09:31
Châu Phi quay lưng với Bắc Kinh
TT - Con đường chinh
phục châu Phi của người Trung Quốc là một chính sách có chủ đích, và Trung
Quốc như đã làm được điều mình muốn. Nhưng, giờ đây châu Phi đang quay lưng
với “sự khai hóa” của Bắc Kinh để chuyển hướng sang những nhà đầu tư khác...
Vì sao?
Biếm họa đăng
trên tuần báo Le Congolais tố cáo Trung Quốc chỉ săm soi nguyên liệu ở châu
Phi
Đầu tháng
2-2013, người Trung Quốc và người bản địa đã cùng tập trung tại Dar es
Salaam, thành phố lớn nhất Tanzania, để xem biểu diễn múa rồng và múa sư tử.
Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete khi đó gây bất ngờ cho báo giới với lời
chúc tết bằng tiếng Hoa: “Chúc mừng năm mới nhân dân Trung Quốc! Chúc năm mới
vui vẻ, như ý cát tường, một năm mới tốt lành!”.
Báo China Daily lúc ấy mô tả
Châu Phi “nói” tiếng Hoa
Trong buổi diễn thuyết tại Trường đại học
Thật ra, từ những năm đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã dần hất cẳng
Mỹ để thống trị châu lục giàu tài nguyên này. Từ năm 2003-2013, hơn 2.000
công ty, nhà máy Trung Quốc đã ồ ạt “tiến sang châu Phi” nhờ hàng loạt chính
sách ưu đãi về vốn được hỗ trợ từ các ngân hàng chủ chốt của Trung Quốc kèm
theo những chính sách, thủ tục dễ dàng của Nhà nước Trung Quốc.
Cùng với kinh tế, trong vòng tám năm kể từ khi “Học viện Khổng
Tử” đầu tiên được xây dựng tại Kenya năm 2005, Trung Quốc đã xây dựng 29 trụ
sở khác ở 22 nước châu Phi. Theo số liệu của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc,
tính đến năm 2012, Trung Quốc đã dành ra gần 600 suất “Học bổng Khổng Tử”
(học bổng cấp cho người nước ngoài học tiếng Hoa và văn hóa Trung Quốc) cho
các sinh viên châu Phi học tập tại Trung Quốc. Các sinh viên này đã mang về
đất nước mình một nền văn hóa “rất Trung Quốc”.
Năm 2011, Trung Quốc bắt đầu đưa phim truyền hình nước này lên
màn ảnh nhỏ châu Phi.
“Món quà của rồng”!
Các ông chủ Trung Quốc rất tự hào mình là người “khai hóa” các
nước nghèo nhất châu Phi và trao tặng cho lục địa đen này “món quà của rồng”.
“Chúng tôi đã đem đến những gì? Đem đến vốn liếng, kỹ thuật, kinh
nghiệm quản lý và cả thị trường, sau đó chúng tôi còn mở mang, gia công, sản
xuất, tiêu thụ giúp họ... Họ vốn chẳng có kỹ thuật, thị trường, đội ngũ quản
lý, vốn cũng không có nốt. Chúng tôi làm vậy là để giúp đất nước họ phát
triển kinh tế, giải quyết vấn đề sức lao động dư thừa, góp phần làm tăng thu
nhập cho họ. Đây sao có thể gọi là tranh giành được?” - Đài truyền hình CCTV
hồi tháng 2-2013 dẫn lời ông Lưu Thương Long, chủ tịch hội đồng quản trị Tập
đoàn Hoành Đạt, tập đoàn đã đổ rất nhiều vốn để đầu tư sang châu Phi. Theo
ông Lưu, các doanh nghiệp Trung Quốc “chỉ lấy đi một chút của người khác”.
Trái với những gì ông Lưu phát biểu, các dự án khai thác khoáng
sản của Trung Quốc ở châu Phi đang tàn phá dữ dội môi trường lục địa đen. Các
mỏ đồng ở
Theo tạp chí Mining Weekly, số thợ mỏ thiệt mạng tại Trung Quốc
trong hai năm 2010 và 2011 đã lên đến hơn 4.400 người. Khi Trung Quốc lên kế
hoạch đóng cửa khoảng 5.000 khu mỏ kém an toàn cũng chính là lúc nước này
“xuất khẩu” các khu mỏ tiềm ẩn nhiều tai nạn này sang châu Phi.
Theo AFP, giới chủ người Trung Quốc ở châu Phi thuê lao động lục
địa đen làm việc 18 giờ/ngày với mức giá rẻ mạt (dưới 4 USD/ngày), trong khi
chẳng hề để ý đến an toàn lao động. Một vụ nổ ở mỏ đồng tại Chambishi, Zambia
năm 2005 làm 46 công nhân Zambia thiệt mạng. Trước tình trạng này, tháng
2-2013 Chính phủ
Kết quả một khảo sát cũng cho thấy trong khi Bắc Kinh hô hào sẽ
tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, thì 90% lượng công việc tại các
dự án do Bắc Kinh đầu tư ở châu Phi đều rơi vào tay lao động Trung Quốc được
“nhập khẩu”.
Phát biểu tại trung tâm hội nghị quốc tế Julius Nyerere ở
Tanzania hôm 25-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận những thực tế
vừa qua và cam kết sẽ đưa ra những biện pháp thiết thực để giải quyết ổn thỏa
các vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi.
Thế nhưng, giờ đây lục địa đen như tỉnh thức và bắt đầu chuyển
hướng sang các nhà đầu tư khác...
(Theo Tuổi trẻ) ĐÔNG PHƯƠNG
|
Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét