Sao mà... xấu? (HNM) - Hôm qua, có tin về một việc làm xã hội ê ẩm bao lâu nay, là đường bộ Việt Hóa ra là tin về một hội nghị tổng kết công tác quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ năm 2011 của Tổng cục Đường bộ Việt Về chất lượng đường bộ Việt Chuyện đường bộ Việt Người ta thường đưa nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, mật độ giao thông cao dẫn đến đường bộ quá tải khi phân tích sự xuống cấp nhanh chóng. Sự thực thì đó chỉ là một trong số nguyên nhân khiến nhiều dự án xây dựng, nâng cấp đường sá bị đánh giá là kém chất lượng. Làm đường, xây cầu cũng như nhiều việc khác, phải đặt ra tiêu chí, mục tiêu, yêu cầu cụ thể. Một con đường được xây dựng với nhiều loại vật liệu khác nhau, nhựa đường, sỏi, nước… và nếu nó chỉ có tuổi thọ vài ba năm thì người ta phải đặt vấn đề tìm nguyên nhân, thông thường là do vật liệu không "chuẩn", không được nén tốt, nền yếu, thi công dưới trời mưa. Những nguyên nhân ấy không thể được phát hiện chỉ bằng một lần nghiệm thu cuối cùng. Năm 2011, thông tin quản lý đường bộ cho thấy số tuyến đường đạt tiêu chuẩn tốt ở Việt Nam vào khoảng hơn 40%, hơn 1/3 đạt chất lượng trung bình và khoảng 20% là xấu và rất xấu. Có nhiều đường "xấu", nguyên nhân hẳn có ở khâu chọn thầu, giám sát thi công, kiểm soát chất lượng nguồn vật liệu, nghiệm thu - với cả dự án xây mới hoặc sửa chữa, bảo dưỡng. Hạ tầng giao thông là việc lớn, lâu dài. Trong điều kiện hiện nay, có lẽ cần đặt mục tiêu làm tới đâu tốt tới đó. Ngoài việc chọn nhà thầu đủ năng lực, bảo đảm chất lượng thi công, kỹ lưỡng về tư vấn, giám sát… thì cần phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật cả khi bảo dưỡng định kỳ, đặc biệt là với những tuyến đường thường xuyên quá tải. Cần có cách công khai một số thông tin, như con đường này gắn với những nhà thầu, nhà thi công nào, "tuổi thọ" thiết kế là bao nhiêu… để nhân dân tham gia giám sát, "hậu kiểm". Với những công trình kém chất lượng, đã được kết luận nguyên nhân và rõ nơi phải chịu trách nhiệm, cần phải có hình thức xử lý dứt điểm, "đúng người, đúng tội". Dục Tú Đường sá Việt Nam được đầu tư chi phí xây dựng với giá thành ngang ngửa, thậm chí còn cao hơn các nước phát triển. Tuy nhiên, chất lượng các con đường, kể cả cao tốc thì lại ở tầm “chất lượng nội”. Chỉ sau một thời gian ngắn thông xe là đã phải sửa chữa, bảo trì, vá trám. Nhiều con đường đã được nhà thầu đưa ra sáng kiến cắm biển “Đường theo dõi lún”, và thực tế có đường được “theo dõi lún” đến cả chục năm vẫn chưa tháo biển theo dõi! Cùng với chi phí cao là mức thu phí cao. Khu vực Bình Dương, Đồng Nai nếu ai đã qua đây thì thấy một trận đồ bát quái của các trạm thu phí. Có chỗ hai trạm thu phí còn nhìn thấy mặt nhau! Còn đường cao tốc TP HCM - Trung Lương thì vừa giành “giải quán quân” đường có mức phí cao nhất Việt Thương Giang |
Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012
10:28
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét