Chung cư hết thời hạn 50 năm, đang ở nhà mình bỗng ra đứng đường?c Cập
nhật lúc 10:41 Cần
bảo vệ quyền của người mua Đề
cương Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Bộ Xây dựng trình thẩm định, lấy ý kiến
có đưa ra phương án chung cư sở hữu có thời hạn theo thời hạn sử dụng của
công trình. Theo đó, giấy chứng nhận cấp cho khách hàng mua căn hộ chung cư
sẽ có thời hạn 50, 70 năm thay vì được sở hữu, sử dụng lâu dài như hiện nay. Cần
phân biệt giữa sở hữu lâu dài và 50 năm. Sở hữu lâu dài thì đất đó vẫn của
người mua kể cả trường hợp niên hạn công trình bị hết, còn nếu thời hạn 50
năm, hết thời gian đó, nhà nước được quyền thu hồi toàn bộ bao gồm đất. Giả
sử, tại thời điểm 50 năm sau, vị trí đó được quy hoạch lại không phải tòa nhà
chung cư nữa mà là một công trình công cộng hoặc tuyến đường giao thông thì
nhà nước được quyền thu hồi không bồi thường do hết thời hạn. Căn nhà là tài sản lớn của người dân
nên việc quy định thời hạn của chung cư hiện gây tranh cãi (ảnh: D.A) Từ phân tích trên, ông Lê Hữu Nghĩa -
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho hay, tùy từng quốc
gia trên thế giới, có nước cho sở hữu 50 năm, có nước 70 năm, thậm chí 99 năm
và cũng có nước thời hạn lâu dài. Đương nhiên, thời hạn 50 năm hay lâu dài
thì quyền lợi đi kèm và giá mua khác nhau. Người
dân luôn mong muốn sở hữu vĩnh viễn nhưng cần hiểu rằng, những tòa chung cư
chỉ tồn tại giới hạn theo độ bền. Hiện nay, Luật Xây dựng quy định, đối với
công trình chung cư độ bền là 50 năm. Sau 50 năm phải thực hiện giám định lại,
nếu công trình đó chất lượng còn tốt thì cho tiếp tục sử dụng, có thể gia hạn
20 năm. Kết thúc 20 năm lại giám định nữa. Trong
trường hợp chất lượng công trình tại thời điểm giám định không đảm bảo thì
buộc phải phá dỡ. Câu chuyện là tại thời điểm phá dỡ, sẽ giải quyết như thế
nào cho người dân? Không lẽ họ mất trắng tài sản và ra đường? Theo
quan điểm của ông Nghĩa, nếu phá dỡ công trình sau 50 năm thì quyền của người
dân đối với miếng đất đó vẫn phải được bảo vệ. Người dân không phải tốn tiền
mua lại đất nhưng cần bỏ tiền cùng xây dựng lại tòa nhà đó. Ví dụ, chung cư
có 100 căn hộ, cần 100 tỷ đồng để xây dựng lại sau 50 năm thì tất cả những hộ
dân ở đó, mỗi hộ cần đóng 1 tỷ đồng để tạo nên diện mạo mới của tòa chung cư,
rồi họ lại được tái định cư ở đúng căn nhà cũ với thiết kế và xây dựng y
chang. Đồng nghĩa, người dân tiếp tục sử dụng vòng đời mới của căn nhà. Ngoài
ra, một số tòa nhà đã xuống cấp không ở được nhưng tỷ lệ người dân không đồng
thuận đi dù chỉ chiếm 3-5% nhưng cũng không thể nào giải tỏa được. Việc quy
định chung cư có thời hạn sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng thu
hồi đất, tháo dỡ công trình, đảm bảo an toàn cho người dân đang sinh sống và
làm đẹp bộ mặt đô thị. “Dự
thảo Luật không phải bỏ đi câu chuyện sở hữu lâu dài, vĩnh viễn mà là đa dạng
hóa sản phẩm cho người dân lựa chọn. Hiện tại, hầu như các chủ đầu tư chung
cư tại TP.HCM là bán sở hữu lâu dài. Đối với dự án đã tồn tại, người dân đang
ở đương nhiên không thay đổi”, đại diện HoREA nói. Nhiều
ý kiến tranh cãi: Nếu chung cư hết thời hạn 50 năm, người mua nhà có ra
đường? (ảnh minh họa) Quan trọng là mức thuế phải đóng Trong
khi đó, ông Phạm Trọng Phú - đại diện Công ty TNHH Quản lý Bất động sản
Titanium - cho rằng, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Bộ Xây dựng lấy ý
kiến có nhiều điểm không không hợp lý. Thứ
nhất, nếu quy định căn hộ chung cư chỉ có thời hạn 50 năm thì nhà mặt đất sẽ
tăng giá cao do tính chất sở hữu lâu dài. Từ đó, tác động tới thị trường BĐS. Thứ
hai, chung cư chỉ cho thời hạn 50 năm thì chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn vì tồn
kho nhiều. Người dân giảm nhu cầu mua căn hộ do tâm lý muốn sở hữu lâu dài.
Dự án không bán được, thiếu vốn xoay vòng nên không thể triển khai các dự án
tiếp theo. Hệ lụy, nhiều ngành nghề ăn theo BĐS sẽ đi xuống, ảnh hưởng chung
nền kinh tế. Thứ
ba, nhà là tài sản lớn đối với người dân, quy định sở hữu 50 năm nghĩa là sau
thời hạn đó, người dân gần như mất đi toàn bộ tài sản của mình. Trái
với quan điểm trên, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho biết,
nếu trả tiền một lần mà sở hữu vô thời hạn thì quá rẻ. Có thể dùng cách người
dân được trả tiền sở hữu cho 50-70 năm rồi hết thời gian đó sẽ trả tiền tiếp.
Bên cạnh đó, khi người dân được quyền sở hữu dài hạn, yếu tối này sẽ bị lợi
dụng và BĐS như một thị trường đặc biệt, là nơi đầu cơ tài sản vô thời hạn.
Đây là điều rất bất cập đối với lĩnh vực BĐS nhà ở. Ông
Võ cho rằng, có thể có cả loại hình nhà ở dài hạn và thời hạn 50 năm tồn tại
song song. Miễn sao cần cụ thể loại nhà nào có mức thuế đóng theo là bao
nhiêu. Nếu muốn chỗ ở lâu dài thì đương nhiên người dân phải chịu thuế cao,
muốn ở ngắn hạn thì nộp thuế thấp. (Theo
Vietnamnet) Trần Chung |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét