Trận đánh quyết định, công phá “Nhóm
lợi ích Quan-Doanh”
Cập nhật lúc 15:41
Với chủ trương sáng suốt và rất kịp thời này, người dân có
cơ sở để tin rằng ban lãnh đạo đang đi đúng hướng.
Hơn
ba năm trước trong bài “Đâu là tế bào gốc của xã hội “nhóm lợi ích”?”
người viết đã đề cập đến “Tế bào Quan – Doanh”, đây là tế bào gốc tạo nên “Xã
hội nhóm lợi ích”.[1]
Trong khi chúng
ta đã quen với khái niệm “Xã hội xã hội chủ nghĩa” hoặc “Xã hội tư bản chủ
nghĩa” thì khái niệm “Xã hội nhóm lợi ích” có vẻ hơi lạc lõng và không hoàn
chỉnh nếu xét theo khía cạnh triết học.
Người Việt dễ
dàng chấp nhận khái niệm “Xã hội đen” bởi ai cũng nhận thấy tác động trực
tiếp của “xã hội” này đến cuộc sống thường nhật của mỗi gia đình.
Khái niệm “Xã
hội nhóm lợi ích” có thể chưa được đồng cảm, tuy nhiên nếu xét về tầm tác
động thì “Xã hội nhóm lợi ích” cao hơn hẳn “Xã hội đen” bởi nó liên quan đến
thượng tầng, đến đường lối, chính sách chứ không chỉ trực tiếp đến dân
chúng.
Các nhà lý luận cho rằng “Nhóm lợi ích”
không hẳn là xấu bởi thế giới coi “Nhóm lợi ích” là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng
chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng
cách sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động để tác động đến dư luận hoặc
chính sách của chính phủ”. [2]
Tuy nhiên ở Việt
Nam khái niệm “Nhóm lợi ích” đôi khi được đánh đồng với khái niệm “Lợi ích
nhóm”, theo đó “Lợi ích nhóm” tại Việt Nam cũng liên quan đến những người
hoặc nhóm người có chức, có quyền, có khả năng gây ảnh hưởng
đến các quyết sách về đất đai, tài chính, ngân hàng, khoáng sản…
Những hoạt động này len lỏi cả vào các hoạt động rất trí thức và
cao sang như nghiên cứu khoa học, cấp bằng, mua điểm, chấm luận án”. [3]
Lợi ích nhóm hay nhóm lợi ích chẳng qua
là cách nói giảm nhẹ, thực sự đây là dạng tội phạm có tổ chức phá hoại đất
nước từ bên trong với hậu quả khủng khiếp nhất trong thời bình.
Nói là “khủng khiếp nhất trong thời
bình” bởi đã có ý kiến cho rằng đang tồn tại “Nhóm lợi ích độc quyền về kinh tế và chính
trị thâu tóm, lũng đoạn khiến con đường phát triển đất nước chệch hướng”.
Có thể thấy một
tín hiệu đáng mừng, một sự chuyển hướng rõ nét trong công cuộc phòng chống
tham nhũng mà ban lãnh đạo hiện nay đang thực hiện, đó là chiến dịch công phá
vào “Nhóm lợi ích Quan – Doanh”.
Khác với các
nước theo thể chế tư bản, mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam tuy là
“kinh tế thị trường” nhưng có “định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Với mô hình này
khi không dựa vào quan chức, doanh nhân không thể phất lên nhanh chóng, ngược
lại không dựa vào doanh nhân quan chức cũng không thể giàu có bất thường nếu
chỉ trông vào lương.
Sự cấu kết giữa
hai nhóm đối tượng “Quan chức – Doanh nhân” làm nảy sinh một tầng lớp mới,
không phải là “Tư sản mại bản” ngày xưa, cũng không giống “Tư bản độc quyền”
ngày nay, vì thế xin tạm đặt tên cho tầng lớp này là “Tư bản quan doanh”.
Có tác giả đề
cập đến khái niệm “Tư bản thân hữu”, “Thân hữu” là khái niệm hơi “mơ màng”,
chưa rõ nét, còn “Quan doanh” là chỉ thẳng vào đối tượng, cả con người lẫn sự
việc.
Gọi là “Tầng
lớp” bởi số lượng thành viên đông đảo phân bổ từ trung ương xuống địa phương,
xuất hiện trong tất cả các cơ quan và tổ chức chính trị xã hội không trừ “địa
hạt” nào.
Cuộc tấn công
vào tầng lớp “Tư bản quan doanh” này khó khăn, phức tạp bởi các đối tượng này
vừa có quyền, vừa nhiều tiền.
Công phá “Nhóm
lợi ích Quan – Doanh” có thể coi là đòn chí mạng, bởi nếu tiêu diệt được
chúng, các nhóm lợi ích khác sớm muộn sẽ tự tan rã.
Lợi ích của đòn
chiến lược này là làm trong sạch hàng ngũ cán bộ, cảnh tỉnh những ai còn mơ
tưởng dựa vào quan chức để lũng đoạn nền kinh tế, làm biến dạng nền tư pháp,
làm băng hoại đạo đức xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào thể chế.
Tâm lý năm hết
Tết đến, cũng nên nghỉ ngơi đôi chút để ra Giêng có sức gom “củi’, không ngờ
lượng củi gom về ùn ứ khiến chiếc lò mà Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng nhen lửa lại vẫn cháy rừng rực.
Những sự kiện
mới xảy ra cho thấy câu “Chống tham nhũng không có vùng cấm” đã thực sự song
hành cùng câu “Chống tham nhũng không có điểm dừng”.
Thông tin trên
Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an viết như sau:
“Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ngày 18/1 đã ra Quyết
định khởi tố vụ án hình sự về tội "Vi phạm quy định về quản lý tài sản
Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản" xảy ra tại UBND TP HCM, Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM, Công ty TNHH
Bất động sản Diệp Bạch Dương, Agribank Chi nhánh TP HCM và các cơ quan có
liên quan”. [4]
Về
“pháp nhân” trong vụ án, quyết định khởi tố ghi rõ “Xảy ra tại Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh” (và một số pháp nhân khác).
Nếu quyết định khởi tố vụ án đã chỉ
đích danh là xảy ra tại “Ủy ban Nhân dân thành phố” thì câu hỏi đặt ra là chỉ
những người phạm tội trực tiếp bị truy tố hay Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
Thanh tra Chính phủ cũng nên làm rõ thêm vai trò của những đối tượng liên
quan khác như cấp ủy và người đứng đầu Ủy ban Nhân dân?
Người xưa bảo “Nhân chi sơ, tính bản
thiện” (con người lúc mới sinh ra vốn lương thiện”, có lẽ vì mong muốn con
cái thành đạt nên cha mẹ mới đặt cho con cái những cái tên rất hay như “Thành Tài” hay “Hữu Tín”.
Lớn lên trong
một đất nước hòa bình, trong một nền giáo dục đề cao triết lý “Yêu tổ quốc,
yêu đồng bào…” sao những người mang cái tên hay như thế lại trở nên bất
nghĩa, bất tín đến mức phản bội Tổ quốc, Đồng bào, phải bước chân vào tù?
Nguyễn Hữu Tín, Nguyền Thành Tài, Tất Thành Cang đều là cán bộ
lãnh đạo diện Trung ương quản lý.
Những vụ việc
họ (và có thể còn không ít “ người chưa bị lộ” khác) dính vào đều thấp thoáng
bóng dáng các doanh nhân cỡ bự.
Những đại gia một thời như Trần Bắc Hà, Trầm Bê, Hứa Thị Phấn,… có thể “tay không
bắt giặc” để trở nên giàu có?
Nếu không có sự
chống lưng, thậm chí là cấu kết của quan chức liệu cả núi tiền mà họ kiếm
được chỉ có một “chủ tài khoản” hay họ phải ngấm ngầm chia sẻ cùng các vị có
thể không phải là “đồng chí” nhưng lại “cùng lý tưởng” là “ăn của dân không
từ cái gì”?
Thiết nghĩ, tìm các thành viên “Nhóm
lợi ích Quan – Doanh” không khó, trước hết là hãy nhằm vào các doanh nghiệp
nhà nước đã cổ phần hóa như Cảng Quy Nhơn, Hãng Phim truyện Việt Nam, Công
ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang,...
Trong vòng 20
năm, khoảng 12.000 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa và nay còn khoảng 500
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
“Hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát và thất thu ngân
sách nhà nước từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính,
hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và
các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác; tình trạng “trốn thầu” hoặc
lỏng lẻo, hình thức trong triển khai đấu thầu và chuyển đổi mục đích sử dụng
quỹ đất mà DNNN nắm giữ khi cổ phần hóa”. [5]
Khi ngân sách nhà nước thất thu “Hàng nghìn tỷ đồng”thì
lẽ ra phải nêu ngay câu hỏi số tiền ấy chảy vào túi ai, đại gia hay quan
chức?
Có những quan chức đương nhiệm lại cũng
đồng thời là doanh nhân, cựu thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa hay Phan Văn Anh Vũ, cựu thượng tá
công an chỉ là hai trong nhiều ví dụ.
Là quan chức
nhưng lại là chủ hoặc nắm cổ phần chi phối doanh nghiệp, những người này dần
dà biến doanh nghiệp hoặc thành tài sản riêng hoặc thành bình phong kiếm lời
cho bản thân và dòng tộc.
Cuộc tấn công
vào “Nhóm lợi ích Quan - Doanh” tuy không phải là mới bắt đầu song vụ án mà
Bộ Công an khởi tố tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể là chỉ dấu cho thấy sự
chuyển giai đoạn mang tính quyết định của công cuộc phòng chống tham nhũng.
Với chủ trương
sáng suốt và rất kịp thời này, người dân có cơ sở để tin rằng ban lãnh đạo
đang đi đúng hướng.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Dau-la-te-bao-goc-cua-xa-hoi-nhom-loi-ich-post171210.gd
[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m_l%E1%BB%A3i_%C3%ADch
[3]http://vneconomy.vn/thoi-su/loi-ich-nhom-va-cai-cach-the-che-20120831112155300.htm
[4]http://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/khoi-to-vu-an-vi-pham-quy-dinh-ve-quan-ly-tai-san-nha-nuoc-gay-that-thoat-lang-phi-va-lua-dao-chiem-doat-tai-san-xay-ra-tai-ubnd-tp-ho-chi-minh-va-cac-co-quan-co-lien-quan-t24780.html
[5] https://vov.vn/kinh-te/co-phan-hoa-dnnn-hang-nghin-ty-dong-da-va-dang-bi-that-thoat-835050.vov
(Theo GDVN) Xuân Dương
|
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019
Foxconn thuê đất Bắc Giang, tín hiệu
Apple sắp đến?
Cập
nhật
lúc 15:21
Thu hút là tốt nhưng quan trọng
là phải học được nhà đầu tư, học ở đây là học lấy sự sáng tạo để tạo ra được
sản phẩm của riêng mình.
Chiều 30/1, trao đổi với báo Đất Việt,
ông Vũ Đức Quyết, Sở Công thương Bắc Ninh nhận xét, việc Foxconn đang thanh
toán 16,5 triệu USD cho công ty Fuhua để đổi lấy quyền sử dụng 250.000 m2 đất
tại một khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang là tín hiệu tốt, cho thấy doanh
nghiệp này có ý định đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Ông Quyết cho biết, cũng giống Bắc
Ninh, các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải trả tiền thuê đất và
Việt Nam cần tận dụng, tranh thủ đón lấy cơ hội này.
Cũng theo ông Quyết, Bắc Giang hay Bắc
Ninh đều đã thu hút đầu tư ở nhiều lĩnh vực công nghệ cao, nếu có thêm sự góp
mặt của các nhà sản xuất cung cấp thiết bị cho Apple sẽ là cơ hội cho Việt
Nam phát triển về mặt công nghệ.
Tuy nhiên, vẫn là câu chuyện thu hút
đầu tư thế nào và làm sao để có lợi nhất, ông Vũ Đức Quyết cho biết, thu hút
phải tuân theo luật.
"Apple không phải là dự án công
nghệ đầu tiên vào Việt Nam và các địa phương cũng không còn quá đói dự án
phải thu hút bằng mọi giá nữa. Vì xu hướng thu hút có lựa chọn nên chắc sẽ
không còn câu chuyện ưu đãi vượt trần hay ưu đãi quá mức để thu hút đầu tư
nữa", ông Quyết cho hay.
Theo ông Quyết, vấn đề quan trọng nhất
bây giờ là phải có sự chuẩn bị khi họ đầu tư vào Việt Nam. Ngoài việc phải có
gì để đón các nhà đầu tư thì quan trọng nhất là phải xác định thu hút để học
họ. Học ở đây theo ông Quyết là học lấy sự sáng tạo để tạo ra được sản phẩm
của riêng mình.
Cụ thể ông Quyết nói: "Thứ nhất,
người lao động phải học để nâng cao tay nghề, kỹ năng trong lao động, sản
xuất. Thứ hai, người quản lý kỹ thuật phải học các kỹ năng, quy trình quản lý
trực tiếp, tiếp cận kỹ thuật, máy móc tiên tiến, hiện đại. Thứ ba, về công
tác nghiên cứu, công tác quản lý nhà nước thì phải có chiến lược cụ thể trong
tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
Không để tình trạng nhà đầu tư cứ vào,
công nhân cứ làm nhưng sau mỗi đời sản phẩm, công nghệ thay đổi, Việt Nam lại
không có được gì", ông Quyết chỉ rõ.
Nhìn lại kinh nghiệm thu hút từ các
nước, ông Vũ Đức Quyết cho rằng Việt Nam nên học theo cách thu hút từ Trung
Quốc. Vị này cho hay, khi Apple hoặc Samsung vào Trung Quốc chỉ sau 10 năm
quốc gia này đã có ngay được sản phẩm mới của riêng họ. Thậm chí, Trung Quốc
hiện đã có được sản phẩm điện thoại thông minh đủ tầm cạnh tranh với chính
những nước họ từng phải ưu đãi để thu hút.
Trong khi đó, nhận xét về kết quả thu
hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ông Quyết thừa nhận sau hơn 10 năm Samsung
đầu tư vào Việt Nam nhưng tới nay chúng ta vẫn chưa thể làm chủ được công
nghệ, chưa sản xuất được ngay cả những thiết bị khó, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật
cao.
Tại buổi tổng kết của Bộ Công thương, tới thời điểm hiện tại số các doanh nghiệp tham gia được vào chuỗi sản xuất cung ứng cho Samsung còn quá hạn chế, chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
"Thống kê cả nước mới có được
1.800 doanh nghiệp sản xuất công nghệ phụ trợ, chủ yếu vẫn làm các chi tiết
đơn giản, rẻ tiền, chưa làm được các thiết bị khó, kỹ thuật cao.
Tôi vẫn muốn nhấn mạnh, chúng ta thu
hút nhưng quan trọng hơn là phải có được sự sáng tạo thì mới đem lại cho
chúng ta giá trị thu nhập cao", ông Quyết nói.
Ông Quyết khẳng định, với năng lực,
trình độ của đội ngũ lao động cũng như doanh nghiệp trong nước hiện nay chúng
ta hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên, cái khó nhất lại đang vướng ở cơ
chế, chính sách. Cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa thật sự hướng nội, chưa có cơ
chế động viên, khích lệ kịp thời. Vì thế, ông cho rằng phải có chính sách hỗ
trợ cụ thể cho từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp nước ngoài.
"Cần có chính sách tôn vinh,
khích lệ các sản phẩm khoa học trong nước chứ không phải chỉ tập trung tôn
vinh, tung hô thành quả, thành tích của các doanh nghiệp FDI", ông Quyết
nói.
(Theo Đất Việt)
Nguyễn Vũ
|
Phung phí nghìn tỷ đồng để được gì?
Cập nhật lúc 15:13
Tiền nghìn tỷ
trôi sông mà những vụ tai nạn giao thông thảm khốc vẫn liên tiếp diễn ra và
đến mức báo động trầm trọng về tần suất và quy mô của tai nạn.
Hiện trượng vụ tai nạn thảm khốc ở Hải Dương 21/1
Sẽ có trên 340.000 ô tô kinh doanh vận tải phải thực hiện
thay thế, bổ sung thiết bị hộp đen để đáp ứng yêu cầu về cung cấp hình ảnh
lái xe theo quy định tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP
về kinh doanh vận tải do Bộ GTVT vừa trình Chính phủ.
Tính chung sẽ có tới gần 1,2 triệu xe ô tô các loại trên
toàn quốc đã và sẽ phải chi thêm nhiều nghìn tỷ đồng nữa để đáp ứng yêu cầu
từ phía nhà quản lý nếu dự thảo được thông qua.
Chỉ một mệnh lệnh hành chính, ước tính sẽ có thêm gần
2.000 tỷ đồng (trong đó khoảng gần 1.400 tỷ đồng là chi phí để lắp hộp đen)
của doanh nghiệp phải đổ ra để thực thi.
Nếu cộng với số tiền khoảng 3.200 tỷ đồng trước đó mà các
hãng, chủ xe đã phải bỏ ra để trang bị cho gần 900.000 phương tiện vận tải
(xe khách, taxi, xe tải các loại phải gắn hộp đen) theo quy định của Nghị
định 171/NĐ-CP, số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư và duy trì hoạt
động của hộp đen lên tới xấp xỉ 5.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể chi phí duy trì
máy chủ và đường truyền khoảng 500 tỷ đồng/năm. Một số tiền khổng lồ chỉ nhằm
đáp ứng quy định của Bộ GTVT.
Theo Bộ GTVT, hiện có tới 30% doanh nghiệp không truyền dữ
liệu hộp đen về Tổng cục Đường bộ theo quy định. Nếu chiếu theo những yêu cầu
đặt ra trong nghị định do Bộ GTVT xây dựng, số tiền hàng nghìn tỷ đồng mà các
doanh nghiệp đã phải chi trả suốt 7 năm qua không đem lại tác động tích cực
đáng kể.
Tiền nghìn tỷ trôi sông mà những vụ tai nạn giao thông
thảm khốc vẫn liên tiếp diễn ra và đến mức báo động trầm trọng về tần suất và
quy mô của tai nạn. Càng giật mình hơn khi nhiều trường hợp cho thấy các
phương tiện gây tai nạn đều không truyền dữ liệu hộp đen về cơ quan quản lý.
Hiện trượng vụ tai nạn thảm khốc ở Long An
Ở khía cạnh doanh nghiệp, các lái xe cũng như hiệp hội vận
tải địa phương cho rằng, dữ liệu hộp đen hiện nay cũng chưa khai thác hết
được tính năng và chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi ban đầu. Tính đến
thời điểm hiện nay, thiết bị GPS gắn trên các phương tiện kinh doanh vận tải
mới chỉ được cơ quan chức năng sử dụng bị động như một ổ cứng lưu trữ thông
tin.
Nhiều ý kiến khẳng định, để hạn chế tai nạn giao thông,
quan trọng nhất bây giờ là phải tìm ra phương thức sử dụng hữu hiệu hộp đen,
chứ không phải “vẽ” thêm điều kiện cho doanh nghiệp mà không tận dụng, phát
huy hết được tính năng của thiết bị.
Những cuộc đua ngầm, lobby từ các nhà cung cấp hộp đen,
các nhà mạng viễn thông để giành giật khách hàng không ngừng diễn ra. Khối
doanh thu, lợi nhuận nghìn tỷ đồng không phải dễ kiếm trong bối cảnh cạnh
tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy mới có những lời đồn về việc Bộ GTVT bắt tay với
các nhà cung cấp để “kiếm chác” khi “cài” các điều kiện vào dự thảo mới.
Cần thẳng thắn về việc nếu cơ quan quản lý làm tròn vai,
giám sát được triệt để, những tai nạn thảm khốc sẽ không xảy ra. Mỗi năm dân
số của Việt Nam cũng không vì thế mà giảm đi cả một huyện vì tai nạn giao
thông.
Nhức nhối, đau đớn vì tai nạn giao thông sẽ luôn dai dẳng
nếu như nhiều nghìn tỷ đồng đầu tư, duy trì không chứng minh được hiệu quả.
Người bán thiết bị, cung cấp dịch vụ giàu lên còn cơ quan quản lý thì ung
dung “sống chết mặc bay” khi đưa ra thêm nhiều điều kiện quản lý mới.
(Theo Tiền Phong) PHẠM TUYÊN
|
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019
Vũ 'nhôm' nói lời
sau cùng: 'Bị cáo rất xấu hổ và nhục nhã'
Cập nhật lúc 15:29
"Bị cáo
thành thật xin lỗi, mong các vị lãnh đạo hãy chia sẻ, thông cảm và bỏ
qua...", Phan Văn Anh Vũ nói trước khi HĐXX nghị án.
Sáng 30/1, Phan Văn
Anh Vũ (tức Vũ
"nhôm") cùng 2 cựu thứ trưởng công an Bùi Văn
Thành, Trần Việt Tân nói lời sau cùng trước khi HĐXX đưa ra phán
quyết vào chiều cùng ngày.
Phan Văn
Anh Vũ: Bị cáo không dám chối tội
Là người đầu tiên bước lên bục, Vũ nói rằng muốn đưa ra lập luận
của bản thân nhưng không dám vì sơ kết tội ngoan cố, không thành khẩn.
Kể về việc xuất thân là doanh nghiệp sau đó trở thành sĩ quan
tình báo, Phan Văn Anh Vũ cho rằng bản thân luôn tuân thủ pháp luật, dám làm
dám chịu. Bỏ tiền mua bất động sản, Vũ nghĩ có quyền định đoạt, kinh doanh để
phát triển tiềm lực kinh tế.
“Nhưng qua 2 ngày xét xử, được viện kiểm sát phân tích, bị cáo
nhận thấy rằng đúng là bị cáo sai. Bị cáo không dám chối tội, đổ lỗi cấp
trên”, cựu thượng tá nói.
"Trong việc này, bị cáo rất ân hận. Việc làm của bị cáo đã
làm liên lụy, ảnh hưởng đến các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an", Vũ nói và
cho rằng các bị cáo Phan Hữu Tuấn, Nguyễn Văn Bách không phải đồng phạm. Còn
2 cựu thứ trưởng công an cũng không phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng.
“Bị cáo đã làm, bị cáo chịu”, Vũ phân trần và nhấn mạnh từ để
xuất của bị cáo mới có các văn bản của Tổng cục Tình báo rồi dẫn đến những
liên lụy như hôm nay.
Trước khi dừng lời, Vũ gửi lời xin lỗi đến gia đình 4 cựu cán bộ
công an cùng hầu tòa. "Dù muốn hay không, bị cáo biết rằng nguyên nhân
việc này không phải bị cáo gây ra. Đó là nhận thức bị cáo hiểu sai vấn đề. Bị
cáo thành thật xin lỗi, mong các vị lãnh đạo hãy chia sẻ, thông cảm và bỏ qua
lỗi này cho. Ra tòa thế này, bị cáo thật sự rất xấu hổ và nhục nhã".
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ nói lời sau cùng trước khi
tòa tuyên án: “Bị cáo đã làm, bị cáo chịu”. Ảnh: P.D.
Cựu thứ trưởng Bùi Văn Thành: Tôi thấy lương tâm cắn rứt
Thừa nhận quá trình lãnh đạo đã hết sức cố gắng nhưng vẫn có sai
phạm, ông Bùi Văn Thành cám ơn VKS, cơ quan điều tra đã đối xử đúng mực, giúp
ông nhận thức được sai phạm đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự.
Từng mất ăn mất ngủ trước phiên xử, cựu thứ trưởng giải tỏa được
lo lắng khi thấy phiên tòa diễn ra công khai. Nhận ra sai phạm của mình, ông
Thành mong HĐXX xem xét một số nguyện vọng trước khi lượng hình.
"Tôi đã nhận thấy những sai phạm của mình, thừa nhận thiếu
trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tôi thấy rằng điều đau khổ
nhất, day dứt nhất là vụ án xảy ra mang lại hậu quả không chỉ về vật chất,
ảnh hưởng xấu đến dư luận, ảnh hưởng uy tín ngành công an”, ông Bùi Văn Thành
nói và xin lỗi Đảng, Nhà nước, xin lỗi ngành công an.
Cựu thứ trưởng nói rằng lương tâm cắn rứt không ngủ được vì hình
phạt nặng nhất là đứng ở tòa với tư cách bị cáo. "Giờ này đối diện mức
hình phạt tôi nghĩ rằng rất nghiêm khắc, tôi chỉ kính xin HĐXX xem xét đánh
giá nguyên nhân, bối cảnh xảy ra sự việc, một chút đóng góp cá nhân, hoàn
cảnh gia đình để từ đó có phán quyết phù hợp với chính sách nhân đạo của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”, bị cáo Thành nói.
Ngoài ra, ông Thành cũng mong HĐXX xem xét đến những đóng góp,
tình tiết giảm nhẹ, đặc thù của các bị cáo còn lại khi lượng hình.
Bị cáo Tân và Thành tại phiên xử sơ thẩm. Ảnh: P.D.
Bị cáo Trần Việt Tân: Tôi không đổ tội cho bất cứ
anh em nào khác
"Vì truyền thống của ngành tôi chưa bao nghĩ làm điều gì tổn
hại cho lợi ích đất nước, dân tộc, nhân dân”, bị cáo Trần Việt Tân nói và
khẳng định suốt 45 năm rèn luyện phấn đầu, ông chưa từng từ chối nhiệm vụ gì.
Nhận trách nhiệm và bày tỏ sự đau xót, ông Tân phân trần giai
đoạn vụ án xảy ra, tình hình an ninh chính trị phức tạp. Ông được phân công
nhiệm vụ toàn tâm toàn ý bảo vệ chủ quyền, an ninh đất nước. "Tôi có
thiếu sót, không nắm được hết, bao quát được hết công việc trong đó có anh em,
đồng đội ngồi đây với tư cách bị cáo”, cựu thứ trưởng ngành công an nói.
Nhắc đến những đặc thù của lĩnh vực tình báo, ông Tân nói chỉ có
niềm tin vào Đảng, vào đất nước và vào đồng đội giúp ông hoàn thành nhiệm vụ.
“Tôi rất tin vào anh em công tác với mình, làm việc với mình. Không có lòng
tin đó, chúng tôi không thể nào hoạt động được. Cho nên hôm nay, theo cáo
trạng VKS, anh em chúng tôi phạm tội. Tôi không đổ tội cho bất cứ anh em nào
khác”, cựu thứ trưởng công an mong HĐXX xem xét đưa ra phán quyết có tình, có
lý cho các bị cáo.
Hầu tòa 6 tháng trước do ký các văn bản hỗ trợ Vũ “nhôm” khiến lộ
bí mật nhà nước, Tổng cục phó Tổng cục Tình báo Phan Hữu Tuấn và cựu Cục
trưởng Nguyễn Văn Bách cùng bày tỏ sự sự đau xót về chuyện đã xảy ra. Khẳng
định luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, Nhà nước và ngành công an, hai bị
cáo không nghĩ ngày phải đứng trước tòa. Hai cựu cán bộ tình báo mong HĐXX sẽ
xem xét các tình tiết giảm nhẹ khi đưa ra mức án với các bị cáo.
15h hôm nay, tòa sẽ tuyên án với 5 bị cáo.
Cáo trạng của
VKSND Tối cao xác định từ 2014 đến 2018, ông Thành được giao nhiệm vụ phụ
trách Tổng cục Hậu cần - đơn vị có trách nhiệm trực tiếp quản lý các nhà đất
công sản Bộ Công an. Tuy không phụ trách Tổng cục Tình báo nhưng tháng
5/2015, trên cơ sở tờ trình của Vũ và báo cáo đề xuất của Phan Hữu Tuấn, ông
Thành đã ký tờ trình đề nghị Thủ tướng cho bán chỉ định cơ sở nhà đất tại số
129 Pasteur (vốn là nhà khách của Bộ Công an ở TP.HCM) cho Công ty Cổ phần
Nova Bắc Nam 79 để phục vụ hoạt động nghiệp vụ.
Sau
đó, ông Thành ký công văn đề nghị cơ quan chức năng TP.HCM trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt giá bán bất động sản số 129 Pasteur là 301 tỷ đồng không đúng
chức năng, thẩm quyền. Ngoài ra, cựu thứ trưởng còn không chỉ đạo Tổng cục Hậu
cần có văn bản thông báo để Tổng cục Tình báo quản lý, theo dõi cơ sở nhà đất
phục vụ mục đích an ninh. Khi Vũ chuyển nhượng nhà, đất này cho tư nhân bên
ngoài, ông Thành không báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn, gây thiệt
hại 222 tỷ đồng.
Còn ông Trần
Việt Tân ký 7 văn bản gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị cho các công ty bình
phong do Phan Văn Anh Vũ được thuê 3 nhà đất phục vụ công tác nghiệp vụ, gồm
số 16 Bạch Đằng (Đà Nẵng), số 15 Thi Sách và số 8 Nguyễn Trung Trực (TP.HCM).
Sau đó, ông Tân thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát
chặt dẫn đến việc không kịp thời phát hiện vi phạm của Phan Văn Anh Vũ. Từ đó
để Vũ lợi dụng danh nghĩa công ty bình phong và các văn bản của ngành công an
để được thuê các nhà, đất công sản theo hình thức chỉ định không qua đấu giá,
gây thiệt hại 155
tỷ đồng.
(Theo
Zing.vn) Bá Chiêm
|
Một
đêm chơi bar đốt 2 tỷ: Choáng độ chơi đại gia Hà Thành
Cập nhật lúc 09:01
Đi bar tốn kém là điều hiển nhiên. Nhưng nếu
con số thanh toán lên tới tiền tỷ thì quả thực 'choáng váng'. Gần đây, nhiều
tờ hóa đơn đi bar tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng khiến mọi người
xôn xao, bàn tán.
Hóa đơn đi bar gần 2 tỷ ở Hà
Nội
Mới đây, một tờ hóa đơn đi bar "khủng" nhất
từ trước đến nay với số tiền lên tới gần 2 tỷ đã gây xôn xao trên cộng đồng
mạng.
Trong tờ hóa đơn, các loại sản phẩm hay dịch vụ cũng thuộc loại
VIP, riêng một vài loại rượu đã lên tới 1 tỷ, còn hoa quả cũng lên tới hơn 30
triệu. Ngoài ra, theo những thông tin trong hóa đơn, tất cả những sản phẩm mà
các vị khách này sử dụng đều có số lượng từ 100 trở lên. Nhìn vào hóa đơn,
nhiều người trầm trồ về độ giàu có và chịu chơi của nhóm người này.
Đại diện quán
bar này xác nhận trên Trí Thức Trẻ, hóa đơn "khủng" này là hoàn
toàn thật và là của một nhóm khách VIP tổ chức tiệc vào tối 20/1. Nhân vật
chủ chi của bữa tiệc hoành tráng này là chủ một doanh nghiệp lớn và thuê quán
bar để làm tiệc sau đám cưới.
Trước đó, dư
luận cũng xôn xao về nhiều tờ hóa đơn thanh toán đi bar trị giá hàng trăm
triệu đồng được đăng tải lên mạng xã hội.
Hoá đơn hơn 500 triệu chỉ sau
vài giờ đi bar ở Sài Gòn
Đầu tháng 5/2018, trên các trang mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp
tờ hóa đơn khi đi bar của vài bạn trẻ lên tới 549.001.200 đồng khiến nhiều
người xôn xao, bàn tán. Ở hóa đơn này, riêng rượu ngoại và nhiều đồ uống
khác đã lên đến hàng trăm triệu đồng.
Hiện chưa rõ về
tính xác thực của tờ hóa đơn hơn 500 triệu nói trên nhưng thông tin trên đó
cho thấy, tờ hóa đơn này được thanh toán tại một bar ở TP.HCM.
Theo tìm hiểu,
đây là hóa đơn của một nhóm khách người nước ngoài sau chuyến vui chơi tại
một quán bar lớn khu vực Bến Thành. Chỉ sau một đêm, nhóm du khách này đã
tiêu tốn hơn 500 triệu đồng.
Hóa đơn hơn 181 triệu ở bar Hà Nội
Tháng 10 năm 2014, một "thiếu gia" ở Hà Nội đã tung lên
mạng hóa đơn một tối lên bar của mình. Chỉ riêng sáu chai rượu thôi cũng
chiếm hết 161,4 triệu đồng, chưa kể các thứ khác. Tổng giá trị của hóa đơn là
181.742.000 đồng.
Ở hóa đơn này,
riêng 6 chai Chivas 38 thôi cũng chiếm hết 161,4 triệu đồng, trong đó mỗi
chai giá 26,9 triệu đồng. Qua đó, có thể thấy độ giàu có và chịu chơi của
nhóm người này.
Ngoài ra, một số người cũng phát hoảng khi thấy một cốc chanh tươi giá 80 ngàn
đồng, số tiền mua được 2kg chanh ngoài chợ.
Hóa đơn hơn 218 triệu một đêm
ở bar Hà Nội
Trong khi nhiều người còn chưa hết choáng váng với độ tiêu tiền
của "đại gia" có hóa đơn thanh toán tới 181 triệu đồng thì một tờ
hóa đơn khác lên tới 218 triệu đồng không ít người sửng sốt, bất ngờ.
Tờ hóa đơn cùng
với những thông tin trên đó cho thấy, nó xuất phát ở một quán bar “khét
tiếng” nhất nhì Thủ đô vào cuối tháng 10 năm 2014.
Tờ hóa đơn liệt
kê những món đồ được thanh toán gồm 3 chai rượu Tây cao cấp (loại rượu nổi
tiếng giá thị trường trên 40 triệu đồng/chai) được bán trong bar với giá hơn
65 triệu đồng/chai, tổng tiền rượu đã gần 195 triệu đồng.
Hóa đơn đi bar đúng 400 triệu đồng
Sau đêm 20/10/2014, một hóa đơn đi bar khác hết đúng 400 triệu
được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người... sốc toàn tập.
Hiện chưa rõ về tính xác thực của tờ hóa đơn 400 triệu đồng nói
trên nhưng thông tin trên đó cho thấy, tờ hóa đơn này được thanh toán tại một
bar ở đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tờ hoá đơn liệt
kê các khoản thanh toán gồm tiền rượu, nước ngọt, hoa quả cùng một số khoản
khác. Trong đó tiền rượu với 4 chai rượu mạnh (mỗi chai trị giá 90 triệu
đồng) đã lên tới 360 triệu đồng.
Những tờ hóa
đơn đi bar "khủng" trên đã gây bão mạng xã hội về nguồn gốc cũng
như lý do chủ nhân tung lên mạng. Nhiều người cho rằng, giá trị trên những tờ
hóa đơn này là sản phẩm của photoshop hoặc nhiều người nghịch rồi in ra, chụp
đưa lên mạng câu like. Việc tạo ra một hóa đơn như thế này cực đơn giản và là
trò chơi mới “thích khoe của hoặc theo trào lưu văn hóa chụp hóa đơn” của
giới trẻ hiện nay mà thôi.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến nghi ngờ, đây là những tờ hóa đơn
“được dàn dựng” với mục đích quảng cáo cho bar.
(Theo VietNamNet) Hạnh Nguyên
|
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019
Có Ngân hàng thưởng Tết đến 9 tháng lương
Cập nhật lúc 15:48
Lãi lớn, năm
nay nhiều ngân hàng thưởng Tết cao hơn năm ngoái, có nhân viên còn được
thưởng đến 9 tháng lương.
Chưa đầy một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, câu chuyện
tiền thưởng của nhân viên ngân hàng lại nóng. 2018 được xem là năm mà các nhà
băng đạt mức lợi nhuận "khủng" từ trước đến nay. Chia sẻ với PV, hầu hết lãnh đạo ngân hàng vẫn khá thận
trọng khi nói về mức thưởng Tết nhưng phần nào đã dần hé lộ chút ít
thông tin.
Theo đó, lãnh đạo của một ngân hàng tư nhân có trụ sở ở Hà
Nội vừa đạt mức lợi nhuận khủng hơn 10.000 tỷ đồng cho biết, năm nay nhiều vị
trí tại nhà băng này có thể nhận thưởng cao nhất lên tới 9 tháng lương.
"Nếu cá nhân đó được xếp loại xuất sắc, thuộc chi nhánh xuất sắc và đang
làm ở bộ phận áp lực cao thì phần thưởng Tết cao nhất có thể lên tới 9 tháng,
tức nguyên năm sẽ nhận được 21 tháng lương", bà nói.
Tuy nhiên, cũng theo vị này có người lại chỉ được 2-3
tháng, tất cả là do khả năng hoàn thành công việc chứ không phải nhân viên
nào cũng ở mức thu nhập cao.
Trước đó, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) - nhà
băng đạt mức lợi nhuận cao nhất hệ thống khi ghi nhận lãi trước thuế 18.300
tỷ đồng cũng đã công bố thưởng cho các đơn vị hoạt động xuất sắc. Theo đó, 2
chi nhánh là Vietcombank Sở giao dịch và chi nhánh TP HCM có kết quả hoạt
động xuất sắc, được thưởng tập thể 3 tỷ đồng mỗi đơn vị.
Ngoài ra, 15 chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
thưởng 1,5 tỷ đồng mỗi đơn vị; 20 chi nhánh nhận danh hiệu đơn vị tiêu biểu
hoàn thành tốt nhiệm vụ với mức tiền thưởng cho các tập thể là 1 tỷ đồng; các
chi nhánh khác tùy theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được thưởng 200-500 triệu
đồng. Riêng mức thưởng cụ thể cho từng cá nhân vẫn đang được nhà băng này
tính toán.
Với ACB - nhà băng vừa công bố mức lãi trước thuế kỷ lục
hơn 6.300 tỷ đồng được một phó tổng giám đốc bật mí, năm nay ngân hàng làm ăn
khá hơn các năm trước nên sẽ thưởng lớn hơn cho cán bộ nhân viên. "Mức
thưởng cụ thể tôi chưa thể nói, nhưng sẽ là mức cao nhất trong vòng 5 năm trở
lại đây", vị này nói.
Thưởng Tết của nhân viên ACB phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như kết quả kinh doanh của ngân hàng, số điểm xét hạng của từng cá nhân...
Các mức thưởng này đã được nhà băng lập trình sẵn thông qua hệ thống tính
điểm bằng máy.
Tại một ngân hàng cổ phần lớn cũng có trụ sở ở TP HCM, năm
2018 đạt kết quả kinh doanh tốt nhất trong 3 năm trở lại đây, lãnh đạo ngân
hàng tiết lộ sẽ có mức thưởng tốt hơn. Năm ngoái, ngoài tháng lương thứ 13,
ngân hàng còn thưởng thêm 1-3 tháng lương cho người lao động. "Tuy
nhiên, việc trả thưởng sẽ không cào bằng mà thực hiện theo KPI hoàn thành
công việc trong năm của từng nhân viên", lãnh đạo này cho biết.
Ngân hàng Hàng Hải mới công bố chính sách phúc lợi lần đầu
tiên được áp dụng. Theo đó, Chủ tịch MSB đã quyết định bổ sung khoản thưởng
mới tương đương 1 tháng lương bình quân (theo thời gian làm việc thực tế) khi
thỏa mãn hai điều kiện: ngân hàng hoàn thành kế hoạch kinh doanh hàng năm và
cán bộ nhân viên có đánh giá xếp loại và dự kiến xếp loại từ B trở lên (năm
2018 ngân hàng đạt lợi nhuận hơn 1.000 tỷ trong khi chỉ tiêu đặt ra chưa đến
300 tỷ).
Khoản trên được chi trả ngay sau Tết Dương lịch và hoàn
toàn độc lập với khoản thưởng hiệu suất theo kết quả kinh doanh và xếp loại
cá nhân. Phía công đoàn MSB cũng thông báo sẽ trích quỹ công đoàn chi tặng
quà Tết bằng hiện vật (giò chả, bánh chưng và các phần quà khác phù hợp văn
hóa địa phương) với mức chi ngân sách tối đa 200.000 đồng một người).
Ngoài khoản thưởng nói trên, hàng năm ngân hàng còn chi
các khoản tạm ứng trước Tết Âm lịch và quyết toán thưởng hiệu suất khi hết
quý một năm kế tiếp.
Tại hội nghị tổng kết ngành ngân hàng trên địa bàn TP HCM
mới đây, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết chưa năm nào các ngân hàng lãi
nhiều như năm nay. Tuy nhiên, ông cho rằng phải tập trung lợi nhuận vào việc
nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng. Do đó, các nhà băng vẫn chia cổ
tức, cổ phần, chia lương thưởng nhưng ở mức hợp lý.
Nhiều ngân hàng công bố kết quả lợi nhuận cao, tạo kỳ vọng
"thưởng lớn" cho người lao động. Song niềm vui ấy chỉ xuất hiện ở
những ngân hàng lớn, trong khi tại nhóm ngân hàng quy mô vừa và nhỏ hoặc
thuộc diện tái cơ cấu vẫn còn khó khăn nên mức thưởng của người lao động được
dự báo là không cao, thậm chí không có.
Theo VnExpress
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)