'Giải mã' virus đang
gây bệnh viêm gan lạ ở trẻ em
Cập nhật lúc 10:25
Dù chưa ghi nhận ở Việt Nam, nhưng loại virus gây bệnh
viêm gan cấp tính (còn gọi là virus gây viêm gan bí ẩn) đang thực sự đe dọa
sự an toàn của trẻ em.
Nhân viên y tế ở Mỹ chăm sóc các bệnh nhân nhỏ tuổi - Ảnh: ĐẠI HỌC Y JOHN HOPKINS Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
đang theo dõi sát sao và có biện pháp đáp ứng nhanh khi có ca bệnh xâm
nhập. Theo
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay đã có hơn 200 trường hợp trẻ em bị viêm
gan cấp chưa rõ nguyên nhân được ghi nhận tại khoảng 20 nước châu Âu, Đông
Nam Á, Tây Thái Bình Dương..., trong đó có 4 ca đã tử vong. Nguyên nhân chính do adenovirus? PGS
Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM - cho biết
các nhà nghiên cứu cho rằng căn nguyên "có lý" nhất gây bệnh viêm
gan bí ẩn ở trẻ em đó là adenovirus (virus chứa DNA chuỗi kép, đường kính của
virus từ 70-80nm, không có vỏ bọc bên ngoài). Kết
quả xét nghiệm phần lớn trẻ mắc viêm gan đều có kết quả xét nghiệm nhiễm
virus này. Trước đây cũng từng có ca mắc adenovirus bị suy gan nặng, phải
ghép gan, thậm chí là tử vong. Nhưng điều kỳ lạ của bệnh viêm gan
"lạ" gần đây là tỉ lệ mắc cao hơn, đối tượng mắc bệnh khác hơn. "Nếu
trước kia trẻ mắc bệnh thường là những trẻ bị suy giảm miễn dịch, cơ thể suy
yếu thì giờ có thể gặp ở trẻ khỏe mạnh bình thường. Giới chuyên môn nghiêng
về hướng adenovirus hiện tại có đột biến" - PGS Dũng phân tích. Theo
PGS Dũng, một số giả thuyết khác cũng được đặt ra, đó là khi trẻ cùng bị
nhiễm COVID-19 và adenovirus, từ đó có hiện tượng trao đổi gene và khiến
adenovirus dễ đột biến hơn. Có giả thuyết này là do việc đa số trẻ được phát
hiện nhiễm viêm gan bí ẩn đều sống ở vùng trước đây từng chống chọi với dịch
COVID-19. Chuyên
gia cho rằng đây là cơ chế bình thường, có thể xảy ra khi bất kỳ dịch bệnh
nào lưu hành. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khoảng 10-20% trẻ nhiễm bệnh viêm
gan trên từng mắc COVID-19, không thể nói COVID-19 là nguyên nhân gây bệnh. Bác
sĩ Trương Hữu Khanh - phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM - cho biết phần
lớn các nghiên cứu hiện nay đều cho rằng gây ra căn bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ
em là do adenovirus, đây là một hiện tượng mới, không thể gây thành dịch
được. Điều
này hoàn toàn trùng hợp với nghiên cứu của WHO cho rằng hiện adenovirus đang
được xem là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan cấp ở trẻ em. Tuy nhiên không
loại trừ các tác nhân khác vẫn đang được điều tra. Adenovirus
thường được biết đến là nguyên nhân gây ra các triệu chứng hô hấp, viêm kết
mạc hoặc rối loạn tiêu hóa. Theo WHO, một số triệu chứng phổ biến về bệnh
viêm gan cấp bí ẩn ở trẻ em là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Nôn
mửa và tiêu chảy là những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhi trước khi nhập
viện, một số còn có các vấn đề về đường hô hấp trên. Hầu
hết trẻ lúc nhập viện đều có biểu hiện gan to kèm theo vàng da, vàng mắt. Tất
cả bệnh nhi có xét nghiệm âm tính với virus viêm gan A, B và C. Một số nguyên
nhân khác gây ra bệnh viêm gan và nhiễm trùng ở trẻ em cũng được loại trừ.
Song, adenovirus đã được phát hiện ở tất cả trường hợp. Theo
Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) và WHO, có một số
trường hợp nghiêm trọng đến mức bệnh nhân phải được chuyển đến các đơn vị
chuyên khoa gan trẻ em và được ghép gan. Làm gì để phòng tránh? Theo
bác sĩ Hữu Khanh, nếu trẻ bị vàng da, da sậm màu và các triệu chứng kèm theo
như sốt nhẹ, nôn ói, đau bụng... các bậc phụ huynh nên cho trẻ đến các cơ sở
y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt các bậc phụ huynh cần
chú ý phải hướng dẫn trẻ vệ sinh tay thật sạch sẽ, ăn sạch, uống sạch",
bác sĩ Khanh nói. Còn
PGS Dũng cho rằng điều cần thiết hiện tại là phải giúp cho người dân hiểu
COVID-19 vẫn là vấn đề cần quan tâm, vì nó không chỉ gây bệnh, tự biến chủng
mà có thể góp phần tạo ra các biến chủng virus khác. Do
đó, phụ huynh nếu có điều kiện hãy cho trẻ tiêm vắc xin COVID-19. Khi thấy
trẻ có triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, sốt, đau vùng gan, vàng
da, có đốm xuất huyết nhỏ... phải đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Các
chuyên gia cũng cho rằng một trong những nguyên nhân gây gia tăng ca mắc viêm
gan thời gian gần đây là do phát hiện trễ. "Khi
thấy con bị nóng sốt, người dân có tâm lý nghĩ là "hậu COVID-19"
chứ không nghĩ là bệnh khác, dịch COVID-19 khiến người dân ngại đi điều trị,
khiến bệnh có thời gian phát triển nặng hơn" - ông Dũng nêu ý kiến. Vắc xin COVID-19 có gây ra viêm gan bí ẩn? Nhân viên y tế ở Quảng Ninh giới thiệu vắc xin COVID-19 trước khi tiêm cho trẻ. Cho đến nay tất cả trẻ mắc viêm gan lạ được phát hiện chưa có bé nào đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: HỒNG HÀ Trước một số
thông tin cho rằng vắc xin COVID-19 chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm
gan bí ẩn ở trẻ, PGS Đỗ Văn Dũng giải thích rằng virus adenovirus của vắc xin
COVID-19 là chủng lấy từ hắc tinh tinh và đã được xử lý để không còn khả năng
nhân bản. Còn chủng adenovirus gây bệnh viêm gan là chủng của người. Hai chủng virus
này không liên quan nhau, vì vậy vắc xin không phải là nguyên nhân gây bệnh
viêm gan cấp tính. Ngoài ra, vắc xin COVID-19 dùng adenovirus không được sử
dụng tiêm cho trẻ. Các quan chức y
tế của Vương quốc Anh cũng đã loại trừ vắc xin COVID-19 khỏi nguyên nhân gây
bệnh. Bởi không bệnh nhi bị viêm gan nào đã được tiêm vắc xin. (THU HIẾN) Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi Trao
đổi với Tuổi Trẻ ngày
5-5, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết cục đã có một văn bản cho
biết Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh và đang theo dõi sát sao. "Chúng tôi
sẽ có một văn bản kế tiếp để hướng dẫn giám sát, ngăn chặn sớm nếu có ca
bệnh" - đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết. Theo vị này, các
căn nguyên gây viêm gan lạ ở trẻ em các nước hiện đều là giả thuyết và chưa
có giả thuyết nào thực sự thuyết phục. Trước mắt các chuyên gia nghĩ nhiều
lây lan thông qua đường tiêu hóa và đề nghị vệ sinh cá nhân cho trẻ để phòng
bệnh. Vị này cũng cho
rằng về lâm sàng thì biểu hiện của trẻ mắc viêm gan lạ chưa đúng với lâm sàng
các trường hợp nhiễm adenovirus thông thường khác. "Có thể do
virus hoặc do các độc tố khác. Các nghiên cứu hiện nay mới là nghiên cứu một
chiều, xét nghiệm ca bệnh có adenovirus, nhưng biểu hiện toàn diện thì chưa
đúng bản chất của virus này" - đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết. (HỒNG HÀ) (Theo Tuổi trẻ) THU HIẾN |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét