Tại sao cứ thầy cô nào chống tiêu cực
là bị cô lập, trù dập, đánh hội đồng?
Cập nhật lúc 15:02
"Lãnh đạo luôn tìm mọi cách bao che cho Hiệu trưởng. Mặt
khác, còn doạ dẫm những người đấu tranh, khiến chúng tôi không khỏi hoang
mang lo lắng".
Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhận được sự đồng tình cao của
những giáo viên đã và đang trên con đường đấu tranh chống tiêu cực.
Trong chỉ thị này, Bộ Chính trị yêu cầu: “Cần
xác định rõ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ
quan chức năng ở các cấp...”.
Đồng tình với
nhiều nội dung của Chỉ thị này, có ý kiến cho rằng, những thầy cô đấu tranh
chống tiêu cực cần biểu dương và ghi công vì đây là người có nhân cách.
Quá trình đấu
tranh, các giáo viên đã mất nhiều thứ cũng chỉ vì không thỏa hiệp với cái
xấu, cái ác.
Đây là những
nhà giáo rất khác xa so với những người nịnh nọt, tâng bốc, bảo vệ cái sai
của lãnh đạo.
Ấy vậy mà, thực
tế những người đấu tranh chống tiêu cực lại chịu rất nhiều áp lực, khổ ải,
thậm chí bị trù dập không thương tiếc.
Phóng viên Báo
Điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận nhiều câu chuyện buồn từ hành trình ưu
tư của những giáo viên chống tiêu cực.
Thậm chí đã có
những người thân bại danh liệt chỉ vì không đứng về phía cái sai.
Câu chuyện của
cô D. (đề nghị không nêu tên) ở Hà Nội - người dám đứng lên chống tiêu cực
của Hiệu trưởng và Kế toán tại trường Ng.T.N là một ví dụ.
Tâm sự với
phóng viên, cô D. chia sẻ rằng, cô vào ngành giáo dục tròn 33 năm (không
kể thời gian học tại Đại học Sư phạm).
Từ khi vào nghề
mang trong mình hoài bão dạy người vô cùng lớn lao và mãnh liệt, yêu nghề và
yêu trẻ biết nhường nào!
Nói về ngành
giáo dục, lại nói về tham nhũng ai cũng thấy tréo ngoe, khó ai tin. Nhưng
ngôi trường Ng.T.N - nơi cô D. gắn bó 21 năm thì tiêu cực đã tồn tại nhiều
năm trời.
Theo cô D.,
thực trạng nơi trường cô dạy học thì tiền của nhà nước cấp cho tập thể cán bộ
giáo viên, tiền dạy thêm, tiền thu nhiều khoản trái phép của phụ huynh học
sinh khá nhiều nhưng thu nhập thì chẳng được là bao. Hơn nữa, lại kém các
trường bạn.
Nhưng cứ
hễ giáo viên có ý kiến là bị Hiệu trưởng phản bác và trù
dập.
Hơn thế nữa bị
bạn bè, đồng nghiệp cô lập.
Thậm chí, Hiệu
trưởng còn mượn tay phụ huynh trừng trị bằng cách viết đơn đòi thay giáo viên
dạy.
Trước những bất
cập đó, cô D. và 6 cô giáo khác đã dũng cảm lên tiếng yêu cầu các cấp có thẩm
quyền vào cuộc làm rõ đem lại sự minh bạch và quyền lợi chính đáng cho tập
thể giáo viên.
Tuy nhiên theo
cô D., quá trình đấu tranh tìm lại sự minh bạch và đưa sai phạm ra ánh sáng
kể từ tháng 10/2017 đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Cô D. tâm sự
rằng: “Cô và các giáo viên rất cô đơn, cô độc đi tìm công lý. Trong khi lãnh
đạo thì tìm mọi cách bao che cho Hiệu trưởng và kế toán.
Mặt khác còn
doạ dẫm những người đấu tranh, khiến chúng tôi không khỏi hoang mang lo sợ!
Hơn thế nữa Ủy
ban kiểm tra Huyện uỷ, Huyện X. còn gọi chúng tôi đến cơ quan điều tra như
hỏi cung và không khỏi doạ dẫm, xúc phạm!
Trong tập thể
nhà trường thì Hiệu trưởng và kế toán nắm hoàn toàn tài chính nên
xúi giục, chia bè kéo cánh nhằm che đậy tội lỗi và đàn áp, doạ nạt, cô
lập những người đấu tranh làm cho nao núng tinh thần”.
Đồng cảnh ngộ
với cô D. là cô H. ở Thái Nguyên. Tâm sự với phóng viên, cô H. cho rằng, cô
là một Bí thư chi bộ, một Phó Hiệu trưởng nhà trường tương đối thông hiểu
luật pháp…nhưng cô vẫn bị kỷ luật, khởi tố, cách chức, điều chuyển công tác
khi tham gia vào đấu tranh chống tiêu cực.
Theo cô H.
trong Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị có nêu: “Cần xác định rõ việc bảo vệ
người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước
hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các
cấp...” nhưng thực trạng ở một số địa phương là chính những người có trách nhiệm
bảo vệ người tố cáo lại là những người nằm trong hệ thống sai phạm.
“Cho nên việc
người tố cáo bị trả thù vì đụng chạm đến nhóm lợi ích là chuyện thường xảy
ra”, cô H. cho biết.
(Theo GDVN) Trinh
Phúc
|
Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét