Tướng
tình báo Phạm Xuân Ẩn và những ngày đầu đất nước thống nhất
Cập
nhật lúc 12:42
Trước ngày 30/4/1975, Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đã
gặp nhiều khó khăn khi đường dây liên lạc với cấp trên đã bị ngưng lại do
chiến sự. Với vai trò một phóng viên quốc tế của tờ báo Time, lẽ ra Phạm Xuân
Ẩn sẽ phải rời khỏi Việt Nam trước khi chiến sự được dự báo nổ ra tại Sài
Gòn. Nhưng ông đã không rời khỏi Việt Nam mà chấp nhận ở lại đương đầu với
khó khăn.
Nhà
tình báo Phạm Xuân Ẩn
Trong cuốn Điệp
viên hoàn hảo X.6 của nhà sử học Larry Berman, trước ngày 30/4,
tòa soạn báoTime đã thúc giục Phạm Xuân Ẩn cùng gia đình mau
chóng rời khỏi Việt Nam vì tình hình chiến sự đang ngày một căng thẳng, và
toà soạn không thể bảo đảm an toàn cho phóng viên của mình.
Hầu hết các phóng viên có cộng tác với các tờ báo Mỹ cũng đã tìm cách để
di tản một cách nhanh nhất, tuy nhiên, Phạm Xuân Ẩn chỉ đưa vợ con đi trước
còn ông chọn con đường ở lại. Khi được đồng nghiệp hỏi sao chưa đi thì Phạm
Xuân Ẩn chỉ nói là ông còn mẹ già đang bệnh.
Ông Larry Berman
Sau này kể lại cho Larry
Berman, Phạm Xuân Ẩn cho rằng thời điểm đó ông rất lo lắng và căng thẳng vì
Sài Gòn đang cực kỳ hỗn loạn. Từng đám quân lính Việt Nam cộng hoà hoảng loạn
trút bỏ quân phục, những cuộc thanh toán nhau đã xảy ra.
Với mọi người xung quanh thì
Phạm Xuân Ẩn là một người đã từng cộng tác với Mỹ nhiều năm, nếu bị chính
quyền mới bắt giữ thì ông khó lòng minh oan bởi cấp trên của ông thời điểm đó
không liên lạc được.
Thẻ nhà báo của Phạm Xuân Ẩn do chính quyền
Sài Gòn cấp
Trước tình hình căng thẳng đó,
ngày 29/4/1975, Phạm Xuân Ẩn đưa mẹ tới trú tạm tại khách sạn Continental
(Quận 1), nơi có đông Pháp kiều tị nạn và bệnh viện Grall. "Trong những
ngày hỗn loạn đó, khách sạn Continental có lẽ là một trong những nơi an toàn
nhất ở Sài Gòn”, Phạm Xuân Ẩn đã kể lại cho Larry Berman như thế.
Suốt 1 tuần ở đó, Phạm
Xuân Ẩn chỉ đi lại giữa khách sạn và toà soạn báo Time, nơi ông
tiếp tục vai trò một phóng viên quốc tế. Và khi chính quyền Việt Nam cộng hoà
sụp đổ, Phạm Xuân Ẩn vẫn đang giữ vị trí phụ trách văn phòng Time tại
Việt Nam. Phạm Xuân Ẩn đã gửi telex tới toàn soạnTime tại New
York (Mỹ): “Tất cả phóng viên Mỹ đã di tản vì tình trạng khẩn cấp. Văn phòng
tạp chíTime hiện nay do Phạm Xuân Ẩn điều hành”.
Phạm Xuân
Ẩn trong một lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Theo nhà sử học Larry Berman,
Phạm Xuân Ẩn đã ở khách sạn Continental khoảng 1 tuần. Suốt thời gian đó, ông
vẫn điều hành văn phòng, tiếp tục có những tin bài cho Time.
Phạm Xuân Ẩn cũng là một trong những
nhà báo chứng kiến sự kiện chiếc xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập. Bài báo
cuối cùng ông viết cho Time có tựa đề “Cuộc chia tay cuối
cùng nghiệt ngã” được ghi là ngày 12/5/1975.
Những ngày sau đó, Phạm Xuân Ẩn
đã chấp hành nghiêm túc quy định của chính quyền mới về việc trình diện, khai
báo về nhân thân trước khi có đại diện lực lượng an ninh phía cách mạng tới
tiếp xúc với ông. Tuy nhiên cũng chỉ có một số ít người trong chính quyền mới
biết Phạm Xuân Ẩn là tình báo nằm vùng, nhiều người chỉ nghĩ ông vẫn đang làm
công việc của một nhà báo quốc tế bám trụ ở Việt Nam sau chiến tranh.
Nhà sử học Larry Berman
và Phạm Xuân Ẩn
Mãi tới khi Phạm Xuân Ẩn được
Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” vào tháng 1/1976,
mọi người mới biết ông là tình báo viên của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt bao
năm chiến tranh.
(Theo Tiền phong) Trọng Thịnh
|
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét