13:33
Bỏ lỏng!
(CL)- Đằng sau việc các ngân hàng tìm đủ mọi lý do để trì hoãn giảm lãi suất là câu chuyện trách nhiệm của NHNN.
Sau khi Ngân hàng nhà nước (NHNN) đưa ra thông điệp giảm lãi suất, nhiều ngân hàng lớn đã công bố việc giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có đủ điều kiện để tiếp cận “nguồn vốn vay giá rẻ” chỉ là rất ít và phải chịu những điều kiện khá ngặt nghèo. Nhiều người cho rằng, thực chất chuyện giảm lãi suất cho vay cũng giống như hành động trấn an trong bối cảnh ngân hàng liên tục chịu sức ép giảm lãi suất.
Vậy lãi suất bao giờ sẽ giảm (đương nhiên là phải giảm thực chất chứ không phải giảm trên giấy tờ bởi nói là giảm nhưng lại có quá nhiều ngách, nhiều khóa như hiện nay) vẫn là câu hỏi của hàng vạn doanh nghiệp đang khát vốn. Năm 2011, lãi suất cho vay luôn treo cao ở mức ngất ngưởng từ 20- 25%/năm khiến hàng vạn doanh nghiệp điêu đứng, phá sản và cũng có hàng vạn doanh nghiệp khác đang thoi thóp. Theo nhiều doanh nghiệp, mức lãi suất 15-16%/năm đã là quá sức chịu của họ, nhưng hiện nay mức lãi suất cho vay đã lên tới trên 20%/năm thì việc phá sản là khó tránh khỏi.
Cũng trong năm 2011, ít nhất hai lần Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu “giảm ngay lãi suất” để phục hồi kinh tế, cứu doanh nghiệp. Thống đốc NHNN cũng nhận định: “Chỉ cần lạm phát duy trì dưới 1% là có cơ sở để hạ lãi suất”, nhưng thực tế, suốt những tháng cuối năm 2012, tỷ lệ lạm phát đã liên tục dưới mức 1%, nhưng mặt bằng lãi suất vẫn không hề được kéo giảm.
Trước những bức xúc của doanh nghiệp, dư luận, NHNN lại đưa ra một lý do mới: chưa thể giảm lãi suất do nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản. Mới đây, việc hạ lãi suất có vẻ lại được lùi lại chưa biết đến bao giờ khi Thống đốc NHNN tuyên bố: Thanh khoản của hệ thống ngân hàng chỉ có thể giải quyết sớm nhất trong quý 2/2012, thậm chí còn có thể kéo sang cả quý 3/2012!
Nguyên nhân của vấn đề khó khăn thanh khoản của các ngân hàng không chỉ là việc sử dụng vốn huy động kỳ hạn ngắn để cho vay dài hạn mà còn do không thu hồi được nợ. Những khoản nợ xấu chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… mà các ngân hàng đã dễ dãi cho vay trong các năm trước đây. Lẽ ra, việc làm này đã phải được NHNN có biện pháp ngăn chặn từ trước; nếu làm được như vậy, chắc chắn hệ thống ngân hàng sẽ lành mạnh hơn nhiều và những hệ lụy bi đát hiện nay có lẽ đã không xảy ra.
Cách điều hành chính sách tiền tệ gần đây đã cho thấy NHNN thiếu một chính sách nhất quán và chưa có tầm nhìn dài hạn. Thay vì thực hiện những biện pháp chủ động để điều tiết thị trường thì cơ quan này lại thường “bỏ lỏng” sau đó lại phải chạy theo chữa cháy và những hậu quả sau đó thì toàn bộ nền kinh tế phải gánh chịu.
Vậy lãi suất bao giờ sẽ giảm (đương nhiên là phải giảm thực chất chứ không phải giảm trên giấy tờ bởi nói là giảm nhưng lại có quá nhiều ngách, nhiều khóa như hiện nay) vẫn là câu hỏi của hàng vạn doanh nghiệp đang khát vốn. Năm 2011, lãi suất cho vay luôn treo cao ở mức ngất ngưởng từ 20- 25%/năm khiến hàng vạn doanh nghiệp điêu đứng, phá sản và cũng có hàng vạn doanh nghiệp khác đang thoi thóp. Theo nhiều doanh nghiệp, mức lãi suất 15-16%/năm đã là quá sức chịu của họ, nhưng hiện nay mức lãi suất cho vay đã lên tới trên 20%/năm thì việc phá sản là khó tránh khỏi.
Cũng trong năm 2011, ít nhất hai lần Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu “giảm ngay lãi suất” để phục hồi kinh tế, cứu doanh nghiệp. Thống đốc NHNN cũng nhận định: “Chỉ cần lạm phát duy trì dưới 1% là có cơ sở để hạ lãi suất”, nhưng thực tế, suốt những tháng cuối năm 2012, tỷ lệ lạm phát đã liên tục dưới mức 1%, nhưng mặt bằng lãi suất vẫn không hề được kéo giảm.
Trước những bức xúc của doanh nghiệp, dư luận, NHNN lại đưa ra một lý do mới: chưa thể giảm lãi suất do nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản. Mới đây, việc hạ lãi suất có vẻ lại được lùi lại chưa biết đến bao giờ khi Thống đốc NHNN tuyên bố: Thanh khoản của hệ thống ngân hàng chỉ có thể giải quyết sớm nhất trong quý 2/2012, thậm chí còn có thể kéo sang cả quý 3/2012!
Nguyên nhân của vấn đề khó khăn thanh khoản của các ngân hàng không chỉ là việc sử dụng vốn huy động kỳ hạn ngắn để cho vay dài hạn mà còn do không thu hồi được nợ. Những khoản nợ xấu chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… mà các ngân hàng đã dễ dãi cho vay trong các năm trước đây. Lẽ ra, việc làm này đã phải được NHNN có biện pháp ngăn chặn từ trước; nếu làm được như vậy, chắc chắn hệ thống ngân hàng sẽ lành mạnh hơn nhiều và những hệ lụy bi đát hiện nay có lẽ đã không xảy ra.
Cách điều hành chính sách tiền tệ gần đây đã cho thấy NHNN thiếu một chính sách nhất quán và chưa có tầm nhìn dài hạn. Thay vì thực hiện những biện pháp chủ động để điều tiết thị trường thì cơ quan này lại thường “bỏ lỏng” sau đó lại phải chạy theo chữa cháy và những hậu quả sau đó thì toàn bộ nền kinh tế phải gánh chịu.
PV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét