13:31
Tương lai từ hai góc độ:
Đầu tư vàng và trái phiếu
Năm 2012, một số nhà đầu tư sẽ cho thấy họ đã mắc sai lầm và sẽ mất rất nhiều tiền.
Cả thị trường vàng lẫn thị trường trái phiếu chính phủ đều lầm lẫn về triển vọng lạm phát trong dài hạn. Việc giá vàng dao động quanh ngưỡng 1.900 USD/ounce hồi đầu tháng 9/2011 là một dấu hiệu cho thấy lạm phát bắt đầu tăng vọt.
Triển vọng này thông thường sẽ là tin xấu cho các thị trường trái phiếu chính phủ, nhưng vào thời điểm lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức dưới 2%, thì "những nhà đầu tư thận trọng với trái phiếu" lại quan ngại nhiều hơn về tình trạng giảm phát hơn là lạm phát.
Mặc dù giá vàng giảm và lãi suất trái phiếu đã tăng lên trong tháng 10/2011, nhưng sự đối lập cơ bản giữa hai nhân tố giá vàng và lãi suất trái phiếu vẫn chưa biến mất.
Việc lãi suất trái phiếu đứng ở các mức thấp kỷ lục trên thực tế có thể cho thấy các khoản đầu tư vào trái phiếu "rất hớ." Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể lấy trường hợp Nhật Bản để cân nhắc.
Trải qua nhiều năm thâm hụt tài chính, tỷ lệ nợ/GDP ở mức cao, lãi suất thấp và phải triển khai chương trình nới lỏng định lượng (QE), Nhật Bản đã nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng kinh tế tăng trưởng trì trệ. Tính đến tháng 9/2011, lãi suất kỳ hạn 10 năm ở Nhật Bản đã giảm xuống dưới 1%.
Nếu thế giới các nước giàu cũng đi theo bước chân của người Nhật Bản, các thị trường cổ phiếu có thể sẽ trải qua một năm 2012 đầy chông gai. Đó là một năm mà lãi trái phiếu Chính phủ của Mỹ sẽ đứng ở mức từ 2% trở xuống và kinh tế nước này ít nhất cũng sẽ quanh quẩn ngưỡng suy thoái.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cổ phiếu có thể sẽ vui hơn nếu những người "yêu vàng" chứng minh là họ đúng. Mặc dù cổ phiếu có thể là phương tiện đầu tư bảo đảm hơn trái phiếu chính phủ trong thời kỳ lạm phát, nhưng các nhà đầu tư vẫn có chiều hướng bị thua thiệt nếu giá cổ phiếu tăng mạnh như thập niên 1970.
Giá trị cổ phiếu, được đo lường bằng chỉ số giá/lợi nhuận, có xu hướng đạt mức cao nhất khi lạm phát thấp và ổn định. Thêm vào đó, sự gia tăng mạnh của lạm phát có thể buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) từ bỏ cam kết duy trì lãi suất ở mức thấp và ổn định. Bản thân cam kết đó đã là dấu hiệu cho thấy nỗi lo ngại của FED về triển vọng kinh tế.
Trên thực tế, khác với năm 2008 và 2009, các thị trường cổ phiếu có thể không nhận được sự hỗ trợ từ các nhà chức trách trong năm 2012, do các nhà hoạch định chính sách dường như không còn "vũ khí" trong tay để làm "mạnh thường quân."
Vào thời điểm lãi suất ở mức thấp, chính phủ các nước đang nợ nần chồng chất lựa chọn biện pháp khắc khổ hơn là tiếp tục các biện pháp kích thích kinh tế (như tăng chi tiêu chính phủ và giảm lãi suất và thuế).
Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đang đè nặng lên tâm trí các nhà đầu tư cho tới hết năm 2011, do các chính trị gia tìm cách đối phó với tình trạng nợ nần ở mức cao tại Hy Lạp và các nước khác. Bên cạnh đó là niềm hy vọng ngân hàng trung ương các nước sẽ thực hiện các chương trình QE, theo đó các ngân hàng này sẽ in thêm tiền và sau đó lấy nguồn tiền này mua các tài sản tài chính. Tuy nhiên, chính sách này đang gây tranh cãi, hơn nữa cũng chưa thể biết rõ liệu các vòng QE trước đây có giúp sức nhiều cho nền kinh tế thực.
Niềm hy vọng lớn nhất cho các nhà đầu tư cổ phiếu là mọi sự "cảnh giác" của những nhà đầu tư “yêu vàng” và trái phiếu đều là sai lầm. Sự bất ổn về chính trị cũng có thể đè nặng lên các thị trường trong năm tới.
Mặc dù các "cư dân" Phố Wall không phải là những người hâm mộ vĩ đại của Tổng thống Barack Obama, nhưng họ cũng sẽ e ngại nếu một ứng cử viên theo phong trào Tea Party - nhóm gồm những người phản đối gói kích cầu giải cứu kinh tế và cải cách bảo hiểm y tế của Tổng thống Obama, đồng thời cổ súy việc cắt giảm thuế và chi tiêu - đứng đầu Nhà Trắng.
Một cam kết tức thì để cân bằng ngân sách có thể là biện pháp kinh tế khắc khổ hơn cả những gì các nhà đầu tư mong chờ. Trong khi đó, tại châu Âu, cuộc bầu cử Tổng thống Pháp có thể gặp khó khăn hơn trong việc tiếp tục đạt tiến bộ trong giải quyết cuộc khủng hoảng nợ.
Tuy nhiên, bức tranh dành cho các nhà đầu tư cổ phiếu không nhất thiết toàn màu ảm đạm. Thứ nhất, các thị trường không chỉ phản ứng theo các yếu tố cơ bản của nền kinh tế mà theo hướng các yếu tố nền tảng này khác như thế nào so với dự báo.
Lấy ví dụ, các thị trường chứng khoán thoái lui trong Hè 2011, do tăng trưởng kinh tế yếu hơn so với dự đoán. Tất cả các tin xấu về năm 2012 có thể xuất hiện ngay khi Năm Mới bắt đầu. Thứ hai, các thị trường cũng đang nhìn về phía trước. Vì thế, ngay cả nếu các nền kinh tế phát triển có trượt vào suy thoái trong năm 2012, trên một phương diện nào đó, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu trông chờ một sự hồi phục kinh tế vào cuối năm 2012 hoặc năm 2013.
Một sự an ủi nữa cho các nhà đầu tư là vị thế tài chính của các công ty vẫn mạnh. Biên lợi nhuận của các công ty Mỹ trong năm 2011 thậm chí cao hơn so với thời điểm trước khi tín dụng bị thắt chặt. Thời điểm gần đây nhất biên lợi nhuận ở mức cao là thập niên 1960. Mặc dù điều đó chỉ ra rằng biên lợi nhuận sẽ giảm, nhưng các công ty đã tạo dựng cho mình một quỹ tiền mặt để tự phòng vệ trước suy thoái, thậm chí một số công ty có thể coi chính sự yếu kém của nền kinh tế là một cơ hội để tiến hành các thương vụ mua bán.
Niềm hy vọng lớn nhất cho các nhà đầu tư cổ phiếu trong năm 2012 là những nỗi lo của cả những nhà đầu tư "yêu vàng" và các nhà đầu tư trái phiếu đều không trở thành sự thật. Thay vì đầu hàng trước lạm phát hay suy thoái, kinh tế toàn cầu sẽ vượt qua bãi sình lầy như nhiều lần trước. Một kết quả như thế hoàn toàn có thể xảy ra, mặc dù các nhà đầu tư khó tránh khỏi do dự trước khi bỏ tiền tiết kiệm cả đời của mình ra đánh cược./.
Cả thị trường vàng lẫn thị trường trái phiếu chính phủ đều lầm lẫn về triển vọng lạm phát trong dài hạn. Việc giá vàng dao động quanh ngưỡng 1.900 USD/ounce hồi đầu tháng 9/2011 là một dấu hiệu cho thấy lạm phát bắt đầu tăng vọt.
Triển vọng này thông thường sẽ là tin xấu cho các thị trường trái phiếu chính phủ, nhưng vào thời điểm lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức dưới 2%, thì "những nhà đầu tư thận trọng với trái phiếu" lại quan ngại nhiều hơn về tình trạng giảm phát hơn là lạm phát.
Mặc dù giá vàng giảm và lãi suất trái phiếu đã tăng lên trong tháng 10/2011, nhưng sự đối lập cơ bản giữa hai nhân tố giá vàng và lãi suất trái phiếu vẫn chưa biến mất.
Việc lãi suất trái phiếu đứng ở các mức thấp kỷ lục trên thực tế có thể cho thấy các khoản đầu tư vào trái phiếu "rất hớ." Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể lấy trường hợp Nhật Bản để cân nhắc.
Trải qua nhiều năm thâm hụt tài chính, tỷ lệ nợ/GDP ở mức cao, lãi suất thấp và phải triển khai chương trình nới lỏng định lượng (QE), Nhật Bản đã nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng kinh tế tăng trưởng trì trệ. Tính đến tháng 9/2011, lãi suất kỳ hạn 10 năm ở Nhật Bản đã giảm xuống dưới 1%.
Nếu thế giới các nước giàu cũng đi theo bước chân của người Nhật Bản, các thị trường cổ phiếu có thể sẽ trải qua một năm 2012 đầy chông gai. Đó là một năm mà lãi trái phiếu Chính phủ của Mỹ sẽ đứng ở mức từ 2% trở xuống và kinh tế nước này ít nhất cũng sẽ quanh quẩn ngưỡng suy thoái.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cổ phiếu có thể sẽ vui hơn nếu những người "yêu vàng" chứng minh là họ đúng. Mặc dù cổ phiếu có thể là phương tiện đầu tư bảo đảm hơn trái phiếu chính phủ trong thời kỳ lạm phát, nhưng các nhà đầu tư vẫn có chiều hướng bị thua thiệt nếu giá cổ phiếu tăng mạnh như thập niên 1970.
Giá trị cổ phiếu, được đo lường bằng chỉ số giá/lợi nhuận, có xu hướng đạt mức cao nhất khi lạm phát thấp và ổn định. Thêm vào đó, sự gia tăng mạnh của lạm phát có thể buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) từ bỏ cam kết duy trì lãi suất ở mức thấp và ổn định. Bản thân cam kết đó đã là dấu hiệu cho thấy nỗi lo ngại của FED về triển vọng kinh tế.
Trên thực tế, khác với năm 2008 và 2009, các thị trường cổ phiếu có thể không nhận được sự hỗ trợ từ các nhà chức trách trong năm 2012, do các nhà hoạch định chính sách dường như không còn "vũ khí" trong tay để làm "mạnh thường quân."
Vào thời điểm lãi suất ở mức thấp, chính phủ các nước đang nợ nần chồng chất lựa chọn biện pháp khắc khổ hơn là tiếp tục các biện pháp kích thích kinh tế (như tăng chi tiêu chính phủ và giảm lãi suất và thuế).
Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đang đè nặng lên tâm trí các nhà đầu tư cho tới hết năm 2011, do các chính trị gia tìm cách đối phó với tình trạng nợ nần ở mức cao tại Hy Lạp và các nước khác. Bên cạnh đó là niềm hy vọng ngân hàng trung ương các nước sẽ thực hiện các chương trình QE, theo đó các ngân hàng này sẽ in thêm tiền và sau đó lấy nguồn tiền này mua các tài sản tài chính. Tuy nhiên, chính sách này đang gây tranh cãi, hơn nữa cũng chưa thể biết rõ liệu các vòng QE trước đây có giúp sức nhiều cho nền kinh tế thực.
Niềm hy vọng lớn nhất cho các nhà đầu tư cổ phiếu là mọi sự "cảnh giác" của những nhà đầu tư “yêu vàng” và trái phiếu đều là sai lầm. Sự bất ổn về chính trị cũng có thể đè nặng lên các thị trường trong năm tới.
Mặc dù các "cư dân" Phố Wall không phải là những người hâm mộ vĩ đại của Tổng thống Barack Obama, nhưng họ cũng sẽ e ngại nếu một ứng cử viên theo phong trào Tea Party - nhóm gồm những người phản đối gói kích cầu giải cứu kinh tế và cải cách bảo hiểm y tế của Tổng thống Obama, đồng thời cổ súy việc cắt giảm thuế và chi tiêu - đứng đầu Nhà Trắng.
Một cam kết tức thì để cân bằng ngân sách có thể là biện pháp kinh tế khắc khổ hơn cả những gì các nhà đầu tư mong chờ. Trong khi đó, tại châu Âu, cuộc bầu cử Tổng thống Pháp có thể gặp khó khăn hơn trong việc tiếp tục đạt tiến bộ trong giải quyết cuộc khủng hoảng nợ.
Tuy nhiên, bức tranh dành cho các nhà đầu tư cổ phiếu không nhất thiết toàn màu ảm đạm. Thứ nhất, các thị trường không chỉ phản ứng theo các yếu tố cơ bản của nền kinh tế mà theo hướng các yếu tố nền tảng này khác như thế nào so với dự báo.
Lấy ví dụ, các thị trường chứng khoán thoái lui trong Hè 2011, do tăng trưởng kinh tế yếu hơn so với dự đoán. Tất cả các tin xấu về năm 2012 có thể xuất hiện ngay khi Năm Mới bắt đầu. Thứ hai, các thị trường cũng đang nhìn về phía trước. Vì thế, ngay cả nếu các nền kinh tế phát triển có trượt vào suy thoái trong năm 2012, trên một phương diện nào đó, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu trông chờ một sự hồi phục kinh tế vào cuối năm 2012 hoặc năm 2013.
Một sự an ủi nữa cho các nhà đầu tư là vị thế tài chính của các công ty vẫn mạnh. Biên lợi nhuận của các công ty Mỹ trong năm 2011 thậm chí cao hơn so với thời điểm trước khi tín dụng bị thắt chặt. Thời điểm gần đây nhất biên lợi nhuận ở mức cao là thập niên 1960. Mặc dù điều đó chỉ ra rằng biên lợi nhuận sẽ giảm, nhưng các công ty đã tạo dựng cho mình một quỹ tiền mặt để tự phòng vệ trước suy thoái, thậm chí một số công ty có thể coi chính sự yếu kém của nền kinh tế là một cơ hội để tiến hành các thương vụ mua bán.
Niềm hy vọng lớn nhất cho các nhà đầu tư cổ phiếu trong năm 2012 là những nỗi lo của cả những nhà đầu tư "yêu vàng" và các nhà đầu tư trái phiếu đều không trở thành sự thật. Thay vì đầu hàng trước lạm phát hay suy thoái, kinh tế toàn cầu sẽ vượt qua bãi sình lầy như nhiều lần trước. Một kết quả như thế hoàn toàn có thể xảy ra, mặc dù các nhà đầu tư khó tránh khỏi do dự trước khi bỏ tiền tiết kiệm cả đời của mình ra đánh cược./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét