Ngăn 'chuyến tàu vét' trước thềm đại hội đảng
Cập nhật lúc 10:27
Chỉ còn chưa
đầy 1 năm nữa là sẽ diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đai hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là thời điểm dễ xuất hiện những
biểu hiện “tư duy nhiệm kỳ”,“hoàng hôn nhiệm kỳ” để rồi tiếp tay cho chạy
chức, chạy quyền, thực hiện những “chuyến tàu vét” bằng cách“ký đại” dự án,
bổ nhiệm ồ ạt, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng cũng như
tài sản của Nhà nước.
Điểm danh những
vụ ký bừa lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ”
Trong một
cuộc giao lưu trực tuyến “Giải pháp nào để Quy định trách nhiệm nêu gương đi
vào cuộc sống” cách đây không lâu, ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ
sở, Ban Tổ chức Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra thực trạng tư duy nhiệm kỳ là
khi chuẩn bị nghỉ hưu cứ “ký đại”, “đề bạt đại”, “bổ nhiệm đại”.
Ồ ạt bổ nhiệm trước ngày “hạ cánh”
Thực tế
những gì mà ông Hà phản ánh cũng được Đảng nhận diện từ khá sớm. Tại Hội nghị
phổ biến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (ngày 10/10/2011) của Đảng,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến “tư duy nhiệm kỳ” như lời cảnh báo,
nhắc nhở cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng phải phòng, chống “tư duy nhiệm
kỳ” như một căn bệnh, tệ nạn trong xã hội. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII,
ban hành năm 2016 cũng đã nêu rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị là vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”, tranh thủ bổ nhiệm người thân, người
quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý.
Ông Lê Như
Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên
và Nhi đồng của Quốc hội - người đã từng nêu vấn đề “chuyến tàu vét” lúc
“hoàng hôn nhiệm kỳ” ra nghị trường cho rằng, dù đã giảm, nhưng những biểu
hiện về tham nhũng, tiêu cực vẫn cứ xảy ra vào thời điểm cuối nhiệm kỳ hoặc
cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu. Những “chuyến tàu” đó được thể hiện qua việc ký
hàng loạt quyết định bổ nhiệm, đề bạt cán bộ một cách vội vã, phê duyệt vội,
bán vội những dự án lớn hay những chuyến tham quan, học tập ở nước ngoài bằng
tiền ngân sách…
Thực tế cho
thấy, ở không ít cơ quan, đơn vị, tranh thủ thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”,
lúc “gà lên chuồng” để ra các quyết định bổ nhiệm “cấp tốc”, bổ nhiệm “đại
trà”, gây bức xúc trong dư luận.
Hiện chỉ cần
gõ cụm từ “bổ nhiệm cán bộ trước khi nghỉ hưu” trên google, chưa đầy 40 giây
đã cho ra 4,7 triệu kết quả, trong đó dẫn ra hàng loạt các vụ “bổ nhiệm”
trước ngày “hạ cánh”, như việc Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không
Việt Nam (ACV) Lê Mạnh Hùng ký quyết định bổ nhiệm hơn 70 cán bộ trước ngày
nghỉ hưu vài tháng. Hay như việc Giám đốc Sở NN &PTNT tỉnh Thanh Hóa Lê
Như Tuấn bổ nhiệm hàng loạt cán bộ sai quy định trước khi nghỉ hưu.
Để rồi sau
đó, qua kiểm tra cho thấy, có 4 trường hợp bổ nhiệm sai, không đúng quy định;
19 trường hợp công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo phòng, ban, đơn vị
thuộc và trực thuộc Sở được bổ nhiệm khi chưa có đủ các tiêu chuẩn…
Không những
thế, ở nhiều cơ quan đơn vị, trong đó có Thanh tra Chính phủ việc bổ nhiệm ồ
ạt trước ngày nghỉ hưu còn diễn ra liên tiếp trong 2 nhiệm kỳ. Cụ thể, trước
vài tháng nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền, Tổng Thanh tra Chính phủ đã “kịp” ký
quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương), trong số đó có
không ít trường hợp chưa đảm bảo tiêu chuẩn về điều kiện.
Mặc dù bị dư
luận phản ánh nhưng đến nhiệm kỳ sau, trước ngày rời nhiệm sở, người kế nhiệm
ông Truyền là ông Huỳnh Phong Tranh cũng đã bổ nhiệm 15 trường hợp cấp Vụ và
tương đương, 33 trường hợp cấp phòng. Sau đó, qua kiểm tra, Bộ Nội vụ kiến
nghị Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các
hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện trình tự điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại để khắc phục, thực hiện đúng quy định trong thời gian tiếp theo.
Biệt
thự được cho là của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ
Vun vén người nhà, người thân
Không chỉ ký
bừa, bổ nhiệm đại, nhiều trường hợp lãnh đạo ở thời điểm “cuối nhiệm kỳ”,
trước khi “hạ cánh” còn tìm cách “lót ổ”, “cài cắm” cho con cái vào những ví
trí quan trọng trong bộ máy. Điển hình rõ nhất của tình trạng này là việc bổ
nhiệm giám đốc tuổi 30 Lê Phước Hoài Bảo ở Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam.
Ông Bảo là con trai của ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Thời điểm ông Bảo được bổ nhiệm, ông Thanh không còn đủ tuổi để tái cử nhiệm kỳ sau. Tuy nhiên, khi dư luận ồn ào, đặt ra nhiều nghi vấn về việc bổ nhiệm người nhà, người thân thì tỉnh Quảng Nam cũng như Bộ Nội vụ đều khẳng định: “việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo là đúng quy trình”. Chỉ đến khi Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư vào cuộc thì việc hợp thức hóa bổ nhiệm Lê Phước Hoài Bảo bằng cụm từ “đúng quy trình” mới bị vỡ lở.
Theo kết
luận của cơ quan kiểm tra, ông Thanh không gương mẫu, có biểu hiện ưu ái, vun
vén cho gia đình trong việc quy hoạch, luân chuyển, điều động và quyết định
bổ nhiệm con trai không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vi phạm quy trình, thủ tục…
Ông Thanh sau đó bị Ban Bí thư kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Tỉnh
ủy nhiệm kỳ 2010- 2015.
Đối với ông
Lê Phước Hoài Bảo, UBKT T.Ư kết luận không trung thực trong việc kê khai quá
trình công tác của bản thân trong hồ sơ, lý lịch và hồ sơ nhân sự ứng cử Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015- 2020. Ý thức tổ chức kỷ luật kém; vi
phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng, bỏ sinh hoạt đảng nhiều tháng,
không chuyển sinh hoạt đảng theo quy định trong thời gian đi học Thạc sỹ tại
nước ngoài. UBKT T.Ư yêu cầu chỉ đạo tổ chức đảng và cơ quan có thẩm quyền
làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các quyết định về công
tác cán bộ không đúng đối với ông Lê Phước Hoài Bảo.
Không chỉ
trường hợp trên, cơ quan kiểm tra T.Ư còn kết luận ông Đinh Văn Thu, Phó Bí
thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng chưa
gương mẫu khi ký văn bản đề nghị bổ nhiệm con trai khi chưa được phê duyệt
quy hoạch; để UBND tỉnh tuyển dụng công chức không qua thi tuyển, bổ nhiệm
các chức vụ lãnh đạo đối với con trai chưa đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn.
UBKT T.Ư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Đinh
Văn Thu…
Ðến “chuyến tàu vét” hàng nghìn tỷ
Tháng
1/2016, các cấp, ngành và cán bộ, đảng viên, nhân dân trong cả nước đều tập
trung hướng đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Khi đó rất nhiều bộ
trưởng, trưởng ngành, thành viên Chính phủ không còn đủ điều kiện tái cử nên
sau Hội nghị T.Ư và sau kỳ họp Quốc hội họ sẽ rời nhiệm sở để nghỉ hưu. Trong
thời điểm này, một thương vụ đình đám và “mật” đã được thực hiện là việc
Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
Mobifone
mua 95% cổ phần của AVG là thương vụ đình đám
Đến tháng
7/2016, trước sự băn khoăn của dư luận, Thường trực Ban Bí thư có chỉ đạo yêu
cầu thanh tra toàn diện thương vụ này. Đầu năm 2018, Thanh tra Chính phủ
(TTCP) đã chính thức công khai kết luận thanh tra thương vụ Mobifone mua 95%
cổ phần AVG. Theo kết luận TTCP, những vi phạm, làm trái quy định, thiếu
trách nhiệm của Mobifone đã dẫn tới nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng vốn của
Nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỷ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải
trả của AVG 1.134 tỷ đồng.
Từ những kết
luận trên, UBKT T.Ư, Bộ Công an, Ban Chấp hành T.Ư đã ra quyết định xử lý,
khởi tố đối với hàng loạt những cán bộ có liên quan trong đó có các ông
Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn - nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT. Ngoài ra,
hàng loạt các cán bộ khác cũng bị kỷ luật vì có liên quan đến thương vụ này.
Khi nói
đến tình trạng tư duy nhiệm kỳ, “hoàng hôn nhiệm kỳ” và những “chuyến tàu
vét”, ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở, Ban Tổ chức Trung ương đã
dẫn vụ việc Mobifone mua AVG và nói: “Đây là “chuyến tàu vét” xảy ra trước
khi khai mạc Đại hội XII của Đảng chỉ 5 ngày. Vì sau Đại hội XII sẽ là việc
thay thế bộ trưởng, thay thế bộ máy Chính phủ”, ông Hà nói. Theo ông, đây
chính là “chuyến tàu vét” nhưng may mắn là “chuyến tàu vét” này không qua
được ga.
Nhóm PVTS Báo
Tiền phong
|
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét