Sau dùng thử, đi mượn, Bắc Giang trả
lại máy xét nghiệm
Cập nhật lúc 16:34
Sau khi có chỉ đạo
thanh tra việc mua sắm máy xét nghiệm Covid-19, nhiều địa phương giải thích
đang mượn, dùng thử, Bắc Giang đã trả lại máy.
Tư nhân tặng
máy giá thấp, địa phương mua giá cao
Ông Hồ Ngọc Gia
- Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Gia Lai cho biết, ngày 25/4, đơn vị
đã tiếp nhận máy xét nghiệm Realtime PCR do Công ty Cổ phần Chánh Nghĩa Quốc
Cường do doanh nhân Nguyễn Quốc Cường làm giám đốc phối hợp với Công ty cổ
phần Dịch vụ Du lịch C.Travel Gia Lai đã tặng cho ngành y tế của tỉnh.
Nhận xét về
chất lượng máy, ông Gia đánh giá là loại máy rất tốt, cấu hình cao, cho ra
được nhiều mẫu một lúc.
Máy mang thương
hiệu của Đức được sản xuất có tại Singapore, công suất mỗi ngày có thể xét
nghiệm được khoảng 300 - 400 ca. Hiện, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Gia Lai
dùng máy để xét nghiệm ngay khi được Bộ Y Tế cho phép, thay vì phải gửi mẫu
bệnh phẩm đến Đắk Lắk hay TP.HCM.
Được biết, đây
là loại máy xét nghiệm tương tự với hệ thống mà CDC Hà Nội đã mua, tuy nhiên,
Cường “Đô La” chỉ mua với giá 2 tỷ đồng, còn CDC Hà Nội đã mua với giá hơn 7
tỷ đồng.
Về mức chênh
lệch giá trên, ông Gia từ chối bình luận do không tham gia vào việc mua bán
mà hoàn toàn do phía doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, ông cũng giải thích
máy đơn vị nhận chỉ có riêng máy Realtime PCR, chưa bao gồm máy tách chiết
mẫu tự động và phụ kiện đi cùng. Máy tách chiết Quảng Trị đã mua với giá 650
triệu đồng.
"Doanh nghiệp tặng máy, còn chúng tôi tận dụng máy tách chiết mẫu cũ
được tổ chức JICA của Nhật Bản tặng từ năm 2012, tới nay chúng tôi vẫn đang
sử dụng rất tốt.
Toàn bộ hệ
thống máy móc, thiết bị y tế của trung tâm đều do được tặng hoặc được địa
phương cấp, chúng tôi là bác sĩ không tham gia vào việc mua sắm", ông
Gia chia sẻ.
Bắc Giang trả
lại máy
Tại Bắc Giang,
ông Từ Quốc Hiệu - giám đốc Sở Y tế Bắc Giang - cũng cho biết sở đã đề xuất
mua thiết bị do Bắc Giang thiếu máy tách chiết mẫu.
Nhưng việc mua
sắm vẫn đang trong quá trình xem xét thì đơn vị lại mượn được máy tách chiết
để sử dụng, tới nay đã được trả lại.
"Chúng tôi
chỉ mượn máy để dùng tạm khoảng 2 tuần, ở lúc cao điểm, còn hiện tại, tỉnh
vẫn xét nghiệm Covid-19 bằng máy do Nhật Bản tài trợ từ trước.
Do máy được tài
trợ từ lâu, cấu hình thấp, nên các mẫu xét nghiệm thấp, vì thế, chúng tôi
phải mượn tạm.
Việc mượn là do
doanh nghiệp hỗ trợ, hoàn toàn không mất phí", ông Hiệu chia sẻ thêm.
Trong khi đó,
tại Bắc Ninh, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Bắc Ninh cũng vừa mua hệ
thống Realtime PCR tự động hoàn toàn với giá hơn 5,9 tỷ đồng. Việc mua bán
được khẳng định đúng quy trình, quy định.
Đáng nói, đơn
vị này cũng vừa được Tập Đoàn Dabaco Việt Nam trao tặng Hệ thống máy xét
nghiệm chuẩn đoán Covid-19 trị giá 2 tỷ 560 triệu đồng và 1000 bộ kit test
phát hiện Covid-19 trị giá 800 triệu đồng.
Bà Tô Thị Mai
Hoa - Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh cũng xác nhận đã nhận máy tài trợ từ doanh
nghiệp. Như vậy, ở thời điểm hiện tại đơn vị đang sử dụng cả hai hệ thống máy
xét nghiệm do doanh nghiệp tặng và địa phương mới mua.
Tiền chống dịch
là mồ hôi, nước mắt
BS Từ Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Y tế An
Giang chia sẻ, tỉnh cũng đã phê duyệt chủ trương, hỗ trợ kinh phí cho Bệnh
viện Đa khoa trung tâm An Giang xây dựng phòng xét nghiệm sinh học phân tử
thực hiện xét nghiệm Covid-19 với đầy đủ các phòng: xử lý bệnh phẩm ban đầu
(phòng áp lực âm), tách chiết, pha Master Mix, nạp mẫu, phòng máy... Khu vực
làm xét nghiệm PCR được chia ra các khu vực riêng biệt, một chiều tránh nhiễm
chéo được nhập khẩu từ Đức.
Đây là loại máy tự động hoàn toàn, công
nghệ hiện đại, cấu hình cao, tốc độ xét nghiệm các mẫu là 96 mẫu/lần, 400 -
500 mẫu/ngày.
Tất cả kinh phí cho hệ thống xét nghiệm
có giá 4,129 tỉ đồng.
Ông Tuấn nhấn mạnh hệ thống xét nghiệm
của trung tâm là tự động hoàn toàn với công suất lớn, không phải là máy xét
nghiệm bán tự động, số mẫu thấp.
Việc mua sắm máy móc do Viện Pasteur
TP.HCM tư vấn, hướng dẫn, giám sát Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang mua
sắm, lắp đặt, trình Bộ Y tế phê duyệt.
Nói thêm về hệ thống máy xét nghiệm CDC
Hà Nội đã mua với giá 7 tỷ, ông Tuấn cho rằng rất khó để so sánh do còn phụ
thuộc vào loại máy tự động hay bán tự động, máy có cấu hình cao hay thấp,
quan trọng nhất là số lượng mẫu xét nghiệm của máy là bao nhiêu cho một lần?.
Theo ông Tuấn, muốn định được giá máy
phải hiểu rất rõ về thông số kỹ thuật của máy. Nếu chỉ nói đơn thuần một
chiếc máy xét nghiệm có giá nhập về khoảng 2,3 tỷ mà qua mua bán lòng vòng đã
lên tới 7 tỷ, người nghe đến số tiền ai cũng sẽ rất sốc và rất khổ.
Tuy nhiên, câu chuyện của Hà Nội cũng
khiến ông Tuấn suy nghĩ rất nhiều.
"Sử dụng kinh phí trong phòng
chống dịch đó chính là mồ hôi, nước mắt, là sự đóng góp của nhân dân phải rất
thận trọng.
Rất nhiều bác sĩ đã sẵn sàng hi sinh cả
tính mạng, sức khỏe, gia đình cho sự nghiệp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức
khỏe cho người dân. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp, người dân không tiếc công,
tiếc của, nỗ lực cùng chung tay để phòng chống dịch bệnh. Trong bối cảnh đó
nếu có chuyện ăn chặn, bắt tay nâng giá gây thất thoát, tham nhũng là không
thể tha thứ được. Đó là nỗi nhục, không xứng đáng được mặc những chiếc áo blu
trắng", ông Tuấn thẳng thắn.
(Theo Đất Việt)
Lam Nguyễn
|
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét