Tiêu cực ở cao tốc TPHCM-Trung Lương: Lộ lợi ích nhóm, bắt tay
ngầm?
Cập
nhật lúc 15:08
Theo Luật sư
Trương Thanh Đức, những vụ lùm xùm tại các trạm BOT trên cả nước, mới nhất là
tiêu cực ở cao tốc TPHCM - Trung Lương cho thấy đang có lỗ hổng chính sách rất
lớn. Đằng sau đó là dấu liệu lợi ích nhóm, những cú bắt tay ngầm xà xẻo ngân
sách quốc gia.
Trạm thu phí tuyến cao
tốc TPHCM – Trung Lương
Doanh thu 1.000
tỷ có thể khai báo chỉ 100 tỷ
Vụ việc trốn
thuế, gây thất thu cho Nhà nước tại Cty CP Tập đoàn Yên Khánh, Chi nhánh Long
An ở các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương đang
khiến dư luận bức xúc.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Cty Luật BASICO khẳng định, trong vụ việc này các đối tượng có dấu hiệu tham ô, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, chứ không chỉ dừng lại ở hành vi trốn thuế.
Ông Đức nhìn
nhận, hệ thống pháp luật về BOT, BT cho tới chính sách chung hiện nay còn
thiếu, không rõ ràng, không thống nhất áp dụng. Do đó, các chủ đầu tư có thể
thoải mái khai báo doanh thu, che giấu doanh số thu phí, trốn thuế.
Sẽ càng nguy
hiểm hơn khi hành vi này được thực hiện có tính “hệ thống” liên quan nhiều cá
nhân trong chuỗi thu phí. “Ví dụ, mỗi năm, một doanh nghiệp (DN) quản lý các
trạm thu phí trên tuyến cao tốc đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, nhưng họ chỉ
khai doanh thu 100 tỷ đồng. Khi đó, số thuế họ phải nộp chỉ là 30 tỷ đồng,
bao gồm 10 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng (VAT) và 20 tỷ đồng thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN). Còn lại 900 tỷ đồng họ đút túi riêng, số tiền này nhân
với thời gian gian lận kéo dài có thể thấy họ tư lợi tới mức độ nào”, chuyên
gia này phân tích.
Về phía các cơ
quan quản lý, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, có thể nhìn thấy sự hạn chế
về trình độ, thiếu trách nhiệm, không khắc phục, xử lý kịp thời khi xảy ra sự
cố với các dự án BOT.
“Bản chất của
việc kêu gọi đầu tư dự án BOT là do vốn ngân sách hạn hẹp. Song có một nghịch
lý là vốn các dự án BOT hiện nay chủ yếu do nhà nước và các ngân hàng lo.
Luật quy định doanh nghiệp phải có trên 15 % vốn (đối với dự án cần vốn đầu
tư hơn 1.000 tỷ đồng) nhưng nhiều dự án lớn, chủ đầu tư chỉ phải lo hơn 10%
vốn, còn lại là vay ngân hàng”, ông Đức cho biết.
Từ đó dẫn tới
chuyện dự án có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, nhưng chủ đầu tư rất dễ khai
khống lên 2.000 tỷ đồng, cơ quan quản lý nhà nước có thể cũng dễ dàng bỏ qua,
vì vốn đầu tư không xuất phát từ NSNN. Nếu chủ đầu tư dự án làm ăn chính
đáng, thu đúng thì sau 5, 10 hoặc 20 năm dự án sẽ hoàn vốn. Nhưng nếu chủ đầu
tư thu phí gấp 1,5 - 2 lần, thậm chí cao hơn thì người dân sẽ phải chịu thua
thiệt nhiều nhất.
Chi phí qua các trạm BOT này ở một khía cạnh
có thể hiểu là loại thuế gián thu. Nhưng khác là người dân thay vì nộp thuế
cho nhà nước lại phải bỏ tiền túi ra trả một khoản phí cao hơn mức bình
thường cho chủ đầu tư dự án. Đây là hình thức doanh nghiệp chiếm đoạt gián
tiếp vì chế tài xử phạt không rõ ràng.
Dân chưa mặn mà với thu phí tự động?
Về ý kiến cho
rằng phải đấu thầu các dự án thực hiện theo hình thức BOT mới bảo đảm khách
quan, ông Đức nêu ý kiến: Thực tế đấu thầu ở Việt Nam rất phổ biến tình trạng
“quân xanh, quân đỏ”. Lúc đó, đấu thầu lại là biện pháp để người ta hợp thức
hóa chỉ định thầu một cách êm xuôi.
Trước câu hỏi
“Phải chăng sự thiếu minh bạch và biểu hiện của nhóm lợi ích là lý do chính
khiến người dân bức xúc với các dự án BOT?”, Luật sư Đức cho hay, ngay cả
những dự án sử dụng nguồn vốn từ NSNN đã tồn tại tình trạng bắt tay ngầm, “xà
xẻo” ngân sách thì với những dự án BOT vốn ẩn chứa nhiều lợi ích, tình trạng
này sẽ nặng hơn. Đặc biệt, không thể không nhắc tới các trạm thu phí đường bộ
trên tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với mức gian lận phí lên đến 500 triệu
đồng/ngày (vào tháng 7/2016, khi cơ quan chức năng kiểm tra).
“Số tiền đó
hiện đang ở đâu và được xử lý ra sao? Tôi chưa nắm được bất kỳ thông tin nào
kết luận về số tiền gian lận nêu trên hay quyết định truy hồi hoặc giảm trừ
thời gian hoàn vốn. Còn người dân vẫn phải cắn răng trả tiền mỗi khi qua
trạm, không biết chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm thuộc về đơn vị nào? Quan
sát bằng mắt thường cũng có thể dễ dàng tính toán, thời gian hoàn vốn tại BOT
Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ rất ngắn do thường xuyên ở trong tình trạng tấp nập xe
cộ qua lại”, ông Đức nói.
Thực tế, sau
gần 2 năm triển khai, hình thức thu phí không dừng vẫn “giậm chân tại chỗ”,
tỷ lệ người trả phí tự động tại các trạm đã triển khai vẫn còn thấp. Theo ông
Đức, nguyên nhân có nhiều, trong đó có việc chúng ta tuyên truyền chưa tốt.
Người dân vẫn thích dùng tiền mặt để trả, chưa quen dùng thẻ, thanh toán qua
ngân hàng... Ông Đức đề xuất nên giao việc quản lý thu phí không dừng này cho
Tổng cục Đường bộ, không nên bàn giao công nghệ cho chủ đầu tư rồi để họ sử
dụng theo ý muốn. Chỉ có làm như vậy mới có thể hạn chế tiêu cực.
Ngày 1/1, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng,
kinh tế, buôn lậu (C03) chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ
Công an phá chuyên án đấu tranh với hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái
pháp luật của Cty CP Tập đoàn Yên Khánh, Chi nhánh Long An nhằm che giấu
doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TPHCM- Trung Lương.
(Theo Tiền
Phong) Tuấn Nguyễn
|
Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét