Săn lùng tài sản của ông Gaddafi
Ông Gaddafi đã bí mật đưa hơn 200 tỉ USD ra khỏi Libya để đầu tư trong các tài khoản ngân hàng, bất động sản, đầu tư doanh nghiệp khắp thế giới. Con số này gấp đôi so với ước tính trước đó của các chính phủ phương Tây.Báo Los Angeles Times dẫn nguồn tin của các quan chức Libya giấu tên cho biết đầu năm 2010 Mỹ đã phát hiện chính quyền Libya sở hữu 37 tỉ USD trong các tài khoản và đầu tư ở Mỹ. Chính quyền Mỹ đã nhanh chóng đóng băng số tiền này để ngăn chặn những người trong gia đình ông Gaddafi chuyển đi nơi khác. Các chính phủ Pháp, Ý, Anh và Đức cũng kịp thời đóng băng khoảng 30 tỉ USD.
Các nhà điều tra trước đó ước tính ông Gaddafi có thể đã chuyển hướng đầu tư 30 tỉ USD sang nơi khác ngoài Mỹ trên tổng số khoảng 100 tỉ USD.
Số tiền thực là bao nhiêu?
Các cuộc điều tra chi tiết của các chính quyền Mỹ, châu Âu và
Hầu hết số tiền của ông Gaddafi đều đặt dưới tên sở hữu là các tổ chức của chính quyền như Ngân hàng Trung ương Libya, Cơ quan đầu tư Libya, Ngân hàng nước ngoài Libya, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya cũng như các công ty đầu tư như Quỹ đầu tư Libya châu Phi.
Ông Gaddafi và thành viên trong gia đình đều có thể tiếp cận bất kỳ nguồn tiền nào nếu muốn.
Victor Comras, cựu chuyên gia về chống rửa tiền tại Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ, cho Reuters biết: “Gaddafi không phải gã khờ. Số tiền quá lộ và quá dễ dàng bị phát hiện cất giữ ở các ngân hàng phương Tây và cơ sở tài chính khác đều đã bị đóng băng”.
Ngoài số đó còn một lượng tiền lớn ở các tài khoản bí mật, các bộ sưu tập nghệ thuật và cả những tài sản bất động sản đứng tên người khác hoặc các quỹ quản lý. “Tìm ra số tiền này cần sự hỗ trợ lớn trong truy tìm nguồn gốc tài chính, và việc này lại rất khó khăn” - Comras nhận định.
Theo Reuters, nếu chia đều số tiền hơn 200 tỉ USD cho gần 7 triệu dân Libya, nơi mà 1/3 dân số sống trong nghèo khổ, mỗi công dân nước này sẽ có 30.000 USD. Số tiền này nếu lấy lại được có thể giúp chính quyền lâm thời
Những rào cản
Một trong những rào cản là đến nay thế giới vẫn chưa có khung pháp lý hay công ước nhằm đặt ra quy trình tìm kiếm, lấy lại và trả lại tài sản cho người dân các nước này. Sáng kiến phục hồi tài sản bị đánh cắp đang được Ngân hàng Thế giới và Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc thực hiện theo các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng.
Rào cản pháp lý đã khiến nỗ lực tìm kiếm và phục hồi rất hạn chế, chỉ 5 tỉ USD trong số 20-40 tỉ USD được cho là bị tham nhũng và bị tẩu tán được trả lại cố hương.
Đó là chưa kể tới rất nhiều tranh cãi có thể xảy ra, liên quan việc ai có thể là người được hưởng lợi từ số tài sản bị thu hồi và trả lại. “Đó sẽ là một mớ bòng bong rất lớn, khó tháo gỡ”. Khối tài sản của gia tộc Gaddafi được coi lớn đến mức “không ai thật sự biết được quy mô của nó ra sao” như mô tả của một điều tra viên.
Nếu đúng như vậy, “vua của các vị vua” này sẽ đi vào lịch sử với tư cách là một trong những lãnh đạo tham lam và kỳ lạ nhất thế giới, với mức quy mô vơ vét không kém gì Mobutu Sese Seko ở
Cho đến nay Liên Hiệp Quốc mới cho phép trả 1,5 tỉ USD cho
Mai táng ông Gaddafi và con trai ở một nơi bí mật Một quan chức Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya (NTC) cho biết thi thể của nhà lãnh đạo bị lật đổ Gaddafi cùng con trai Motassim và cựu bộ trưởng quốc phòng Abu Baker Yunis đã được chôn cất trong ngày 25-10 tại một địa điểm bí mật trong sa mạc. Suốt bốn ngày qua kể từ khi bị giết, thi thể của họ đã được để nằm dưới đất và bị phơi bày công khai tại kho lạnh ở một khu chợ cũ tại Mistara cho mọi người xếp hàng tới xem. Theo phong tục của người Hồi giáo, người chết phải được mai táng ngay trong 24 giờ. Hiện NTC huy động một lực lượng lớn để truy bắt Saif al-Islam Gaddafi, một con trai khác của ông Gaddafi, được cho đang lẩn trốn tại vùng sa mạc rộng lớn phía nam Libya, giáp biên giới Niger và Algeria. Như vậy, trong số các con trai của ông Gaddafi đã có ba người tử nạn trong tám tháng chiến tranh vừa qua và ba người khác đang tị nạn tại |
HẠNH NGUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét