Xử nghiêm người không có việc cần thiết vẫn ra đường
Cập nhật lúc 10:04
Nhấn mạnh nguy
cơ lây nhiễm dịch còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các lực
lượng chức năng xử lý nghiêm những người không thực hiện cách ly toàn xã hội,
không đeo khẩu trang, không có việc cần thiết nhưng vẫn ra đường.
Chiều 9/4, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình
dịch COVID -19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nguy cơ lây nhiễm còn
lớn nên không thể chủ quan. “Mọi người dân phải thực hiện nghiêm giãn cách xã
hội, đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ai không thực hiện thì xử phạt nghiêm,
phê phán cá phân, tập thể vi phạm. Chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất
cảnh giác với dịch COVID-19 như tình trạng một số nước vấp phải”, Thủ tướng
nêu rõ.
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về cách
ly toàn xã hội
Từ tinh thần
đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chấn chỉnh, thực hiện nghiêm cách ly xã
hội với biện pháp mạnh, song không “quá tả” trong thực hiện, không “quá hữu”
dẫn đến buông xuôi. Bên cạnh đó, phải bảo đảm lưu thông hàng hóa, nhưng kiểm
soát chặt chẽ con người. Thủ tướng cũng giao Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế
nhận định, đánh giá tình hình để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định việc có
hay không tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 sau thời hạn 15/4 vào phiên họp sau.
Thủ tướng
yêu cầu tiếp tục giữ chặt biên giới, hạn chế người từ nước ngoài vào Việt Nam
trừ một số trường hợp đã được nêu trước đó. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các
chuyến bay, tạm dừng các chuyến bay quốc tế trừ chở hàng và công tác bảo hộ
công dân được sự cho phép của Thủ tướng. Đồng thời hạn chế tối đa các chuyến
bay nội địa. Tiếp tục khuyến cáo công dân ở các nước không về nước trước ngày
15/4 trừ một số trường hợp đặc biệt. Tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam đều
phải cách ly.
Từ trường
hợp lây nhiễm dịch ở Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện khác, Thủ tướng
lưu ý cần chú trọng phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 cho các nhân viên y tế. Bộ
Y tế cần có hướng dẫn kỹ lưỡng việc cách ly đối với nhân viên y tế nếu xảy ra
ở quy mô lớn hơn để bảo đảm có đầy đủ nhân viên y tế làm việc.
TPHCM: Nhiều nơi bắt đầu lơ là
Tối 9/4, tại
cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TPHCM, Phó Chủ tịch thường
trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cảnh báo trong 6 ngày qua TPHCM không có ca
nhiễm mới nên đang có tâm lý chủ quan, lơ là phòng chống dịch.
Theo Giám
đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh, từ hôm nay (10/4), TPHCM sẽ thực hiện khai
báo y tế và xét nghiệm tầm soát mở rộng, xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh
và xét nghiệm xác định lại những trường hợp nào còn dương tính ở tại các khu
ký túc xá công nhân, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp (DN) đang hoạt
động, trong cộng đồng dân cư cũng như các đối tượng có nguy cơ cao. Trong
tuần này, TPHCM tiếp tục giám sát các cơ sở sản xuất nhà máy, các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...trong việc thực hiện cam kết phòng
chống dịch COVID-19, cũng như thực hiện các bộ tiêu chí đánh giá tính rủi ro
lây nhiễm virus corona tại DN.
“Đến chiều
9/4, có 4.174 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính, chỉ còn lại 32
trường hợp đang chờ kết quả. Hiện nay, ổ dịch tại quán bar Buddha cơ bản đã
xử lý triệt để. TPHCM không phát hiện ca nào lây lan trong khu cách ly tập
trung và sẽ tiếp tục xét nghiệm đầu ra cho 600 trường hợp còn cách ly tập
trung. Đến ngày 14/4, TPHCM sẽ kết thúc thời gian cách ly đối với 600 trường
hợp còn lại đang cách ly tập trung”- ông Bỉnh cho hay.
Ông Lê Thanh
Liêm cũng chỉ ra hiện nay nhiều người, nhiều nơi đang có tâm lý chủ quan, cho
rằng TPHCM đã kiềm chế được dịch bệnh, trong 6 ngày không có ca nhiễm mới nên
đã bắt đầu lơ là. Đơn cử như trường hợp tụ tập ăn nhậu vừa xảy ra tại trường
Đại học Ngân hàng TPHCM.
“Bây giờ
đình chỉ công tác hết rồi. Cán bộ công chức không được phép chủ quan, lơ là
trong công tác phòng chống dịch COVID-19 như vậy”, ông Liêm nói.
Phó Chủ tịch
thường trực UBND TPHCM lưu ý có tình trạng người dân TPHCM bắt đầu chủ quan,
ra ngoài đường nhiều hơn, xem nhẹ các biện pháp phòng chống lây lan dịch
bệnh. Ông Liêm yêu cầu các quận huyện tăng cường tuyên truyền, phát các tờ
rơi hướng dẫn những điều cần làm trong thời gian cách ly xã hội.
“2,5 triệu
học sinh TPHCM đang nghỉ học. Nếu đi học lại thì phải có 2,5 triệu phương
tiện ra đường. Một số khu vực đông công nhân, các khu công nghiệp, khu chế
xuất…tình hình dịch bệnh vẫn còn rất phức tạp. Hà Nam chỉ có một ca nhiễm mà
UBND tỉnh họp cả đêm. Nếu TPHCM xuất hiện một ca nhiễm ở chợ, siêu thị, nơi
đông người thì sẽ rất khó giải quyết”, ông Liêm nói.
Lên phương án đưa một số người
Việt về nước
Trong thời gian tới, theo chỉ
đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài sẽ đề xuất phương án đưa một số công dân về nước, ưu tiên người cao
tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với
năng lực cách ly tập trung trong nước.
Bà Lê Thị
Thu Hằng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết như vậy tại cuộc
họp báo thường kỳ ngày 9/4 để trả lời câu hỏi của phóng viên về việc hỗ trợ
giải quyết nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài.
Bình Giang
(Theo Tiền Phong) VĂN KIÊN - HUY THỊNH - VĂN MINH
Ngay Hà Nội tình trạng lơ là của các lực lượng chức năng
cũng khá rõ. Tại khu trung tâm Ba Đình, phố Ngọc Hà người dân cả trẻ em,
người lớn đổ ra đi bộ, tập xe khá nhộn nhịp mà chẳng có ai nhắc nhở. Cứ đà
này vỡ trận là khó tránh!
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét