danh nhiều DN đang thiếu vốn để tái cơ cấu và phát triển sản xuất kinh doanh nhưng vẫn cố hữu giữ lại đất đai, như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) nắm tới 1.200ha chưa sử dụng nhưng vẫn rất chậm và không tự giác sắp xếp; không đề xuất bán để tạo nguồn, có chăng chỉ đề xuất chuyển đổi mục đích đất để kinh doanh BĐS (xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê) - một lĩnh vực không phải là ngành nghề kinh doanh chính.
Bộ Tài chính đã đề xuất nhiều giải pháp để chống thất thu như cần đưa giá đất về sát với giá thị trường; thực hiện đấu giá đất, tuy nhiên bên lề hội thảo, trao đổi PV Lao Động, ông Cường vẫn cho rằng giải pháp quan trọng vẫn là phải rà soát lại cơ chế ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vì với 1,5 tỉ mét vuông đất các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý hiện nay thì riêng khu vực sự nghiệp công lập chiếm 1,2 tỉ mét vuông, bằng 80% diện tích, nhưng hiện tại các đơn vị này vẫn đang sử dụng đất dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, mang nặng tính bao cấp!
SONG MINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét