Dự thảo Quy định việc tuyển dụng lao
động Việt Nam làm việc cho nước ngoài tại Việt Nam: Quy định rườm rà, tạo cơ
chế “xin - cho”
Cập nhật lúc 14:53
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang trình Dự thảo
Nghị định quy định việc tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Dù dự thảo kế thừa nhiều nội dung
trong nghị định cũ nhưng với nhiều quy định khắt khe, rườm rà, nặng tính “xin
- cho” gây khó cho đơn vị tuyển dụng, cũng như làm hẹp cơ hội của người lao
động. Tạo cơ chế “xin
- cho” Theo Dự thảo
Nghị định, khi có nhu cầu sử dụng người lao động (NLĐ) Việt Nam, tổ chức, cá
nhân nước ngoài phải gửi văn bản đề nghị tuyển NLĐ Việt Nam đến tổ chức có
thẩm quyền tuyển dụng, quản lý NLĐ Việt Nam. Văn bản phải nêu rõ yêu cầu về
vị trí việc làm, số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, ngoại
ngữ, thời hạn cần tuyển; quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ Việt Nam và của tổ chức,
cá nhân nước ngoài trong quá trình làm việc và khi thôi việc đối với từng vị
trí việc làm cần tuyển. Trong thời hạn
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân
nước ngoài, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý NLĐ Việt Nam có trách
nhiệm tuyển dụng, giới thiệu NLĐ Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cá nhân
nước ngoài. Hết thời hạn này mà tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý NLĐ
Việt Nam không tuyển chọn, giới thiệu được NLĐ Việt Nam theo đề nghị của tổ
chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp tuyển
dụng NLĐ Việt Nam. Bà Nguyễn Minh
Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực kinh doanh,
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - nhấn mạnh, hiện nay, chúng ta
đang rà soát các thủ tục hành chính trên tinh thần cải cách, đổi mới, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế. Thời
gian vừa qua, rất nhiều thủ tục không cần thiết đã được rà soát, cắt giảm. Liên quan tới
“Trình tự, thủ tục tuyển dụng NLĐ Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài” được quy định trong Dự thảo, bà Thảo cho biết, có nhiều ý kiến băn
khoăn. Theo đó, quy định tương đối rườm rà, thiếu hợp lý bởi bản chất tổ
chức, cá nhân nước ngoài lao động tại Việt Nam đã phải trải qua quá trình cấp
phép mới được hoạt động và phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
về lao động. “Quá trình
tuyển dụng mà yêu cầu như thế này thì vô hình tạo nên một cơ chế kiểu xin -
cho. Quy định thế này cũng tạo ra một sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Mặt khác,
hiệu quả của quản lý nhà nước trong việc này cũng chưa thực sự rõ ràng” - bà
Nguyễn Minh Thảo nói. Không được làm
mất đi cơ hội tìm việc làm của người lao động Cùng trao đổi
về Dự thảo, PGS-TS Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công
đoàn - cho rằng, các quy định về lao động trước hết phải tuân theo các quan
điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, theo
PGS-TS Vũ Quang Thọ, cần phải tạo điều kiện cho NLĐ Việt Nam có việc làm, kể
cả việc làm với người nước ngoài là một điều rất cần thiết. Do đó, cần tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp cận công việc cho lao động Việt
Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể tìm kiếm, tuyển dụng
được những nhân sự phù hợp, cũng chính là đóng góp vào sự phát triển kinh tế
của đất nước ta. Không nên “vẽ” thêm những quy định rườm rà, đặt thêm những
yêu cầu mà làm cho cơ hội tìm việc làm của người Việt Nam trở nên khó khăn. Chung quan
điểm, TS Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội
- cũng nói rằng, tinh thần cần phải cải cách hành chính, cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh. Các thủ tục hành chính phải được thực hiện một cách nhanh
chóng, thuận tiện, không làm mất đi cơ hội đầu tư, kinh doanh, phát triển
doanh nghiệp. Ông Lợi nhấn
mạnh, đối với việc tuyển dụng lao động người Việt Nam làm việc cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài trên đất Việt Nam cũng cần được thiết lập các cơ chế,
chính sách một cách phù hợp, đơn giản và thuận tiện. “Khi doanh nghiệp, tổ
chức nước ngoài làm việc trên đất Việt Nam đã phải có các phương án về tuyển
dụng, về lao động và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, cần
phải lưu ý những thủ tục gây “rườm rà” cho doanh nghiệp. Ở góc độ quản lý, có
thể nắm tình hình thông qua báo cáo, hậu kiểm” - ông Lợi nói. Tỉ lệ tuyển
dụng không cao Ông Tạ Văn
Thảo - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm (TTDVVL) Hà Nội - cho biết, theo
quy định về quản lý, các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu
tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc cần phải gửi văn bản đề nghị tuyển
người lao động Việt Nam đến tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người
lao động Việt Nam. Thẩm quyền
tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài, trong đó có TTDVVL do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội (LĐTBXH) hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định thành lập. Theo ông
Thảo, đối với địa bàn Hà Nội, thông thường các tổ chức quốc tế sẽ gửi văn bản
đề nghị tuyển dụng lao động đến UBND TP.Hà Nội. Sau đó, UBND TP.Hà Nội sẽ
chuyển xuống Sở LĐTBXH Hà Nội và đến TTDVVL Hà Nội. “So với thị
trường lao động ở Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức quốc tế này
không nhiều. Hơn nữa, yêu cầu tuyển dụng của họ rất khắt khe, đặc biệt nhiều
trường hợp yêu cầu tuyển 3 ngoại ngữ để phù hợp công việc nên tìm lao động
đáp ứng được rất khó khăn. Sau khi TTDVVL Hà Nội nhận được văn bản đề nghị
tuyển dụng cũng đã tuyên truyền, thu thập từ nhu cầu của ứng viên Việt Nam.
Tuy nhiên, tỉ lệ tiếp nhận lao động của tổ chức nước ngoài qua trung tâm
không cao” - ông Thảo nói. Bà Nguyễn
Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội, Bộ LĐTBXH -
cho rằng, nếu tổ chức nước ngoài là đại sứ quán muốn tuyển nhân viên Việt Nam
vào làm việc phải báo cáo thì hợp lý. Tuy nhiên, việc tuyển dụng các cơ quan,
tổ chức quốc tế khác phải gửi văn bản đề nghị tuyển người lao động Việt Nam
đến tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam thì hơi
chặt chẽ. Anh Thư NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO
LAO ĐỘNG Văn bản uy định này có mấy “tác dụng”: Gây khó cho nhà tuyển dụng, thu hẹp cơ hội
của người lao động, tăng thêm thủ tục hành chính, thêm “đất diễn” cho tiêu
cực, nhũng nhiễu!
Thương Giang |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét