Xanh mặt vì nước chấm làm từ... hóa chất
Không công bố rõ ràng nước chấm nguyên chất hay pha chế, các công ty sản xuất nước chấm đang đánh lừa người tiêu dùng bằng quảng cáo.
Nhiều doanh nghiệp có thâm niên sản xuất, kinh doanh mặt hàng này khẳng định, phần lớn các loại nước chấm được tiêu thụ mạnh hiện nay chỉ là nước chấm công nghiệp, được pha trộn từ nước muối, phẩm màu và hương liệu…
Ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc công ty TNHH nước mắm Việt Hương Hải (TP HCM), cho biết, doanh nghiệp của ông thường xuyên được các đối tác mời mua những loại hóa chất, hương liệu để pha chế nước mắm với giá rẻ. “Với công nghệ làm nước mắm như vậy, những doanh nghiệp sản xuất nước mắm theo công thức truyền thống không thể cạnh tranh nổi…”, ông Hải nói.
Bà Ngô Cẩm Vân, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân nước mắm Cẩm Vân, bức xúc cầm nhiều chai nước mắm lên, thông tin nhãn hiệu ghi nước mắm cá hồi nhưng giá chỉ có khoảng 40.000 đồng/lít. “Với giá cá hồi đắt đến mức phải tận dụng cả xương đầu, vây cá để bán thử hỏi có ai dám lấy loại cá này làm nước mắm rồi bán với giá rẻ như vậy?”, bà Vân thắc mắc.
Các doanh nghiệp trung thành với cách sản xuất nước mắm theo quy trình truyền thống cho rằng, rất nhiều đơn vị pha chế nước mắm hiện nay đã “co kéo” chất lượng nước mắm bằng hóa chất. Chẳng hạn, để hợp khẩu vị, nhiều doanh nghiệp giảm lượng muối trong quy trình sản xuất khiến nước mắm có thể… uống được. Tuy nhiên, lượng muối giảm sẽ làm nước mắm có mùi khó chịu, không giữ được lâu. “Nhưng chuyện này không khó bởi các nhà sản xuất đã có nhiều loại hóa chất để chống lại quá trình biến chất của nước mắm”, theo bà Ngô Cẩm Vân: “Hầu hết các hóa chất này đều là chất độc nên bị cấm sử dụng. Nhật Bản kiểm soát gắt gao những loại chất này, nhưng ở Việt Nam lại bỏ qua. Không những vậy, nhiều tiêu chuẩn tối thiểu của nước mắm được đặt ra nhưng dường như chỉ để… tham khảo”.
Vậy, chất lượng nước chấm nhập nhèm, tiêu chuẩn chưa có lại quản lý lỏng lẻo, theo các doanh nghiệp, thiệt thòi lớn thuộc về người tiêu dùng. Bởi cứ nghe quảng cáo bằng hình ảnh bắt mắt, những lời tán tụng không đúng sự thật và nhất là luôn tin tưởng những sản phẩm quảng cáo rầm rộ đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, nên người tiêu dùng yên tâm với những sản phẩm này.
Vậy, chất lượng nước chấm nhập nhèm, tiêu chuẩn chưa có lại quản lý lỏng lẻo, theo các doanh nghiệp, thiệt thòi lớn thuộc về người tiêu dùng. Bởi cứ nghe quảng cáo bằng hình ảnh bắt mắt, những lời tán tụng không đúng sự thật và nhất là luôn tin tưởng những sản phẩm quảng cáo rầm rộ đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, nên người tiêu dùng yên tâm với những sản phẩm này.
Theo bà Lưu Đường, Chủ nhiệm câu lạc bộ nước chấm TP HCM, do hầu hết các doanh nghiệp làm nước mắm nguyên chất không có tiềm lực tài chính để thực hiện các chương trình quảng bá, khuếch trương thương hiệu nên dù chất lượng ngon đến đâu, có đảm bảo an toàn tuyệt đối cũng không thể cạnh tranh nổi với các nhà sản xuất công nghiệp có thế mạnh về tài chính. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất chân chính, không thể cứ mãi duy trì hình thức quảng cáo nước chấm theo kiểu thích gì nói nấy, nước chấm có tiêu chuẩn này nọ.
Việc cần thiết là Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phải có một bộ quy chuẩn, quy định rõ ràng về các thành phần công bố trên nhãn hiệu các loại nước chấm, chứng minh được nguồn gốc các thành phần. Đồng thời phải có thông tin công bố giúp người tiêu dùng phân biệt rõ đâu là hàng nguyên chất, đâu là hàng pha trộn công nghiệp. Có như vậy việc cạnh tranh mới lành mạnh hơn, giúp người tiêu dùng yên tâm với nước chấm, vốn là một loại không thể thiếu trong bữa ăn.
Theo ông Phan Bảo Tâm, Giám đốc Công ty TNHH nước chấm Me Kong (Long An), trước đây tại TP HCM có 60 - 70 doanh nghiệp và khoảng 6 - 7 cơ sở sản xuất, chế biến nước chấm ở các tỉnh xung quanh. Nhưng khi xảy ra sự cố nước chấm chứa 3-MCPD, thừa cơ các đơn vị phải lo thu hồi sản phẩm, thay đổi công nghệ, nhiều công ty pha chế nước mắm công nghiệp “đục nước béo cò”, cạnh tranh không lành mạnh khi mang sản phẩm đến các cửa hàng, điểm phân phối… chào mời kèm những bài báo nói về các loại nước chấm đang chiếm lĩnh thị trường trước đó đều nhiễm 3-MCPD. Đến nay, TP HCM chỉ còn lại 9 – 10 doanh nghiệp nước chấm cùng với 1 – 2 doanh nghiệp các tỉnh đang chật vật bám thị trường. |
Đăng Thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét