ĐBQH
Trương Trọng Nghĩa gửi kiến nghị khẩn cấp về đơn kêu oan của 5 người dân
Cập nhật lúc 15:23
Trao đổi với PV Thanh Niên trong ngày 24.1, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho biết trước đó ông có nhận được đơn kêu oan của 5 người trên, và cũng từng có văn bản chuyển đơn kêu oan này đến các cơ quan có thẩm quyền.
5 người dân có đơn
gửi ĐBQH Trương Trọng Nghĩa kêu cứu liên quan đến vụ án trộm cắp tài sản ở
Kon Tum. Ảnh: NGÂN NGA
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), ủy viên Ủy
ban Tư pháp Quốc hội, ông Trương Trọng Nghĩa cho biết ông vừa gửi kiến nghị
khẩn cấp (ngày 23.1) đến Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối
cao, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, kiến nghị xem xét rút quyết định
kháng nghị của TAND tối cao ban hành ngày 26.7.2018, do Phó chánh án TAND tối
cao Nguyễn Trí Tuệ ký quyết định kháng nghị.
Có xử lý hình sự được không ?
Theo ông Trương Trọng Nghĩa, 5 người
dân gồm: anh Phan Tiến Dũng, Lê Quốc Khánh, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Thụ và
Nguyễn Ngọc Bình có hành vi vào rừng cưa cẫy gỗ trắc đã chết là vi phạm pháp
luật. Nhưng cũng theo ông Trương Trọng Nghĩa, trong trường hợp vi phạm này, 5
người dân trên chỉ phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vào tháng 6.2018, TAND tỉnh Kon Tum xử
phúc thẩm đã tuyên 5 công dân trên không phạm tội “trộm cắp tài sản” như cáo trạng của
Viện KSND H.Đắk Hà (Kon Tum).
Từ đó, theo ông Trương Trọng Nghĩa,
kháng nghị của TAND tối cao sau đó (đề nghị TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử
giám đốc thẩm 5 bị cáo tội “trộm cắp tài sản” - PV) là có nguy cơ làm oan
sai.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nêu, dựa vào
các quy định pháp luật thì cây gỗ 5 bị cáo cưa là lâm sản và khi cưa không
được Ban quản lý (BQL) rừng đặc dụng Đắk Uy cho phép nên hành vi này là “khai
thác rừng đặc dụng trái phép”. Tuy nhiên tang vật chỉ có 0,123 m3,
chưa đủ định lượng 5 m3 nên không thể xử lý hình sự về hành vi
“khai thác trái phép”.
Ngoài ra, theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa,
rừng đặc dụng Đắk Uy là rừng tự nhiên, không có mối quan hệ dân sự chuyển
giao, nên việc các cơ quan tiến hành tố tụng xác định 5 người dân phạm tội
“trộm cắp tài sản” cũng không phù hợp…
Trao đổi với PV Thanh Niên
trong ngày 24.1, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho biết trước đó ông có nhận được
đơn kêu oan của 5 người trên, và cũng từng có văn bản chuyển đơn kêu oan này
đến các cơ quan có thẩm quyền.
Vì sao Tòa tối cao kháng nghị?
Trước đó, theo cáo trạng của Viện KSND
H.Đắk Hà (Kon Tum), anh Phan Tiến Dũng là kiểm lâm của rừng đặc dụng Đắk Uy
(tỉnh Kon Tum). Tháng 4.2016, anh Lê Quốc Khánh xin anh Dũng vào rừng Đắk Uy
cưa lấy gỗ trắc đã chết khô. Cả nể việc anh Khánh thường tìm thuê người làm
cà phê giúp mình nên anh Dũng đồng ý.
Hôm sau, anh Khánh cùng anh Bảy, anh
Thụ và anh Bình vào rừng cưa cây gỗ trắc đã chết khô thì bị phát hiện. Riêng
khúc gỗ 0,123 m3 mà các bị cáo cưa được định giá hơn 19 triệu
đồng.
Từ năm 2016 - 2018, vụ án được nhiều
lần đưa ra xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Đến tháng 6.2018, TAND tỉnh Kon Tum xử
phúc thẩm đã tuyên 5 người dân này không phạm tội “trộm cắp tài sản”.
Đến tháng 7.2018, Phó chánh án TAND tối
cao Nguyễn Trí Tuệ ký quyết định kháng nghị, đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND
cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh
Kon Tum và giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND H.Đắk Hà, tuyên phạt các bị cáo
từ 11 - 14 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản”.
Nội dung kháng nghị của Tòa tối cao nêu
rõ, cây gỗ bị cưa là gỗ trắc thuộc danh mục động, thực vật rừng nguy cấp, quý
hiếm; trong nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Theo TAND tối cao, rừng đặc dụng Đắc Uy
là rừng tự nhiên và cây gỗ trắc đã chết khô nhưng vẫn là tài sản của nhà
nước, vẫn có giá trị được định giá là hơn 19 triệu đồng, vì vậy tòa sơ thẩm
tuyên phạt các bị cáo phạm tội “trộm cắp tài sản” là đúng.
(Theo Thanh Niên) Phan Thương
|
Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét