Mỹ-Ukraine muốn Nga giơ mặt chịu đấm
mà vẫn phải trả tiền!
Cập nhật lúc 15:00
Mỹ buộc Nga phải bỏ món lợi
kếch xù từ Nord Stream-2 và TurkStream, bán khí đốt nhỏ giọt cho EU qua
Ukraine, lại quả thêm hàng tỷ USD cho Kiev.
Mỹ-Ukraine kịch liệt chống "Dòng
chảy Phương Bắc 2"
Tờ Handelsblatt dẫn lời quan chức Nhà
Trắng đưa tin, Hoa Kỳ đã yêu cầu Liên minh châu Âu có hành động tích cực
chống lại dự án xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy Phương Bắc 2”
(Nord Stream 2) của Nga, được thiết kế chạy ngầm dưới đáy biển Baltic.
"Chúng tôi muốn dự án này phải
dừng lại… Đã đến lúc hành động" - tờ báo dẫn lời nhân viên trong chính
quyền Mỹ nói về tính cấp thiết của việc phải ngăn chặn Nord Stream 2.
Vào tháng 1, đại sứ Mỹ tại Đức, ông
Richard Grenell, đã gửi thư tới các công ty Đức tham dự vào dự án này, đe dọa
sẽ áp đặt lệnh trừng phạt với các công ty này vì có dính líu đến "Dòng
chảy Phương Bắc 2".
Theo ông, việc triển khai dự án này
cùng với "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" sẽ khiến cho việc vận chuyển nhiên
liệu qua Ukraine là không cần thiết. Tuy nhiên, chính phủ Đức tuyên bố rằng
không có căn cứ pháp lý nào để can thiệp vào dự án. Trước đó, Thủ tướng Ba
Lan cũng thừa nhận không thể đình chỉ việc xây dựng đường ống dẫn khí.
Được biết, Mỹ cũng tiếp tục yêu cầu các
đối tác đồng minh thuộc Liên minh châu Âu thực hiện các biện pháp đảm bảo an
ninh năng lượng riêng. Ngoài ra, Washington tin rằng EU có nghĩa vụ đảm bảo
"nguồn cung cấp khí đốt không bị gián đoạn qua hành lang trung chuyển
Ukraine".
Vừa qua, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết
sau cuộc họp của Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin và Bộ trưởng Năng lượng
Mỹ Rick Perry rằng, Washington và Kiev đã thỏa thuận sẽ có những hành động
chung nhằm chống lại việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc - 2.
Hai bên đồng ý rằng dự án này đang
phá hoại an ninh và ổn định năng lượng của châu Âu. Ngoài ra, ông Perry đã có
cuộc gặp mặt với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Nhà lãnh đạo Kiev nhấn
mạnh sự cần thiết phải tiếp tục chống lại dự án Dòng chảy Phương Bắc -
2, cũng như đa dạng hóa các nguồn năng lượng, đặc biệt, bằng cách mở rộng cơ
hội cung cấp khí đốt hóa lỏng từ Mỹ.
Bàn về vấn đề này, Ngoại trưởng Ba Lan
Jacek Czaputowicz tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với Handelsblatt rằng, dự án
đường ống dẫn khí “Dòng chảy Phương Bắc - 2” đang làm mất hiệu lực các đòn
trừng phạt và “giết dần giết mòn” Ukraine,
Nếu việc vận chuyển khí đốt của Nga qua
Ukraine bị dừng lại, Kiev sẽ không chỉ bị hao hụt nguồn thu đáng kể (ít nhất
là mất 2 tỷ USD phí trung chuyển và giá ưu đãi khí đốt; mất thêm vài tỷ USD
mua khí đốt LNG giá cao của Mỹ và mua lại của các nước châu Âu), mà còn không
đảm bảo được an toàn trước sự xâm lược của Nga.
Theo lời quan chức của quốc gia đang
chống Nga kịch liệt nhất, Liên minh châu Âu và NATO cần có những hành động
quyết liệt hơn đối với Nga, quyết không để dự án này trở thành hiện thực.
Ukraine thấy ‘Dòng chảy Thổ Nhĩ
Kỳ’ nguy hiểm hơn
Hết tìm mọi cách ngăn chặn dự án cung
cấp khí đốt cho Bắc Âu mang tên Nord Stream 2, Ukraine lại bày tỏ quan điểm
về sự nguy hiểm của dự án vận chuyển khí đốt Nga qua Nam Âu là “Dòng chảy Thổ
Nhĩ Kỳ” (TurkStream). Chính quyền Kiev coi đây mới là “dự án nguy hiểm nhất”.
Tạp chí "Novoe vremya" dẫn
nguồn từ ông Karel Girman chuyên gia năng lượng thuộc “Nhóm cố vấn hỗ trợ cải
cách chiến lược” của Chính phủ Ukraine cho biết, đối với Kiev, đường ống dẫn
khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ còn nguy hiểm hơn cả “Dòng chảy phương Bắc - 2”, vì
sau khi khai thông toàn bộ hai tuyến đường ống dẫn khí đốt này thì Ukraine
cuối cùng sẽ bị cắt mất chức năng trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.
Theo nhận xét
của chuyên gia Girman, "Dòng chảy phương Bắc-2" không thể cung cấp
khí đốt cho người mua từ phần nam châu Âu, yếu tố này khiến Ukraine vẫn còn
cơ may duy trì phần lớn hệ thống quá cảnh. Tuy nhiên, khi vận hành toàn bộ
chuỗi "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", khí đốt của Nga sẽ được cung cấp đến
Italia, Pháp và các nước vùng Balkan.
Đồng thời, theo
lời vị cố vấn này, trong trường hợp xây dựng "Dòng chảy phương
Bắc-2" thì Ukraine và Hoa Kỳ - hai nước vốn luôn phản đối dự án - sẽ có
lợi ích trùng khớp, còn trong trường hợp với "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ"
sẽ không có sự tương hợp như vậy.
Thổ Nhĩ Kỳ có
sự độc lập rất cao trong chính sách đối ngoại, Washington cũng không thể buộc
Ankara đi theo định hướng của mình, Kiev thì lại càng không. Do đó, dự án
Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ mới là nguy hiểm nhất vì cả Mỹ và Ukraine đều không có
khả năng ngăn chặn nó.
Giới chuyên gia
rất lấy làm buồn cười về cái tiêu chuẩn kép này. Mỹ và Ukraine viện cớ “bảo
đảm an ninh năng lượng châu Âu” để ngăn chặn Nord Stream-2 và TurkStream
nhưng cuối cùng lại hở cái đuôi cáo là Washington muốn chiếm lĩnh thị trường
khí đốt châu Âu của Moscow, thay thế khí đốt đường ống Nga bằng khí hóa lỏng
(LNG) Mỹ.
Giới chức lãnh
đạo Kiev cũng nhiều lần phát biểu rằng, Nord Stream 2 và TurkStream làm mất
hiệu lực các lệnh trừng phạt của Mỹ và đang hủy hoại chính Ukraine nhưng lại
quên rằng, vậy thì tuyến đường ống qua Ukraine có hủy hoại lệnh trừng phạt
của Mỹ và Ukraine hay không?
Mỹ và Ukraine
tuyên bố trừng phạt Nga, bóp chết Nga vậy thì cắt đứt luôn cái tuyến đường
ống “Dòng chảy Ukraine” ấy đi, cần gì vài tỷ USD phí trung chuyển khí đốt mà
phải nài nỉ?
Mỹ ra điều kiện
ban ơn là sẽ để lại cho Nga một thị phần nhỏ trong miếng bánh châu Âu, nhưng
với điều kiện là Moscow phải từ bỏ các tuyến đường ống bán được nhiều khí đốt
gấp bội của mình, quay lại với “cái máng lợn Ukraine”, lại quả thêm nhiều tỷ
USD cho đàn em Kiev.
Như vậy, chả
khác nào Nga giơ mặt cho Mỹ và Ukraine đấm nhưng còn phải đưa thêm tiền và
cuối cùng vẫn phải cảm ơn Washington và Kiev?
(Theo Đất Việt) Nhật
Nam
|
Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét