Ồ ạt bán tháo cổ phiếu, VN-Index thủng đáy 1.200 điểm: Đối mặt tình cảnh
bi đát Cập
nhật lúc 14:59 Cổ
phiếu tiếp tục đồng loạt giảm mạnh, qua đó kéo chỉ số VN-Index mất hơn 40
điểm xuống dưới ngưỡng 1.200 điểm. Tính
tới 14h23 phút, VN-Index giảm gần 60 điểm xuống ngưỡng 1.180 điểm. Gần
190 mã chứng khoán giảm hết biên độ trên cả 3 sàn. Nhiều cổ phiếu lớn tiếp
tục giảm giá, trong đó cổ phiếu Sacombank (STB) và cổ phiếu Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) giảm sàn. Trong
30 cổ phiếu chủ chốt nhóm VN-30, chỉ có 3 mã duy trì được sắc xanh gồm: FPT,
Chứng khoán SSI và Vinamilk, còn lại đều giảm giá. Một
số mã giảm mạnh khác gồm: Masan giảm 5.100 đồng xuống 99.000 đồng/cp; Sabeco
giảm 6.400 đồng xuống 158.500 đồng/cp; Vinhomes giảm 3.200 đồng xuống 65.700 đồng/cp… Áp
lực bán diễn ra trên diện rộng trong khi sức cầu bắt đáy còn khá yếu. Sự sụt
giảm của nhóm cổ phiếu trụ cột khiến cho tâm lý trên thị trường càng trở nên
bi đát. VN-Index
mất mốc 1.200 điểm vào đầu giờ chiều 13/5. Chứng
khoán Việt Nam tiếp tục giảm điểm và mất tổng cộng 325 điểm (tương đương giảm
hơn 21%) kể từ đỉnh cao ghi nhận hồi đầu tháng 4. Mức độ giảm giá vẫn còn rất
mạnh cho dù trong phiên trước đã giảm 63 điểm. Chứng
khoán Việt Nam giảm cho dù thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương
khởi sắc trong ngày 13/5 sau khi sụt giảm trong các phiên trước đó giữa lúc
nhà đầu tư đang đánh giá rủi ro về lạm phát và triển vọng kinh tế toàn cầu. Nỗi
lo về lạm phát và triển vọng kinh tế đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư toàn
cầu trong những ngày gần đây, với các tài sản rủi ro như cổ phiếu công nghệ
và tiền kỹ thuật số rớt mạnh. Thị
trường tài chính toàn cầu trong vài tuần gần đây biến động rất mạnh. Các thị
trường chứng khoán thường xuyên ghi nhận những phiên sụt giảm đan xen một số
phiên hồi phục ở mức vừa phải. Thị
trường tiền số chứng kiến một đợt lao dốc hiếm có với nhiều mã bốc hơi trên
99% trong chỉ một phiên. Một số đồng tiển stablecoin (đồng tiền ổn định) cũng
bất ngờ biến động một cách khó lường. Giá
vàng cũng lao dốc. Chỉ có đồng USD tăng giá. VN-Index
đã rớt hơn 21% từ đầu tháng 4. Trên
CNCB, các chuyên gia cho rằng, giới đầu tư đang lo lắng rủi ro về triển vọng
kinh tế là mối đe dọa ngắn hạn tới châu Á. Hiện tại, các nhà đầu tư không
biết tìm nơi nào để trú ẩn khi hầu hết các thị trường biến động tiêu cực. Điều
mà nhiều người lo lắng là liệu các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ có hạ cánh mềm
hay không, hay sẽ rơi vào suy thoái khi mà ngân hàng trung ương các nước buộc
phải đẩy nhanh quá trình thắt chặt tiền tệ để chống lại lạm phát đang ở mức
cao kỷ lục. Tại
Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) vừa đưa ra thông điệp khi thị
trường chứng khoán giảm mạnh. Ưu tiên của UBCK là các giải pháp ngắn hạn để
để hỗ trợ thị trường ổn định trở lại, trấn an tâm lý nhà đầu tư. Các
Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cũng đã họp
với nhiều thành viên thị trường, công ty chứng khoán để đánh giá tình hình
hiện tại của thị trường cũng như bàn thảo các giải pháp cả ngắn, trung hạn để
thị trường vượt qua khó khăn, ổn định trở lại. Theo
UBCK, trong năm nay sẽ có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, kỳ vọng
sẽ hỗ trợ thị trường tăng thanh khoản cũng như minh bạch thông tin trên thị
trường. Ở
thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán đang gây tâm lý chán nản cho nhà
đầu tư khi hầu hết các nhóm ngành cổ phiếu, kể cả của doanh nghiệp kinh doanh
có lãi, vẫn đồng loạt lao dốc. Thực
tế, sau khi lập đỉnh cao nhất lịch sử ở mức 1.524 điểm hôm 4/1, chỉ số
VN-Index đã lao dốc không phanh xuống dưới 1.200 điểm vào đầu giờ chiều 13/5. Điều
đáng lo lắng là dòng tiền gần đây có dấu hiệu “mất hút”. Thanh khoản sụt giảm
xuống ngưỡng 13-18 nghìn tỷ đồng, so với mức 30-40 nghìn tỷ đồng/phiên thời
kỳ sôi động cuối 2021 và đầu 2022. Theo
VNDIRECT Research, trong tuần, thị trường chứng khoán nhìn chung trong xu
hướng điều chỉnh, có những phiên giảm khá mạnh, xen lẫn những đợt hồi phục
nhẹ, tạo ra nhiều kịch tính với nhà đầu tư. Về
cơ bản, sau những phiên thị trường giảm điểm mạnh thì áp lực giải chấp margin
(margin call) sẽ luôn xuất hiện kèm theo các cơ hội đầu tư, bắt đáy của các
nhà đầu tư giá trị, tìm kiếm các cơ hội mua cổ phiếu ở mức giá hấp dẫn hơn. Do
đó, trong ngắn hạn một vài phiên tới, rủi ro của thị trường sẽ nằm ở chỗ áp
lực bán vẫn còn lớn, nhiều sức ép lên VN-Index. Tuy nhiên, nhìn ở chiều ngược
lại, lực cầu mua vào đang gia tăng khi nhiều cổ phiếu có cơ bản tốt, ghi nhận
lợi nhuận tích cực trong quý I/2022 đã về vùng định giá hấp dẫn. VNDIRECT
Research cho rằng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ sớm tìm được điểm
cân bằng trong 1-2 tuần tới để tạo lập mặt bằng giá mang tính ổn định hơn,
bao gồm cả tâm của nhà đầu tư. Trong
tháng 5, có thể thấy yếu tố rủi ro và cơ hội đang đan xen lẫn nhau. Các
rủi ro chính sẽ bao gồm: tăng trưởng của nền kinh tế thế giới suy yếu trong
bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài và Trung Quốc duy trì chính sách
zero-COVID; là áp lực lạm phát gia tăng trên toàn cầu buộc nhiều ngân hàng
trung ương trên thế giới phải thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm
phát. Điều này khiến dòng vốn đầu tư có xu hướng rút khỏi các tài sản rủi ro
cao để tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn. Trong
khi đó, các cơ hội cũng không hề nhỏ khi đà điều chỉnh sâu vừa qua đã kéo mặt
bằng định giá thị trường và nhiều cổ phiếu về mức rất hấp dẫn trong dài hạn.
Theo Bloomberg, P/E của chỉ số VN-INDEX trước phiên giảm sâu 12/5 ở mức 13,8
lần, chiết khấu khoảng 10% so với mức P/E bình quân 10 năm. (Theo
Vietnamnet) M. Hà |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét