Quốc hội Pháp nhận kêu gọi sớm rút
khỏi NATO
Cập
nhật lúc 08:57
Nước Pháp đang sống trong không
khí tức giận cho rằng Mỹ "đâm sau lưng", giật của họ hợp đồng đóng
tàu ngầm trị giá tới 35 tỷ USD.
Sự hình thành liên minh quốc phòng ba
bên - AUKUS, giữa Australia, Anh và Hoa Kỳ đã dẫn đến việc Pháp mất hợp đồng
hải quân trị giá hàng chục tỷ USD. Hành động của các "đồng minh"
phương Tây đã gây ra một cơn bão phẫn nộ ở Paris. Bộ Ngoại giao Pháp phải triệu hồi các
đại sứ từ Mỹ và Australia về để tham vấn, phái đoàn ngoại giao Pháp tại
Washington thậm chí đã hủy bỏ tiệc chiêu đãi nhân kỷ niệm 250 năm chiến thắng
của hạm đội nước này trước người Anh trong Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ
(Trận chiến Chesapeake). Người Pháp cho rằng họ bị xúc phạm đến mức đã có
những lời kêu gọi rút khỏi NATO được đưa ra trong Quốc hội. "Paris cần phải ngừng ảo tưởng,
nên rút khỏi NATO và đình chỉ việc thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ của
Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, cơ sở mà Washington muốn đặt ở Toulouse
(dự kiến hoàn thành vào năm 2022)", ông Jean-Luc Melanchon - nghị
sĩ đồng thời là ứng viên Tổng thống của Pháp thuộc phe Xã hội cho biết.
Tuy vậy nhiều chuyên gia cho rằng bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị bùng nổ và nỗi đau rõ ràng liên quan tới vấn đề kinh tế, Paris sẽ không rút khỏi NATO trước cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở Pháp, sẽ được tổ chức vào tháng 4 năm 2022. Nguồn gốc sự phẫn nộ của Pháp bắt đầu từ năm 2016, công ty DCNS trở thành người chiến thắng trong đấu thầu của Hải quân Austrlia. Các bên đã ký một hợp đồng, theo đó
Canberra hứa trả cho Paris khoảng 50 tỷ AUD (35,8 tỷ USD) cho 12 tàu ngầm
diesel-điện Shortfin Barracuda Block 1A (phiên bản phi hạt nhân của tàu ngầm
nguyên tử đa năng Barracuda), dự kiến bắt đầu được chế tạo vào năm 2023. Tới tháng 5 năm 2020, giữa đại dịch
COVID-19, Bộ Quốc phòng Australia cho biết sau khi tính đến lạm phát và tỷ
giá hối đoái, việc chế tạo tàu ngầm không còn phù hợp với số lượng quy định
trong hợp đồng. Hóa ra việc đóng 12 chiếc Shortfin Barracuda Block 1A sẽ cần
chi số tiền gấp gần 2 lần - 90 tỷ AUD (66 tỷ USD). Vào tháng 3 năm 2021, Pháp còn không
muốn chuyển giao những công nghệ bí mật để Australia có thể tự đóng những
phương tiện tác chiến trên ngay tại chỗ, đe dọa phá vỡ hợp đồng. Sau đó Washington đã nhảy vào và đề
nghị Canberra mua tàu ngầm đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trước lợi
ích quá lớn, rõ ràng tàu ngầm Pháp không còn cần thiết đối với
Australia, và việc thành lập một liên minh chỉ là vấn đề thời gian. (Theo Đất Việt)
Tùng Dương |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét