14:02
Khó bỏ trần lãi suất huy động
Lại nóng chuyện bỏ trần huy động. Ảnh: Hoàng Hà.
Một số chuyên gia cho rằng nên bỏ ngay trần huy động để giải quyết thanh khoản cho ngân hàng nhỏ và tạo tính thị trường nhiều hơn. Số khác e ngại sẽ diễn ra cuộc đua tăng lãi suất và nguy cơ tái lạm phát cao.
Chuyên gia kinh tế Lê Trọng Nhi cho biết, chủ nhật (25/3) cơ quan quản lý sẽ có cuộc họp cùng với các chuyên gia để nghe đánh giá kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách tài chính tiền tệ quý I, kiến nghị những chính sách cần làm từ nay đến hết năm 2012.
Ngoài vấn đề giải quyết thanh khoản ở các ngân hàng, điều hành lãi suất và gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; thì việc bỏ trần lãi suất huy động hay không cũng sẽ được đem ra 'mổ xẻ' trong cuộc họp.
Ngoài vấn đề giải quyết thanh khoản ở các ngân hàng, điều hành lãi suất và gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; thì việc bỏ trần lãi suất huy động hay không cũng sẽ được đem ra 'mổ xẻ' trong cuộc họp.
Theo ông Nhi, vấn đề bỏ trần huy động đang được bàn đến nhiều, nhưng dường như Ngân hàng Nhà nước đang còn ngập ngừng. Bởi lẽ, nếu bỏ trần lúc này thì e ngại lãi suất sẽ tăng vọt do các ngân hàng nhỏ vốn đang thiếu thanh khoản buộc phải nâng lãi suất huy động. Điều này dễ kéo theo một cuộc đua mới, với sự tham gia của toàn hệ thống.
Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước cũng cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang còn chần chừ bỏ trần lãi suất huy động. Bởi hiện nay, thanh khoản là vấn đề lớn của nhiều ngân hàng khiến "trên bảo dưới không nghe". Do đó, nhiều lo ngại rằng, khi bỏ trần, lãi suất sẽ bị các ngân hàng nhỏ đẩy lên cao bao nhiêu, và ngân hàng lớn cũng đua theo như thế nào?... "Lãi suất sau một thời gian sẽ giảm xuống, nhưng thời gian đó là bao lâu thì rất khó xác định được", ông Phước nói.
Giải pháp hiện nay, theo ông Phước, Ngân hàng Nhà nước cần phải đẩy nhanh quá trình sắp xếp, tái cơ cấu ngân hàng, để ổn định lại hệ thống. Nếu làm tốt việc này thì qua tháng 7-8, lãi suất cho vay có khả năng sẽ xuống thấp khoảng 15%. Khi đó, lãi suất huy động ắt cũng sẽ giảm. Bởi theo ông, thông thường, các ngân hàng không quan tâm nhiều đến mức lãi suất là bao nhiêu mà chỉ quan tâm đến khoảng chênh lệch giữa huy động và cho vay nhiều hay ít.
Ông Phước cũng cảnh báo, hiện nay có những dấu hiệu của nguy cơ tái lạm phát nên không được chủ quan. Đó là việc tăng giá xăng dầu trong thời gian qua, cùng các động thái giảm lãi suất..., khả năng khiến lạm phát cao quay trở lại.
Một chuyên gia kinh tế là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia nhìn nhận, thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại lớn đã được cải thiện, trong khi đầu ra tín dụng vẫn gặp khó khăn bởi lãi suất cao khiến doanh nghiệp không dám vay. Trong khi những ngân hàng nhỏ, thanh khoản hiện khá căng.
Do vậy, bỏ trần lãi suất có thể giúp những đơn vị này giải quyết vấn đề thanh khoản, trong thời gian ngắn có thể tạo ra những biến động lớn nhưng sau đó sẽ dần ổn định. Chuyên gia này cũng cho rằng Ngân hàng Nhà nước không thiếu các công cụ để can thiệp vào thị trường như tái chiết khấu, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở...
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM Huỳnh Văn Minh cũng bày tỏ, chính sách tiền tệ đang bộc lộ một số bất cập. Chẳng hạn chính sách lãi suất, thay vì phải hạn chế lãi suất đầu ra, lãi suất cho vay trước, còn đầu vào có thể hạ sau hoặc không áp dụng trần như hiện nay thì Ngân hàng Nhà nước lại đi khống chế đầu vào.
"Việc khống chế hay giảm lãi suất đầu vào lúc này mà không có biện pháp khống chế đầu ra thì vốn rẻ đến được tay doanh nghiệp là điều không thể", ông Minh nói.
Trong buổi họp báo hôm 12/3 tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, nền kinh tế thị trường sử dụng các công cụ thị trường là tốt nhất. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể áp dụng các biện pháp hành chính. Hiện nay, tình hình đã cải thiện nhưng chưa ổn định bền vững, lâu dài nên vẫn phải áp dụng giải pháp hành chính. "Nếu ổn định bền vững trong một, hai tháng nữa, chúng ta có thể tính tới bỏ trần lãi suất", vị Thống đốc nói.
Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước cũng cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang còn chần chừ bỏ trần lãi suất huy động. Bởi hiện nay, thanh khoản là vấn đề lớn của nhiều ngân hàng khiến "trên bảo dưới không nghe". Do đó, nhiều lo ngại rằng, khi bỏ trần, lãi suất sẽ bị các ngân hàng nhỏ đẩy lên cao bao nhiêu, và ngân hàng lớn cũng đua theo như thế nào?... "Lãi suất sau một thời gian sẽ giảm xuống, nhưng thời gian đó là bao lâu thì rất khó xác định được", ông Phước nói.
Giải pháp hiện nay, theo ông Phước, Ngân hàng Nhà nước cần phải đẩy nhanh quá trình sắp xếp, tái cơ cấu ngân hàng, để ổn định lại hệ thống. Nếu làm tốt việc này thì qua tháng 7-8, lãi suất cho vay có khả năng sẽ xuống thấp khoảng 15%. Khi đó, lãi suất huy động ắt cũng sẽ giảm. Bởi theo ông, thông thường, các ngân hàng không quan tâm nhiều đến mức lãi suất là bao nhiêu mà chỉ quan tâm đến khoảng chênh lệch giữa huy động và cho vay nhiều hay ít.
Ông Phước cũng cảnh báo, hiện nay có những dấu hiệu của nguy cơ tái lạm phát nên không được chủ quan. Đó là việc tăng giá xăng dầu trong thời gian qua, cùng các động thái giảm lãi suất..., khả năng khiến lạm phát cao quay trở lại.
Một chuyên gia kinh tế là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia nhìn nhận, thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại lớn đã được cải thiện, trong khi đầu ra tín dụng vẫn gặp khó khăn bởi lãi suất cao khiến doanh nghiệp không dám vay. Trong khi những ngân hàng nhỏ, thanh khoản hiện khá căng.
Do vậy, bỏ trần lãi suất có thể giúp những đơn vị này giải quyết vấn đề thanh khoản, trong thời gian ngắn có thể tạo ra những biến động lớn nhưng sau đó sẽ dần ổn định. Chuyên gia này cũng cho rằng Ngân hàng Nhà nước không thiếu các công cụ để can thiệp vào thị trường như tái chiết khấu, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở...
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM Huỳnh Văn Minh cũng bày tỏ, chính sách tiền tệ đang bộc lộ một số bất cập. Chẳng hạn chính sách lãi suất, thay vì phải hạn chế lãi suất đầu ra, lãi suất cho vay trước, còn đầu vào có thể hạ sau hoặc không áp dụng trần như hiện nay thì Ngân hàng Nhà nước lại đi khống chế đầu vào.
"Việc khống chế hay giảm lãi suất đầu vào lúc này mà không có biện pháp khống chế đầu ra thì vốn rẻ đến được tay doanh nghiệp là điều không thể", ông Minh nói.
Trong buổi họp báo hôm 12/3 tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, nền kinh tế thị trường sử dụng các công cụ thị trường là tốt nhất. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể áp dụng các biện pháp hành chính. Hiện nay, tình hình đã cải thiện nhưng chưa ổn định bền vững, lâu dài nên vẫn phải áp dụng giải pháp hành chính. "Nếu ổn định bền vững trong một, hai tháng nữa, chúng ta có thể tính tới bỏ trần lãi suất", vị Thống đốc nói.
Theo VnE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét