Bộ GTVT đang nỗ lực thuyết phục dùng
ngân sách mua trạm BOT đặt sai vị trí!
Cập nhật lúc 08:01
Chính
phủ vừa báo cáo Quốc hội đề xuất của Bộ GTVT về đề xuất dùng ngân sách nhà
nước mua lại 4 trạm BOT sai vị trí.
Trong bản báo
cáo Chính phủ gửi tới các ĐBQH về việc thực hiện các nghị quyết giám sát
chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong
nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực GTVT cho thấy, đến nay có 15/19 trạm đã được
khắc phục, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông đã ổn định. Đối với 4/19
trạm bất cập còn lại, do tính chất đặc thù nên việc triển khai các giải pháp
xử lý gặp nhiều vướng mắc. Trong đó, với
trạm Bỉm Sơn, thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh phía tây TP Thanh Hóa, phát
sinh nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn giao thông. Trong khi việc đặt trạm
thu phí trên tuyến tránh phía tây không thể bảo đảm hoàn vốn nên dự kiến sẽ
báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư. Hai trạm BOT
quốc lộ 3 Thái Nguyên và trạm T2 ở Cần Thơ sau khi bị người dân phản đối về
vị trí đã tạm dừng thu phí. Bộ GTVT đã giải thích cho người dân trong khu vực,
đồng thời có chính sách miễn giảm phí với người sống gần trạm.
Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn chưa đồng thuận nên Bộ GTVT chưa quyết định
thu phí trở lại. Với trạm thu
phí La Sơn - Túy Loan, đề xuất phương án không sử dụng trạm này để hoàn vốn,
bổ sung vốn nhà nước để hỗ trợ nhằm bảo đảm hiệu quả tài chính. Thế nhưng, theo
quan điểm của Bộ GTVT, Bộ Tư pháp, cơ chế thu phí trạm La Sơn - Túy Loan
không chịu tác động của Luật quản lý, sử dụng tài sản công nên vẫn có thể xem
xét tiếp tục cho thu phí. Đánh giá 4 dự
án không được thu phí trong thời gian dài gây khó khăn cho doanh nghiệp dự
án, Bộ GTVT nhiều lần kiến nghị Chính phủ bố trí vốn ngân sách nhà nước hỗ
trợ cho phần đầu tư của các doanh nghiệp dự án và không phải thu phí tại các
trạm này. "Từ tháng
5 đến nay, các dự án BOT này vẫn chưa có hướng giải quyết nên nội dung báo
cáo kiến nghị Quốc hội lần này của Bộ Giao thông Vận tải không có gì thay
đổi", đại diện Bộ nói và cho biết, vì kiến nghị liên quan vốn ngân sách
nên Chính phủ sẽ phải xin ý kiến Quốc hội quyết định về nội dung này. Trước đó, vào
cuối tháng 5/2020, nêu quan điểm về đề xuất dùng ngân sách thanh toán cho các
trạm BOT đang bị người dân phản đối của Bộ GTVT, ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh
Bình) nói thẳng quá vô lý. Theo ông
Phương, người chịu thiệt thòi trong tất cả những ồn ào từ các trạm BOT chính
là người dân, những người tham gia giao thông chứ không phải nhà đầu tư. Nhắc lại nguyên
tắc trong đầu tư xây dựng dự án hạ tầng giao thông, ông Phương cho biết phải
thu phí dựa trên nhu cầu và quyền lựa chọn của người tham gia giao thông. Theo đó, người
dân có quyền chọn đi đường cũ, chất lượng không cao nhưng không mất phí do
nhà nước đầu tư hoặc, chọn đi nhanh, đi đường tốt nhưng phải chấp nhận trả
phí để đi đường cao tốc. Tuy nhiên,
nhiều trạm BOT đặt sai chỗ, làm đường một nơi, đặt trạm một nẻo, buộc người
dân phải đi qua BOT, phải trả tiền phí cao, gây bất bình trong dư luận. "Thế nhưng trong bối cảnh đó, Bộ GTVT lại có đề xuất rất lạ lùng là dùng
ngân sách trả cho chủ đầu tư 2 trạm BOT đang bị người dân phản đối quyết
liệt, 1 trạm sẽ giảm giá để tiếp tục thu, nhưng “trường hợp quá khó khăn” thì
cũng sẽ dùng ngân sách để bù. Đề xuất vô lý
trên có phải là do tư duy có dự án là làm, làm dự án bất chấp hiệu quả còn
hậu quả đã có người khác gánh?", ông Phương đặt vấn đề. Ông Phương cho
rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn tới những mâu thuẫn tại các trạm BOT là
quá trình đầu tư BOT chỉ do một bên doanh nghiệp ký kết với một bên quản lý
dự án là Bộ GTVT và những văn bản này đều được đóng dấu mật. Việc này gây
khó khăn, hạn chế trong việc xác định tính đúng đắn chính xác của việc áp
dụng các quy định pháp luật trong triển khai, xây dựng các dự án BOT. Đồng thời, việc
này gây cản trở cho việc tính đúng, tính đủ, tính chính xác chi phí tổng mức
đầu tư cho dự án, dẫn tới tình trạng nhà đầu tư cứ thua lỗ là lại xin, đòi
tăng, ép nhà nước phải mua lại... Thực tế, vừa qua, điều khiến dư luận bức xúc, phản đối ở nhiều trạm BOT là
khả năng đánh giá, phản ánh chưa đúng nhu cầu đi lại thực tế của người dân,
dẫn tới tính hiệu quả cũng như khả năng thu hồi vốn cho dự án không cao. Bên cạnh đó,
việc điều hành, quản lý các dự án BOT thời gian qua có quá nhiều vấn đề thể
hiện sự thiếu công khai, thiếu minh bạch, đặc biệt là về tổng mức đầu tư, dẫn
tới những nhập nhèm trong xác định mức phí cũng như thời gian thu phí để hoàn
vốn cho nhà đầu tư. Từ đó, ông
Phương đề nghị, Bộ GTVT nói rõ căn cứ đưa ra đề xuất như vậy. (Theo Đất Việt)
Ngọc Mai tổng hợp |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét