15:31
GS Trần Ngọc Hiên:
Nhiều người quá sùng bái đồng tiền
Bee.net- Gần đây có nhiều trường hợp khi vi phạm pháp luật rồi xưng là con ông nọ, họ hàng với ông kia để mong "thoát tội". Theo GS Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Nó là hệ quả của cơ chế xin cho vốn đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội mà "chỉ ai thật sự mạnh khoẻ mới miễn nhiễm được". Bây giờ, muốn được việc, không còn cách nào khác là phải tuân thủ pháp luật chứ không phải đợi có sai phạm rồi nhờ cậy đến người nọ người kia.
Xin mãi cũng phải có cái để mà cho
Thưa ông, gần đây có nhiều trường hợp khi vi phạm pháp luật như vượt đèn đỏ, tàng trữ vũ khí nóng... bị bắt thì xưng là cháu người nọ, họ hàng với người kia. Ông nghĩ sao về điều này?
Thật ra, chuyện đó không có gì mới nếu không muốn nói là thường xảy ra. Người dân cứ muốn được việc, bất chấp luật pháp, còn anh cán bộ thi hành công vụ thì nghĩ rằng, nếu cứ bắt, cứ xử lý thì mình cũng chẳng được gì, còn nếu tha thì mình sẽ nhận được một món lợi nào đó, chiếc phong bì chẳng hạn. Hai bên gặp nhau ở cùng một điểm là không tuân thủ luật pháp. Thế nên mới sinh chuyện.
Vậy theo ông, nguyên nhân do đâu?
Thứ nhất, do điểm xuất phát của chúng ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, đói nghèo, từ đó tạo nên tâm lý tiểu nông với tính bon chen, muốn tư lợi. Thứ hai, một thời kỳ dài chúng ta áp dụng cơ chế bao cấp, người dân cứ thế đi xin.
Xin mãi thì người cho cũng phải có "lợi" để mà cho, bắt đầu có sự qua lại. Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, một cách tự nhiên, tâm lý đó được bê nguyên xi vào. Nguyên nhân sâu xa là chúng ta chưa tạo lập được môi trường văn hóa cho sự phát triển, trước hết là trong bộ máy công quyền.
Những lệch lạc trong tư duy
Thường cái gì ăn sâu vào nếp nghĩ thì khó bỏ?
Hẳn nhiên rồi. Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta chưa nhận thức một cách đầy đủ về kinh tế thị trường, còn cái cũ thì đã lỗi thời. Vậy nên mới có những lệch lạc trong tư duy, trong hành động.
Xin mãi cũng phải có cái để mà cho
Thưa ông, gần đây có nhiều trường hợp khi vi phạm pháp luật như vượt đèn đỏ, tàng trữ vũ khí nóng... bị bắt thì xưng là cháu người nọ, họ hàng với người kia. Ông nghĩ sao về điều này?
Thật ra, chuyện đó không có gì mới nếu không muốn nói là thường xảy ra. Người dân cứ muốn được việc, bất chấp luật pháp, còn anh cán bộ thi hành công vụ thì nghĩ rằng, nếu cứ bắt, cứ xử lý thì mình cũng chẳng được gì, còn nếu tha thì mình sẽ nhận được một món lợi nào đó, chiếc phong bì chẳng hạn. Hai bên gặp nhau ở cùng một điểm là không tuân thủ luật pháp. Thế nên mới sinh chuyện.
Vậy theo ông, nguyên nhân do đâu?
Thứ nhất, do điểm xuất phát của chúng ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, đói nghèo, từ đó tạo nên tâm lý tiểu nông với tính bon chen, muốn tư lợi. Thứ hai, một thời kỳ dài chúng ta áp dụng cơ chế bao cấp, người dân cứ thế đi xin.
Xin mãi thì người cho cũng phải có "lợi" để mà cho, bắt đầu có sự qua lại. Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, một cách tự nhiên, tâm lý đó được bê nguyên xi vào. Nguyên nhân sâu xa là chúng ta chưa tạo lập được môi trường văn hóa cho sự phát triển, trước hết là trong bộ máy công quyền.
Những lệch lạc trong tư duy
Thường cái gì ăn sâu vào nếp nghĩ thì khó bỏ?
Hẳn nhiên rồi. Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta chưa nhận thức một cách đầy đủ về kinh tế thị trường, còn cái cũ thì đã lỗi thời. Vậy nên mới có những lệch lạc trong tư duy, trong hành động.
"Chưa nhận thức đầy đủ về kinh tế thị trường" nghĩa là sao, thưa ông?
Trong kinh tế thị trường, người ta được tự do hơn để tìm lợi ích. Lợi ích đó phải gặp nhau ở chỗ hai bên cùng có lợi nhưng tiếc là ai cũng muốn mình được lợi.
Thêm vào đó, trong kinh tế thị trường thì đồng tiền có vai trò rất quan trọng. Đáng lẽ con người phải làm chủ đồng tiền nhưng đằng này chúng ta cứ chăm chăm làm cho tiền nhiều hơn.
Thiết nghĩ, làm ra được nhiều tiền để làm giàu cho bản thân, góp phần làm giàu cho xã hội thì cần phải khuyến khích mới đúng chứ?
Tất nhiên là cần khuyến khích nếu làm giàu chính đáng. Nhưng nhiều người cứ nghĩ cách làm giàu bằng mọi giá, dù có bất hợp pháp. Họ quá sùng bái đồng tiền, để đồng tiền chi phối mọi mặt đời sống, đè bẹp ý chí.
Thế mới có chuyện anh cần được cấp dự án thì phải dùng tiền để lót tay, bệnh nhân phải có "phong bì" cho bác sĩ, muốn cho con vào lớp chất lượng phải có "phong bì" cho thầy cô... Tất cả những cái đó khiến cho pháp luật không được thực thi, dù bề ngoài thì có luật pháp điều chỉnh và ai cũng phải công bằng trước pháp luật.
Phải nâng cao cả dân trí và quan trí
Như ông vừa nói, trong cơ chế xin cho thì người ta phải có cái "lợi" để mà cho. Và thường thì những người có chức tước mới có được quyền năng ấy?
Đúng vậy.
Ông nghĩ sao về quan niệm "một người làm quan, cả họ được nhờ" hiện nay?
Trong thời phong kiến thì đó là chuyện bình thường. Song để nó kéo sang xã hội hiện đại thì khó có thể chấp nhận.
Nhưng thực tế thì nó vẫn đang diễn ra đấy thôi?
Vậy nên người dân mới đâm ra nhờn, cứ khi mắc vấn đề liên quan đến luật pháp là họ lại lôi cái mác uy danh của mình ra mà "dọa".
Thậm chí họ chẳng quen biết gì với những quan chức đó đâu, chỉ để "lòe" cho nhanh được việc thôi. Chỉ những người thật sự có sức khoẻ mới miễn nhiễm được.
Làm sao để có thể "miễn nhiễm" được, thưa ông?
Cái này thuộc về nhận thức. Phải nâng cao cả dân trí và quan trí.
Ông nói thế liệu có "thừa", vì phải có trình độ dân trí nhất định thì mới làm quan chức được chứ?
Không hẳn. Nhiều khi anh làm quan chẳng qua là có năng lực tối thiểu chứ chưa phải là con người toàn diện. Con người đó phải có phẩm chất phù hợp với năng lực và công việc.
Tiêu chí nào để xác định phẩm chất ấy, thưa ông?
Phẩm chất bây giờ phải là tuân thủ pháp luật. Phải luôn coi đó là hệ quy chiếu trong mọi trường hợp, không phân biệt đối tượng thì sẽ không có chỗ cho sự xin - cho được nữa.
Anh muốn được việc thì không còn cách nào khác là phải tuân thủ pháp luật chứ không phải đợi có sai phạm rồi nhờ cậy đến người nọ người kia.
Nhưng người ta vẫn đang "lách luật"?
Tất nhiên, luật cũng phải hoàn thiện dần vì người làm luật chẳng phải thần thánh để làm đúng từ đầu. Họ cần quá trình thực tiễn để hoàn thiện dần. Song không phải vì thế mà bảo rằng "đợi đến lúc luật hoàn thiện tôi mới thực thi".
Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, người tốt thì biết đối xử bình đẳng, còn ngược lại người kia thì cứ khoe mẽ cho thấy hai người khác nhau.
Đây là những vấn đề lớn về văn hóa. Kinh tế nào thì đẻ ra văn hóa đó. Văn hóa tạo ra từ trong cuộc sống chứ không phải hình thành chỉ do mong muốn chủ quan.
Cần gắn quyền lực với trách nhiệm
Rõ ràng, ở một mức độ nào đó, cơ chế xin cho đang làm cho luật pháp bị coi nhẹ. Theo ông, để xóa bỏ cơ chế ấy cần phải bắt nguồn từ đâu?
Thực ra, đây là vấn đề rất khó vì nó quá phổ biến. Cần có cuộc đột phá từ cấp trên, nói phải đi với làm, nói mà không làm thì không được.
Thứ hai, phải liên tục điều chỉnh, hoàn thiện luật pháp.
Thứ ba, phải xây dựng được đội ngũ quan chức có văn hóa.
Thứ tư là phải nâng cao nhận thức của người dân.
Nói thế chứ người Việt Nam mình cũng uyển chuyển chứ không bảo thủ lắm đâu, nếu có động tác đúng, lãnh đạo làm gương thì nó sẽ đi vào quỹ đạo ngay thôi.
Xây dựng được đội ngũ quan chức có văn hóa khó không, thưa ông?
Khó ở chỗ là có muốn làm không? Làm cái gì cũng xuất phát từ nhân dân thì sẽ nhẹ nhõm lắm. Cần phải đưa ra thể chế quyền lực đi đôi trách nhiệm và phải nghiêm túc thực thi pháp luật.
Giả dụ, mỗi năm để hơn 300.000 người chết vì tai nạn giao thông thì ông Bộ trưởng phải từ chức, hay nhà ở cho người thu nhập thấp trong đô thị phải đạt được mức A., nếu không thì Bộ trưởng Xây dựng phải "về"... thì chắc chắn sẽ có hiệu quả.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Trong kinh tế thị trường, người ta được tự do hơn để tìm lợi ích. Lợi ích đó phải gặp nhau ở chỗ hai bên cùng có lợi nhưng tiếc là ai cũng muốn mình được lợi.
Thêm vào đó, trong kinh tế thị trường thì đồng tiền có vai trò rất quan trọng. Đáng lẽ con người phải làm chủ đồng tiền nhưng đằng này chúng ta cứ chăm chăm làm cho tiền nhiều hơn.
Thiết nghĩ, làm ra được nhiều tiền để làm giàu cho bản thân, góp phần làm giàu cho xã hội thì cần phải khuyến khích mới đúng chứ?
Tất nhiên là cần khuyến khích nếu làm giàu chính đáng. Nhưng nhiều người cứ nghĩ cách làm giàu bằng mọi giá, dù có bất hợp pháp. Họ quá sùng bái đồng tiền, để đồng tiền chi phối mọi mặt đời sống, đè bẹp ý chí.
Thế mới có chuyện anh cần được cấp dự án thì phải dùng tiền để lót tay, bệnh nhân phải có "phong bì" cho bác sĩ, muốn cho con vào lớp chất lượng phải có "phong bì" cho thầy cô... Tất cả những cái đó khiến cho pháp luật không được thực thi, dù bề ngoài thì có luật pháp điều chỉnh và ai cũng phải công bằng trước pháp luật.
Phải nâng cao cả dân trí và quan trí
Như ông vừa nói, trong cơ chế xin cho thì người ta phải có cái "lợi" để mà cho. Và thường thì những người có chức tước mới có được quyền năng ấy?
Đúng vậy.
Ông nghĩ sao về quan niệm "một người làm quan, cả họ được nhờ" hiện nay?
Trong thời phong kiến thì đó là chuyện bình thường. Song để nó kéo sang xã hội hiện đại thì khó có thể chấp nhận.
Nhưng thực tế thì nó vẫn đang diễn ra đấy thôi?
Vậy nên người dân mới đâm ra nhờn, cứ khi mắc vấn đề liên quan đến luật pháp là họ lại lôi cái mác uy danh của mình ra mà "dọa".
Thậm chí họ chẳng quen biết gì với những quan chức đó đâu, chỉ để "lòe" cho nhanh được việc thôi. Chỉ những người thật sự có sức khoẻ mới miễn nhiễm được.
Làm sao để có thể "miễn nhiễm" được, thưa ông?
Cái này thuộc về nhận thức. Phải nâng cao cả dân trí và quan trí.
Ông nói thế liệu có "thừa", vì phải có trình độ dân trí nhất định thì mới làm quan chức được chứ?
Không hẳn. Nhiều khi anh làm quan chẳng qua là có năng lực tối thiểu chứ chưa phải là con người toàn diện. Con người đó phải có phẩm chất phù hợp với năng lực và công việc.
Tiêu chí nào để xác định phẩm chất ấy, thưa ông?
Phẩm chất bây giờ phải là tuân thủ pháp luật. Phải luôn coi đó là hệ quy chiếu trong mọi trường hợp, không phân biệt đối tượng thì sẽ không có chỗ cho sự xin - cho được nữa.
Anh muốn được việc thì không còn cách nào khác là phải tuân thủ pháp luật chứ không phải đợi có sai phạm rồi nhờ cậy đến người nọ người kia.
Nhưng người ta vẫn đang "lách luật"?
Tất nhiên, luật cũng phải hoàn thiện dần vì người làm luật chẳng phải thần thánh để làm đúng từ đầu. Họ cần quá trình thực tiễn để hoàn thiện dần. Song không phải vì thế mà bảo rằng "đợi đến lúc luật hoàn thiện tôi mới thực thi".
Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, người tốt thì biết đối xử bình đẳng, còn ngược lại người kia thì cứ khoe mẽ cho thấy hai người khác nhau.
Đây là những vấn đề lớn về văn hóa. Kinh tế nào thì đẻ ra văn hóa đó. Văn hóa tạo ra từ trong cuộc sống chứ không phải hình thành chỉ do mong muốn chủ quan.
Cần gắn quyền lực với trách nhiệm
Rõ ràng, ở một mức độ nào đó, cơ chế xin cho đang làm cho luật pháp bị coi nhẹ. Theo ông, để xóa bỏ cơ chế ấy cần phải bắt nguồn từ đâu?
Thực ra, đây là vấn đề rất khó vì nó quá phổ biến. Cần có cuộc đột phá từ cấp trên, nói phải đi với làm, nói mà không làm thì không được.
Thứ hai, phải liên tục điều chỉnh, hoàn thiện luật pháp.
Thứ ba, phải xây dựng được đội ngũ quan chức có văn hóa.
Thứ tư là phải nâng cao nhận thức của người dân.
Nói thế chứ người Việt Nam mình cũng uyển chuyển chứ không bảo thủ lắm đâu, nếu có động tác đúng, lãnh đạo làm gương thì nó sẽ đi vào quỹ đạo ngay thôi.
Xây dựng được đội ngũ quan chức có văn hóa khó không, thưa ông?
Khó ở chỗ là có muốn làm không? Làm cái gì cũng xuất phát từ nhân dân thì sẽ nhẹ nhõm lắm. Cần phải đưa ra thể chế quyền lực đi đôi trách nhiệm và phải nghiêm túc thực thi pháp luật.
Giả dụ, mỗi năm để hơn 300.000 người chết vì tai nạn giao thông thì ông Bộ trưởng phải từ chức, hay nhà ở cho người thu nhập thấp trong đô thị phải đạt được mức A., nếu không thì Bộ trưởng Xây dựng phải "về"... thì chắc chắn sẽ có hiệu quả.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
"Cơ chế xin cho là hệ quả của văn hóa và giáo dục song cũng không hoàn toàn bi quan. Có người vẫn giữ được nếp nhà, có người đi một chặng đường thì tỉnh ra để quay về những giá trị tốt đẹp. Do vậy, phải nâng cao được tinh thần tự giác ở mỗi người chứ không thể làm theo kiểu hô hào. Hô hào không bao giờ thành công đâu. Muốn vậy, phải quan tâm đến việc tích lũy cả tri thức và nhân cách. Con người phát triển thì GDP phát triển. Một nền giáo dục tốt, hệ thống quản lý tốt thì chắc chắn nó sẽ tạo ra con người tốt chứ không thể chăm chăm phát triển kinh tế". GS Trần Ngọc Hiên |
Vũ Thủy (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét