08:01
Thảm hoạ xuất khẩu lao động... chui
ANTĐ - Tại Việt Nam, tỷ lệ người dân đi lao động xuất khẩu “chui” là khá lớn. Những người dân nghèo đi “chui” bằng đủ con đường mà những kẻ môi giới “vẽ” ra. Từ đi du lịch, thăm người thân, cho đến cả kết hôn giả… Sau đó người lao động sẽ ở lại xứ người để kiếm tiền. Nhưng cuộc sống ở miền đất hứa không như mong đợi, những người lao động “chui” đã “đâm lao thì phải theo lao”. Họ phải hứng chịu mọi mọi rủi ro tại, sống một cuộc sống như địa ngục, mất tự do chẳng khác nào những tù nhân.
Bỏ mạng xứ người
Với ước mơ đổi đời thoát khỏi cuộc sống nghèo túng, không ít người đã chọn con đường ra nước ngoài lao động kiếm tiền. Nhà nước cũng có những chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết, vì muốn giảm chi phí hoặc có những người sau khi hết thời hạn hợp đồng muốn ở lại “kiếm thêm chút ít”… mà họ đã trở thành những lao động cư trú bất hợp pháp. Cuộc sống của họ phải chui lủi trốn tránh pháp luật và rất nhiều nguy cơ rình rập, đặc biệt nếu có rủi ro về sức khỏe, tính mạng thì chẳng có ai chịu trách nhiệm.
Năm 2010, nghe theo những lời dụ dỗ của một người địa phương, hàng chục người từ các miền quê nghèo như Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An) đã gom góp tiền bạc để nộp cho một đường dây xuất khẩu lao động “chui” sang Nga với cái giá 50 triệu đồng. Nhưng cuộc sống ở miền đất hứa khác xa mong đợi, và chỉ hơn một năm sau thì bi kịch đã ập đến. Chiều 30 Tết Nhâm Thìn, những cuộc điện thoại từ phương trời xa gọi về cho gia đình báo về cái chết của 3 thanh niên trong đoàn vì tai nạn lao động ngạt khí gas. Đó là các nạn nhân Lê Công Khoa (SN 1992, ở Quỳnh Lộc, Quỳnh Lưu), Nguyễn Văn Tuấn (Diễn Hạnh, Diễn Châu), Nguyễn Văn Dũng (Diễn Phúc, Diễn Châu). Xót xa hơn khi trong số 3 người chết ấy, không ai được chôn cất đàng hoàng, thậm chí 2 người còn phải nằm chung một hố, chỉ được cuốn vải và lấp đất lại, chẳng có lấy một ngôi mộ. Gia đình nạn nhân không biết kêu ai, vì kẻ đưa lao động đi chỉ có trách nhiệm cho đến khi họ sang được xứ người và tìm được việc. Ngay cả cái tâm nguyện cuối cùng là được đưa xác người thân về cũng không thể vì nó cần một chi phí quá lớn, ngoài khả năng chi trả của họ.
Cũng trong cuộc điện thoại kêu cứu ấy, người lao động cho biết ở Nga họ phải làm việc vất vả nhưng hơn một năm trời không được trả lương, chỉ cho ăn. Nhiều người trốn ra ngoài thì bị chúng báo cảnh sát bắt phạt tiền… Cũng có nguồn tin cho biết, đến thời điểm này đã có thêm 3 lao động nữa quê tại Hà Tĩnh phải chịu chung số phận với 3 thanh niên ở Nghệ An nêu trên.
Cùng chung hoàn cảnh này, tại Nga còn hàng trăm lao động. Một nạn nhân tại đắk Lắk trốn về đã làm đơn tố cáo một đường dây XKLĐ trái phép. Theo nạn nhân này thì anh đã phải nộp 120 triệu đồng cho một phụ nữ để được sang Nga làm việc. Tại đây, họ được phân đến các công trường xây dựng dân dụng, chủ yếu là nhà ở tư nhân. Do không có giấy tờ hợp pháp nên những người lao động như anh thường bị cảnh sát bắt giữ, phạt tiền. Cứ ra đường lớn là họ phải chạy để khỏi bị bắt, có khi phải chạy trốn suốt đêm. Cũng vì nhập cảnh trái phép nên số lao động này không được pháp luật bảo vệ, thường bị cướp bóc, quỵt tiền công, thậm chí bị giết… Hàng tháng, chủ viện ra nhiều loại tiền như tiền môi giới, lo lót cảnh sát, tiền nộp phạt cảnh sát… để trừ vào tiền công của họ khiến nhiều người phải làm việc không công để trừ nợ. Nắm được điểm yếu của các lao động chui, ông chủ dùng chiêu bài sau 4-5 tháng mới trả lương một lần, và gần đến ngày trả lương thì gọi điện trình báo cảnh sát sở tại là có lao động nước ngoài làm chui, thế là lao động bị bắt.
Đau lòng hơn một số lao động phải bỏ mạng ở xứ người mà gia đình âm thầm gánh chịu không thể báo cơ quan chức năng, cũng không được đền bù hỗ trợ. Như trường hợp Nguyễn Văn T (SN 1987, ở Can Lộc, Hà Tĩnh) sang Thái Lan làm việc tự do nhiều năm. Bất ngờ năm 2010, gia đình nhận được tin T bị giết chết bỏ vào túi nylon, công nhân môi trường đô thị Bangkok (Thái Lan) phát hiện được. Hay như trường hợp hai nạn nhân nữ cũng ở Hà Tĩnh lao động “chui” ở Angola thì bị cướp xông vào phòng ở sát hại và lấy hết giấy tờ, tiền bạc. Năm ngoái, vụ cháy xưởng may “đen” tại Nga cũng làm chết 5 người, trong đó có 4 người Việt Nam. Chủ xưởng may ngay sau đó đã bỏ trốn và thiệt hại lớn nhất cuối cùng vẫn thuộc về những người lao động.
Theo một tài liệu của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cung cấp thì người lao động chui tại Nga bị bóc lột một cách thậm tệ, bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài, bị thu giấy tờ tùy thân, và cũng không có khả năng tài chính để mua vé trở về Việt Nam. Trong khi đó, các chuyến bay vẫn chật cứng các chàng trai, cô gái nông thôn Việt Nam bay sang Nga theo hình thức “du lịch” để ở lại tìm cơ may đổi đời.
Cảnh giác chiêu chi phí rẻ, việc nhẹ, lương cao
Nhu cầu của người lao động quá lớn nên hiện nay, bên cạnh hệ thống doanh nghiệp, trung tâm môi giới XKLĐ vốn đã quá khó quản lý, ngày càng xuất hiện thêm nhiều đường dây đưa người Việt Nam ra nước ngoài lao động trái phép. Nhiều doanh nghiệp không có chức năng XKLĐ cũng công khai tuyển người, nhiều cá nhân lập công ty để lừa đảo người lao động nhẹ dạ, cả tin bằng chiếc bánh vẽ: chi phí rẻ, công việc đơn giản, lương cao. Nhiều đường dây môi giới dẫn dắt người lao động ra nước ngoài chỉ thông qua những… lời hứa. Thông thường đó là những kẻ có người quen ở nước sở tại hoặc có mối quan hệ nào đó với chủ sử dụng lao động, họ thường vẽ ra viễn cảnh về một công việc nhàn hạ, thu nhập cao để lừa người lao động. Đặc biệt, chiêu dụ dỗ nữa của bọn chúng là mức chi phí đi rẻ và thủ tục nhanh gọn hơn rất nhiều so với XKLĐ theo con đường chính thống.
Hiện tại có hàng trăm đường dây lừa XKLĐ lừa đảo như trên, cũng có hàng nghìn vụ người lao động tố cáo lên cơ quan công an. Bọn lừa đảo thường nhắm đến đối tượng là những người khó khăn, dân trí thấp và là người cùng địa phương để đánh vào lòng tin. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó chủ yếu là do thông tin về XKLĐ chưa đến được với người lao động. Phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Cộng với tâm lý không muốn qua các cơ quan chức năng vì sợ tốn tiền nên không ít người lao động rất dễ bị cò mồi và những tổ chức, cá nhân không có chức năng XKLĐ lợi dụng lừa đảo. Ông Phan Văn Minh (Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước) cho biết, những trường hợp này chịu nhiều thiệt thòi, phải sống chui lủi, trốn tránh pháp luật, không được ký hợp đồng lao động, không có các chế độ bảo hiểm… Không những thế, nó còn gây thiệt hại cho hình ảnh lao động Việt Nam trong mắt nước bạn.
Để hạn chế hiện tượng lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) thì các cơ quan quản lý Nhà nước cần tuyên truyền sâu rộng về lĩnh vực XKLĐ, nhất là các thông tin về thị trường, điều kiện làm việc, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương, chi phí, các thủ đoạn của bọn cò mồi, môi giới, lừa đảo trong lĩnh vực XKLĐ. Phát huy mô hình liên kết giữa địa phương và doanh nghiệp trong khâu tuyển chọn nguồn, nhằm hạn chế các hiện tượng cò mồi, môi giới bất hợp pháp. Các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác thanh, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp XKLĐ; phối hợp với các cơ quan công an trong quá trình phát hiện, điều tra các vụ án hình sự liên quan đến lĩnh vực XKLĐ, đặc biệt là xử lý nghiêm đối với những đối tượng lợi dụng chủ trương, chính sách của Nhà nước để lừa đảo… Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo khi có nhu cầu XKLĐ, người lao động cần liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐ-TB&XH hoặc Sở LĐ-TB&XH địa phương, thông qua Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động địa phương và các công ty có chức năng XKLĐ, không đi qua môi giới, cò mồi…
Với ước mơ đổi đời thoát khỏi cuộc sống nghèo túng, không ít người đã chọn con đường ra nước ngoài lao động kiếm tiền. Nhà nước cũng có những chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết, vì muốn giảm chi phí hoặc có những người sau khi hết thời hạn hợp đồng muốn ở lại “kiếm thêm chút ít”… mà họ đã trở thành những lao động cư trú bất hợp pháp. Cuộc sống của họ phải chui lủi trốn tránh pháp luật và rất nhiều nguy cơ rình rập, đặc biệt nếu có rủi ro về sức khỏe, tính mạng thì chẳng có ai chịu trách nhiệm.
Năm 2010, nghe theo những lời dụ dỗ của một người địa phương, hàng chục người từ các miền quê nghèo như Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An) đã gom góp tiền bạc để nộp cho một đường dây xuất khẩu lao động “chui” sang Nga với cái giá 50 triệu đồng. Nhưng cuộc sống ở miền đất hứa khác xa mong đợi, và chỉ hơn một năm sau thì bi kịch đã ập đến. Chiều 30 Tết Nhâm Thìn, những cuộc điện thoại từ phương trời xa gọi về cho gia đình báo về cái chết của 3 thanh niên trong đoàn vì tai nạn lao động ngạt khí gas. Đó là các nạn nhân Lê Công Khoa (SN 1992, ở Quỳnh Lộc, Quỳnh Lưu), Nguyễn Văn Tuấn (Diễn Hạnh, Diễn Châu), Nguyễn Văn Dũng (Diễn Phúc, Diễn Châu). Xót xa hơn khi trong số 3 người chết ấy, không ai được chôn cất đàng hoàng, thậm chí 2 người còn phải nằm chung một hố, chỉ được cuốn vải và lấp đất lại, chẳng có lấy một ngôi mộ. Gia đình nạn nhân không biết kêu ai, vì kẻ đưa lao động đi chỉ có trách nhiệm cho đến khi họ sang được xứ người và tìm được việc. Ngay cả cái tâm nguyện cuối cùng là được đưa xác người thân về cũng không thể vì nó cần một chi phí quá lớn, ngoài khả năng chi trả của họ.
Cũng trong cuộc điện thoại kêu cứu ấy, người lao động cho biết ở Nga họ phải làm việc vất vả nhưng hơn một năm trời không được trả lương, chỉ cho ăn. Nhiều người trốn ra ngoài thì bị chúng báo cảnh sát bắt phạt tiền… Cũng có nguồn tin cho biết, đến thời điểm này đã có thêm 3 lao động nữa quê tại Hà Tĩnh phải chịu chung số phận với 3 thanh niên ở Nghệ An nêu trên.
Cùng chung hoàn cảnh này, tại Nga còn hàng trăm lao động. Một nạn nhân tại đắk Lắk trốn về đã làm đơn tố cáo một đường dây XKLĐ trái phép. Theo nạn nhân này thì anh đã phải nộp 120 triệu đồng cho một phụ nữ để được sang Nga làm việc. Tại đây, họ được phân đến các công trường xây dựng dân dụng, chủ yếu là nhà ở tư nhân. Do không có giấy tờ hợp pháp nên những người lao động như anh thường bị cảnh sát bắt giữ, phạt tiền. Cứ ra đường lớn là họ phải chạy để khỏi bị bắt, có khi phải chạy trốn suốt đêm. Cũng vì nhập cảnh trái phép nên số lao động này không được pháp luật bảo vệ, thường bị cướp bóc, quỵt tiền công, thậm chí bị giết… Hàng tháng, chủ viện ra nhiều loại tiền như tiền môi giới, lo lót cảnh sát, tiền nộp phạt cảnh sát… để trừ vào tiền công của họ khiến nhiều người phải làm việc không công để trừ nợ. Nắm được điểm yếu của các lao động chui, ông chủ dùng chiêu bài sau 4-5 tháng mới trả lương một lần, và gần đến ngày trả lương thì gọi điện trình báo cảnh sát sở tại là có lao động nước ngoài làm chui, thế là lao động bị bắt.
Đau lòng hơn một số lao động phải bỏ mạng ở xứ người mà gia đình âm thầm gánh chịu không thể báo cơ quan chức năng, cũng không được đền bù hỗ trợ. Như trường hợp Nguyễn Văn T (SN 1987, ở Can Lộc, Hà Tĩnh) sang Thái Lan làm việc tự do nhiều năm. Bất ngờ năm 2010, gia đình nhận được tin T bị giết chết bỏ vào túi nylon, công nhân môi trường đô thị Bangkok (Thái Lan) phát hiện được. Hay như trường hợp hai nạn nhân nữ cũng ở Hà Tĩnh lao động “chui” ở Angola thì bị cướp xông vào phòng ở sát hại và lấy hết giấy tờ, tiền bạc. Năm ngoái, vụ cháy xưởng may “đen” tại Nga cũng làm chết 5 người, trong đó có 4 người Việt Nam. Chủ xưởng may ngay sau đó đã bỏ trốn và thiệt hại lớn nhất cuối cùng vẫn thuộc về những người lao động.
Theo một tài liệu của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cung cấp thì người lao động chui tại Nga bị bóc lột một cách thậm tệ, bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài, bị thu giấy tờ tùy thân, và cũng không có khả năng tài chính để mua vé trở về Việt Nam. Trong khi đó, các chuyến bay vẫn chật cứng các chàng trai, cô gái nông thôn Việt Nam bay sang Nga theo hình thức “du lịch” để ở lại tìm cơ may đổi đời.
Cảnh giác chiêu chi phí rẻ, việc nhẹ, lương cao
Nhu cầu của người lao động quá lớn nên hiện nay, bên cạnh hệ thống doanh nghiệp, trung tâm môi giới XKLĐ vốn đã quá khó quản lý, ngày càng xuất hiện thêm nhiều đường dây đưa người Việt Nam ra nước ngoài lao động trái phép. Nhiều doanh nghiệp không có chức năng XKLĐ cũng công khai tuyển người, nhiều cá nhân lập công ty để lừa đảo người lao động nhẹ dạ, cả tin bằng chiếc bánh vẽ: chi phí rẻ, công việc đơn giản, lương cao. Nhiều đường dây môi giới dẫn dắt người lao động ra nước ngoài chỉ thông qua những… lời hứa. Thông thường đó là những kẻ có người quen ở nước sở tại hoặc có mối quan hệ nào đó với chủ sử dụng lao động, họ thường vẽ ra viễn cảnh về một công việc nhàn hạ, thu nhập cao để lừa người lao động. Đặc biệt, chiêu dụ dỗ nữa của bọn chúng là mức chi phí đi rẻ và thủ tục nhanh gọn hơn rất nhiều so với XKLĐ theo con đường chính thống.
Hiện tại có hàng trăm đường dây lừa XKLĐ lừa đảo như trên, cũng có hàng nghìn vụ người lao động tố cáo lên cơ quan công an. Bọn lừa đảo thường nhắm đến đối tượng là những người khó khăn, dân trí thấp và là người cùng địa phương để đánh vào lòng tin. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó chủ yếu là do thông tin về XKLĐ chưa đến được với người lao động. Phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Cộng với tâm lý không muốn qua các cơ quan chức năng vì sợ tốn tiền nên không ít người lao động rất dễ bị cò mồi và những tổ chức, cá nhân không có chức năng XKLĐ lợi dụng lừa đảo. Ông Phan Văn Minh (Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước) cho biết, những trường hợp này chịu nhiều thiệt thòi, phải sống chui lủi, trốn tránh pháp luật, không được ký hợp đồng lao động, không có các chế độ bảo hiểm… Không những thế, nó còn gây thiệt hại cho hình ảnh lao động Việt Nam trong mắt nước bạn.
Để hạn chế hiện tượng lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) thì các cơ quan quản lý Nhà nước cần tuyên truyền sâu rộng về lĩnh vực XKLĐ, nhất là các thông tin về thị trường, điều kiện làm việc, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương, chi phí, các thủ đoạn của bọn cò mồi, môi giới, lừa đảo trong lĩnh vực XKLĐ. Phát huy mô hình liên kết giữa địa phương và doanh nghiệp trong khâu tuyển chọn nguồn, nhằm hạn chế các hiện tượng cò mồi, môi giới bất hợp pháp. Các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác thanh, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp XKLĐ; phối hợp với các cơ quan công an trong quá trình phát hiện, điều tra các vụ án hình sự liên quan đến lĩnh vực XKLĐ, đặc biệt là xử lý nghiêm đối với những đối tượng lợi dụng chủ trương, chính sách của Nhà nước để lừa đảo… Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo khi có nhu cầu XKLĐ, người lao động cần liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐ-TB&XH hoặc Sở LĐ-TB&XH địa phương, thông qua Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động địa phương và các công ty có chức năng XKLĐ, không đi qua môi giới, cò mồi…
Mới đây, lực lượng cảnh sát hình sự cũng đã phá một đường dây lừa đảo đưa người vượt biên trái phép sang |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét