Nhân cách người dân và nhân cách “quan”
* Ngoài những “quan lộ”, còn bao nhiêu “quan chưa lộ”? *
Những ngày này, dư luận xôn xao về hai câu chuyện: Câu chuyện thứ nhất xảy ra hồi đầu tuần, gây bất bình trong dư luận, khi cơ quan chức năng bắt hai vị "quan" ở tỉnh Sóc Trăng là Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Thanh Lèo và Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe loại 3 Trần Văn Tân đánh bạc với nhau mỗi ván cược tới 5 tỷ đồng. Tổng số tiền cờ bạc hai vị quan này còn thiếu nợ nhau tới 22 tỷ đồng.
Câu chuyện thứ hai xảy ra hồi tháng 11, nói về chị Phạm Thị Lành bán vé số ở Long An. Chị Lành hứa bán chịu 20 tờ vé số cho khách mà chưa giao vé. Kết quả, đến 10 tờ trúng số, trong đó có 4 tờ trúng giải đặc biệt, tổng giá trị trúng thưởng là 6,6 tỷ đồng. Không giữ lại cho mình, chị Lành giao trả lại toàn bộ cho người mua.
Cả hai câu chuyện trên đều khiến nhiều người ngạc nhiên. Nghe chuyện ông Lèo, chính các "công tử Bạc Liêu" cũng phải lắc đầu, lè lưỡi. Nghe đâu, ông này đã nổi danh trong làng đổ bác. Người ta kháo nhau: "Cánh bán vé số dạo mà bán được cho ông là mừng đến… run tay". Còn nghe chuyện chị Lành thì nhiều người thực sự khâm phục, bởi vợ chồng chị lâu nay nghèo rớt mùng tơi, phải bỏ quê Đồng Tháp khăn gói đến Long An kiếm sống nhưng chị đã không tham lam như thực tế đã xảy ra nhiều chuyện tranh chấp vé số trúng thưởng. Chị nói: Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!
Vâng, một chị bán vé số lam lũ nhưng vẫn giữ nhân cách sáng ngời. Chị không để "thiên hạ coi không ra gì". Còn những "ông quan" dù đã có danh nhưng nhân cách lại rất mờ qua những ván bài. Ở đất Sóc Trăng, cả ông Lèo và ông Tân đều rất nổi tiếng trong chuyện làm ăn. Đều là viên chức nhà nước nhưng ông nào cũng có "sân sau" là các cơ sở kinh tế lớn, các nhà hàng quy mô. Thực tế nếu chỉ là viên chức nhà nước thì chắc chắn các ông không thể có nhiều tiền đến vậy. Nhưng các "quan" này đã lợi dụng chức vụ, lợi dụng chiếc ghế của mình để kiếm lời bất chính bằng các cơ sở làm ăn sân sau. Chính vị trí của ông Lèo đã cho ông những đặc quyền mà không doanh nghiệp nào dễ có được. Cũng vì ông này từng là trưởng ban quản lý các dự án ở địa phương, nên đã tranh thủ kiếm chác từ việc "đón đầu dự án".
Câu chuyện thứ hai xảy ra hồi tháng 11, nói về chị Phạm Thị Lành bán vé số ở Long An. Chị Lành hứa bán chịu 20 tờ vé số cho khách mà chưa giao vé. Kết quả, đến 10 tờ trúng số, trong đó có 4 tờ trúng giải đặc biệt, tổng giá trị trúng thưởng là 6,6 tỷ đồng. Không giữ lại cho mình, chị Lành giao trả lại toàn bộ cho người mua.
Cả hai câu chuyện trên đều khiến nhiều người ngạc nhiên. Nghe chuyện ông Lèo, chính các "công tử Bạc Liêu" cũng phải lắc đầu, lè lưỡi. Nghe đâu, ông này đã nổi danh trong làng đổ bác. Người ta kháo nhau: "Cánh bán vé số dạo mà bán được cho ông là mừng đến… run tay". Còn nghe chuyện chị Lành thì nhiều người thực sự khâm phục, bởi vợ chồng chị lâu nay nghèo rớt mùng tơi, phải bỏ quê Đồng Tháp khăn gói đến Long An kiếm sống nhưng chị đã không tham lam như thực tế đã xảy ra nhiều chuyện tranh chấp vé số trúng thưởng. Chị nói: Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!
Vâng, một chị bán vé số lam lũ nhưng vẫn giữ nhân cách sáng ngời. Chị không để "thiên hạ coi không ra gì". Còn những "ông quan" dù đã có danh nhưng nhân cách lại rất mờ qua những ván bài. Ở đất Sóc Trăng, cả ông Lèo và ông Tân đều rất nổi tiếng trong chuyện làm ăn. Đều là viên chức nhà nước nhưng ông nào cũng có "sân sau" là các cơ sở kinh tế lớn, các nhà hàng quy mô. Thực tế nếu chỉ là viên chức nhà nước thì chắc chắn các ông không thể có nhiều tiền đến vậy. Nhưng các "quan" này đã lợi dụng chức vụ, lợi dụng chiếc ghế của mình để kiếm lời bất chính bằng các cơ sở làm ăn sân sau. Chính vị trí của ông Lèo đã cho ông những đặc quyền mà không doanh nghiệp nào dễ có được. Cũng vì ông này từng là trưởng ban quản lý các dự án ở địa phương, nên đã tranh thủ kiếm chác từ việc "đón đầu dự án".
Chị “Lành vé số” và anh Tuấn
Sáu Lèo
Khi vụ việc bung ra thì chuyện "quan lộ" của hai ông cũng được công khai là học sinh bổ túc văn hóa công nông Sóc Trăng, học đến lớp 9 và sau đó có những sự thăng tiến về công danh khá “ngoạn mục”, để rồi kết cục là sự tha hóa. Những câu chuyện thật như bịa ấy không chỉ làm lộ ra những khiếm khuyết trong đội ngũ "công bộc của dân" mà còn đặt ra các câu hỏi lớn trong công tác quản lý cán bộ. Bắt một vụ cờ bạc, lộ ra quan tham đã khiến dư luận nhớ lại vụ lật xe gỗ ở Nghệ An làm lộ ra quan chức kiểm lâm biến chất hay vụ từ bữa nhậu phát hiện cán bộ kiểm sát vi phạm đạo đức ở Long An... Thực tế còn bao nhiêu "quan dỏm", bao nhiêu "quan" mất nhân cách như thế chưa lộ diện? (HNM) Nữ Quỳnh (*Tiêu đề của Kinh Bắc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét