'Không nước nào tách
Luật giao thông đường bộ thành 2 luật'
Cập nhật lúc 10:01
TS Vũ Anh Tuấn - Trung tâm nghiên cứu giao thông
vận tải Việt Đức, Trường đại học Việt Đức - chia sẻ như vậy tại hội thảo lấy
ý kiến dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) do Tổng cục Đường bộ tổ
chức ngày 14-2.
Toàn cảnh hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi - Ảnh: TUẤN PHÙNG Còn ông Nguyễn Văn Thanh -
nguyên chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - cho rằng tách Luật giao thông
đường bộ hiện hành thành 2 Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
và Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) là "không có cơ sở khoa học". Lo ngại quy trình khép kín từ đào tạo, cấp phép đến xử lý vi
phạm Theo ông Thanh, nếu tách như vậy thì Luật giao thông đường bộ
(sửa đổi) "bị què quặt" vì thiếu 2 thành tố quan trọng là quy tắc
giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ. Còn Luật bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đường bộ lại không phủ hết được các nội dung liên quan đến an toàn
giao thông đường bộ như: kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện giao thông,
vận tải đường bộ. Theo ông Thanh, từ năm 1995 khi
tiếp nhận đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Công an, Bộ Giao
thông vận tải quản lý tốt, đã ổn định công tác này. "Nếu Bộ Công an đảm nhận công
tác này sẽ khép kín từ đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe đến xử lý vi phạm,
thì có thể thuận lợi cho ngành công an, nhưng có đảm bảo tính độc lập của 3
thành tố: lập pháp, hành pháp, tư pháp không? Có bảo đảm cơ chế giám sát quyền
lực không? Quan điểm của chúng tôi là không tán thành chuyển công tác đào
tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải về cho Bộ Công
an" - ông Thanh đặt vấn đề. Ông Thanh nhắc lại tháng 11-2020,
Quốc hội đã lấy ý kiến và có hơn 60% đại biểu Quốc hội khóa 14 không đồng ý
tách Luật giao thông đường bộ thành hai luật; không tán thành chuyển chức
năng quản lý đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang
Bộ Công an. "Tôi rất mong mọi người am hiểu
ngành giao thông vận tải lên tiếng phản biện mạnh mẽ để cơ quan soạn thảo
phải nghiêm túc thực hiện. Chúng tôi là cử tri và các ý kiến này phải được
tập hợp báo cáo đại biểu Quốc hội. Tôi đề nghị Bộ Giao thông vận tải
hãy dũng cảm đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ đã được xã hội và Nhà nước
giao phó. Tôi tha thiết đề nghị đại biểu Quốc hội khóa 15 hãy cẩn trọng khi
biểu quyết thông qua Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) để không phụ lòng cử
tri" - ông Thanh đề nghị. Đào tạo, cấp bằng lái xe trên thế giới phần lớn do dân sự thực
hiện Theo TS Vũ Anh Tuấn - Trung tâm
nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức, Trường đại học Việt Đức, hiện nay ở
các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, tỉ lệ ngành giao thông vận tải
quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe là hơn 80%, những nước có
thu nhập cao có tỉ lệ khoảng 85%. "Đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên thế giới hầu hết
do dân sự quản lý. Nếu gộp chung, một ngành vừa làm công tác đào tạo, sát
hạch, cấp bằng lái xe và thực hiện luôn công tác kiểm tra, giám sát sẽ yếu đi
công tác kiểm tra, giám sát, không đảm bảo tam quyền phân lập như nhiều đại
biểu Quốc hội đã nêu" - TS Tuấn nói. TS Tuấn kiến nghị không nên tách Luật giao thông đường bộ thành
2 luật. Việc này trên thế giới chưa có quốc gia nào làm. "Luật phải đảm bảo các thành tố, quy định. Còn phân
cấp, phân quyền thực hiện cho bộ ngành nào do Quốc hội quyết định, không cần
thiết tách để trao quyền cho mỗi bộ ngành một luật riêng. Hiện nhiều nước
đang từng bước gộp các luật có mối liên hệ lại với nhau để công tác quản lý
được thống nhất và hiệu quả hơn", TS Tuấn cho biết. Tại hội thảo, nhiều đại biểu đến từ các trường đại học, hiệp hội
vận tải ôtô các địa phương cũng đề nghị không tách Luật giao thông đường bộ
2008 làm hai, không nên chuyển quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe
sang Bộ Công an. (Theo Tuổi Trẻ) TUẤN PHÙNG
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét