Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

Đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu ý kiến về chọn nhà đầu tư đường cao tốc Bắc - Nam

Cập nhật lúc 14:49

Văn phòng Chính phủ đã chuyển ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đăng trên Báo Người Lao Động đến Bộ GTVT để nghiên cứu, xem xét trong việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Văn bản của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: Báo Người Lao Động ngày 13-5-2019 có bài viết về Dự án đường cao tốc Bắc - Nam (Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam: "Tôi không tin doanh nghiệp trong nước không làm được!" - PV), theo đó chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng 8 dự án thành phần của đường cao tốc Bắc - Nam có thể để doanh nghiệp trong nước làm được. Đề nghị phải sửa quy định về tiêu chí trúng thầu. Đề nghị phải sửa quy định về năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Đề nghị Bá»™ GTVT nghiên cứu ý kiến về chọn nhà đầu tÆ° đường cao tốc Bắc - Nam - Ảnh 1. 
Hầm đường bộ Đèo Cả từ chủ đầu tư đến các nhà thầu thi công đều do doanh nghiệp trong nước thực hiện - Ảnh: Deoca Group
Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, nếu quy định năng lực về tài chính của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 60% tổng số điểm thì phải cho doanh nghiệp hợp vốn, hợp danh chứ không thể tách riêng từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đâu phải vốn của họ, mà đằng sau là nhà nước, các ngân hàng của họ sẵn sàng hỗ trợ vốn, nên đáp ứng được yêu cầu.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chuyển bài báo nêu trên (Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam: "Tôi không tin doanh nghiệp trong nước không làm được!" - PV) đến Bộ Giao thông Vận tải để nghiên cứu, có biện pháp chỉ đạo chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo chất lượng, tiến độ và huy động được năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Trước đó, ngày 13-5-2019, Báo Người Lao Động có bài phỏng vấn Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (bài Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam: "Tôi không tin doanh nghiệp trong nước không làm được!" đăng ngày 13-5-2019), nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng liên quan đến công tác chuẩn bị đấu thầu các dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Trước phát biểu tại phiên thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án đường cao tốc Bắc - Nam (ĐCTBN) mới đây, ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho rằng cái khó của 8 dự án BOT hiện nay là nhà đầu tư (NĐT) tư nhân trong nước không đủ năng lực tham gia theo quy định, còn các NĐT của Nhật, Mỹ, Anh, Pháp không mặn mà, chỉ có nhiều NĐT Trung Quốc quan tâm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định bà không tin doanh nghiệp trong nước không làm được.
Bà Phạm Chi Lan thừa nhận đúng là đa phần DN trong nước chưa đủ lớn để làm những dự án thật lớn nhưng khẳng định họ hợp lực thì đủ sức tham gia. Đừng đưa ra những quy định để đẩy người ta ra ngoài.
Chuyên gia này cho rằng với dự án ĐCTBN, trong lựa chọn nhà thầu, chúng ta có quyền ưu tiên chọn NĐT trong nước để lấy nguồn tiền trong nước nuôi DN trong nước và tạo cơ hội việc làm, cơ hội cho DN trong nước lớn dần lên. Không cho họ làm những công trình to bằng những điều kiện ngặt nghèo thì bao giờ DN trong nước mới lớn được.
Khu vực DN tư nhân trong nước, theo bà Phạm Chi Lan, đã chứng minh họ làm được nhiều dự án rồi. Từ đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, sân bay Vân Đồn do Sun Group đầu tư; hay Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả thi công dự án hầm Đèo Cả… rồi biết bao tuyến đường khác do DN trong nước làm chủ đầu tư hoặc là nhà thầu chính, thầu phụ thi công.
Chuyên gia Phạm Chi Lan cũng nói rằng đáng ra 8 dự án thành phần của đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông hoàn toàn có thể để DN trong nước làm được.
Bà Phạm Chi Lan đề nghị phải sửa quy định về tiêu chí trúng thầu. Phải sửa quy định về năng lực tài chính của NĐT. Theo đó, nếu quy định năng lực về tài chính của NĐT chiếm tỉ trọng 60% tổng số điểm thì phải cho các DN hợp vốn, hợp danh chứ không thể tách riêng từng DN.
Vị chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng các DN nước ngoài, trong đó có DN Trung Quốc, họ sang đây đầu tư cũng đâu phải vốn của họ, mà đằng sau là nhà nước, các ngân hàng của họ sẵn sàng hỗ trợ vốn, nên đáp ứng được yêu cầu. Trong khi ở ta, ngay cả các ngân hàng cũng ngần ngại cho DN vay, nên để chứng minh một DN có vốn đáp ứng yêu cầu là rất khó. Giả sử có DN trong nước có thể đáp ứng yêu cầu về vốn thì họ lại không quan tâm lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, dài 654 km, tổng kinh phí 118.716 tỉ đồng (gồm 55.000 tỉ đồng vốn nhà nước và 63.716 tỉ đồng vốn huy động ngoài ngân sách), được chia thành 11 dự án thành phần, gồm 3 dự án đầu tư công: Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2 và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công - tư), loại hợp đồng BOT: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.
Bộ GTVT đã yêu cầu các ban quản lý dự án: 2, 6, 7, 85, Thăng Long, đường Hồ Chí Minh tiến hành mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư của 8 dự án ĐCTBN thực hiện theo hình thức PPP.
(Theo Người Lao Động) Văn Duẩn

Vấn đề này BGTVT họ biết thừa. Động thái vừa qua họ “làm xiếc”, rào đón để đưa anh Tàu Khựa vào thôi. Chuyên gia và dư luận lên tiếng nên Chính phủ phải vào cuộc. Cái khó là làm sao ta có bộ máy chọn thầu với  “tay sạch”. Có vậy thì “tiền bẩn” nước ngoài mới không lũng đoạn được. Cứ vài dự án như ĐS Cát Linh-Hà Đông thì đất nước phá sản!
Thương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét