Vụ băng nhóm Đường 'Nhuệ' đánh người
tại trụ sở công an: Để Công an TP.Thái Bình điều tra lại có khách quan?
Cập nhật lúc 10:18
Liên quan vụ băng nhóm Đường
'Nhuệ' đánh người tại trụ sở công an, người trong cuộc và dư luận băn khoăn
vì cơ quan bị tố bao che lại được giao điều tra...
Bà Đinh Thị Lý và con trai Mai Thế Duy là nạn nhân của
Đường “Nhuệ”. Ảnh: Lê
Tân
Đã
có ít nhất 3 vụ án hình
sự liên quan đến băng nhóm Đường “Nhuệ” đang được Công an tỉnh Thái Bình rà soát lại, trong đó 1 vụ việc được
phục hồi và giao cho Công an TP.Thái Bình điều tra. Tuy nhiên, việc cơ quan
bị tố bao che được giao điều tra lại khiến người trong cuộc và dư luận băn
khoăn.
Vụ
việc được giao Công an TP.Thái Bình điều tra lại liên quan đến bà Đinh Thị Lý
(56 tuổi) và con trai là Mai Thế Duy (32 tuổi, cùng ngụ P.Trần Lãm, TP.Thái
Bình) tố cáo bị Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”, 49 tuổi, ngụ số 366 Lê
Quý Đôn, P.Trần Lãm, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đánh ngay tại trụ sở Công
an P.Trần Lãm.
Theo
hồ sơ vụ việc, sáng 18.11.2014, bà Đinh Thị Lý và con trai Mai Thế Duy đến
Công an P.Trần Lãm, TP.Thái Bình trình báo việc bị băng nhóm Đường “Nhuệ” đe
dọa gây mất an ninh trật tự trước đó. Tuy nhiên, ngay tại phòng tiếp dân công
an phường, Đường “Nhuệ” và đàn em đã bất ngờ xuất hiện, đóng chặt cửa phòng
rồi hành hung, khiến anh Mai Thế Duy vỡ xương hàm mặt cầu lồi bên phải, phải
nhập Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư, Hà Nội phẫu thuật, giám định thương tích 15%.
Ngày
5.1.2015, Công an TP.Thái Bình đã khởi tố vụ án cố ý gây thương tích, nhưng 7
tháng sau đó cơ quan này lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vì chưa xác
định được nghi can và hết thời hạn điều tra.
Sau
khi Công an tỉnh Thái Bình bắt Đường “Nhuệ” vì hành vi cố ý gây thương tích,
đến ngày 14.4.2020, Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình ra Quyết định phục hồi
điều tra vụ án số 01, hủy Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự nêu
trên.
“Tôi lo lắng Công an TP.Thái Bình không làm hết lòng”
Trao
đổi với PV Thanh Niên ngày
19.4, anh Mai Thế Duy cho biết: “Ngay trong ngày vụ án có quyết định phục hồi
điều tra, tôi đã được Đội điều tra tổng hợp Công an TP.Thái Bình mời lên lấy
lời khai. Tôi cũng khai như những gì đã khai trước đó”. Còn bà Đinh Thị Lý
nói dù vui mừng vì sự việc được lật lại, nhưng tâm trạng bà không khỏi lo
lắng, băn khoăn. “Đơn vị được giao điều tra lại vụ án của mẹ con tôi vẫn là Công an TP.Thái Bình. 5 năm trước,
họ đã không làm ra, kết luận là không tìm được bị can và để vụ án hết hạn
điều tra, rồi ra quyết định đình chỉ. Tôi lo lắng Công an TP.Thái Bình không
làm hết lòng, dù tôi tin vào khả năng chuyên môn của họ”.
Từ
đó, bà Đinh Thị Lý đề nghị: “Sau khi Đường “Nhuệ” và đàn em bị bắt, tôi mong
Công an tỉnh Thái Bình sẽ xem xét toàn bộ hành vi côn đồ của băng nhóm này,
kể cả việc liên quan đến gia đình tôi. Nếu vì lý do gì đó họ không điều tra
mà để Công an TP.Thái Bình điều tra, thì tôi rất mong Ban Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình,
Viện KSND tỉnh Thái Bình sát sao giám sát, để kết quả đúng người, đúng tội,
đúng sự thật”.
Băn khoăn về tính khách quan
Theo
luật sư Trần Hồng Lĩnh (Đoàn luật sư TP.Hải Phòng), người từng tham gia bào
chữa cho một số nạn nhân liên quan đến băng nhóm Đường “Nhuệ”, nếu để Công an TP.Thái
Bình tiếp tục điều tra, sẽ không bảo đảm được những nguyên tắc công bằng,
khách quan trong hoạt động tố tụng. “Tôi phải nói ngay là không công bằng,
không khách quan. Họ đã bao che, cố tình dập đi, rồi giờ buộc họ điều tra lại
là không được”, luật sư Lĩnh bày tỏ.
Nạn nhân Mai Thế Duy nhập viện
phẫu thuật vết thương do bị đánh ngay tại trụ sở Công an P.Trần Lãm vào năm
2014. Ảnh: CTV
Luật
sư Lĩnh cũng cho rằng trong một vụ án hình sự, nếu TAND hay Viện KSND trả hồ
sơ để điều tra lại thì phải thay đổi toàn bộ điều tra viên. Trong vụ án đánh người tại trụ sở Công an P.Trần Lãm,
ông Cao Giang Nam đã thay mặt Thủ trưởng ký quyết định tạm đình chỉ điều tra.
“Bây giờ điều tra viên làm thì cũng phải nhìn ngó vào cấp trên của mình và
những ông cấp trên lại là người quyết định về phương hướng, bản chất vụ việc.
Vụ này không thể để Công an TP.Thái Bình điều tra tiếp, mà phải là Công an
tỉnh”, luật sư Lĩnh nêu quan điểm.
Trong
khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc
hội, phân tích việc Công an tỉnh Thái Bình quyết định phục hồi điều tra vụ án
cách đây 5 năm cho thấy Thủ trưởng Cơ quan Công an TP.Thái Bình tại thời điểm
đó đã không làm tròn trách nhiệm trong việc xử lý vụ việc. Tuy nhiên, ông Kim
cho rằng “không có vấn đề gì phải né tránh trong việc giao cho Công an
TP.Thái Bình tiếp tục điều tra, xử lý vụ án theo quy định của pháp luật”.
“Trước hết, điều này là phù hợp quy định của pháp luật. Hơn nữa, Thủ trưởng
Cơ quan Công an TP.Thái Bình hiện đã là một người mới và chắc chắn họ sẽ phải
làm đúng theo quy định của pháp luật khi vụ án đang nhận được sự quan tâm của
công luận”, ông Kim phân tích.
Cũng
theo ông Kim, lý do đình chỉ điều tra vụ án là không tìm ra được nghi can và
hết thời hiệu, tức là có dấu hiệu “phớt lờ, bỏ qua”. Còn hiện nay người dân
cung cấp đầy đủ bằng chứng về vụ việc thì không thể làm sai được nữa. “Nếu
những người được giao nhiệm vụ lần này mà tiếp tục phớt lờ, bỏ qua để làm sai
nữa thì phải chịu trách nhiệm nặng hơn, vì vụ việc đã ra tới công luận, có sự
giám sát của nhân dân”, ông Kim khẳng định.
Cùng
quan điểm, ông Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp, cho rằng việc đình chỉ
điều tra vụ án đánh người gây thương tích ngay trong trụ sở công an cách đây
5 năm rõ ràng là có vấn đề, song ông Hùng tin rằng các cơ quan tố tụng sẽ làm
đúng trách nhiệm của mình. “Thái Bình hiện đã có giám đốc công an tỉnh mới,
có thể chỉ đạo làm tốt việc này. Hơn nữa, vụ việc Đường "Nhuệ"
ngoài ngành công an còn có sự giám sát của Viện KSND và quan trọng hơn là sự
giám sát của nhân dân”, ông Hùng nói.
(Theo Thanh
Niên) Thái Sơn-Lê Tân-Lê Hiệp
|
Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét