Giám đốc CDC Bình Dương bị khởi tố
từng phê duyệt 4 gói thầu chỉ định cho Việt Á
Cập nhật lúc 08:22 Chiều tối ngày
31.12, Bộ Công an thông tin khởi tố Giám đốc CDC Bình Dương và cấp dưới vì
liên quan đến vụ nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Cổ phần Việt Á. Chi nhánh của Công ty Việt Á tại Dĩ An, Bình Dương. Ảnh: TĐ Cụ
thể, tại Bình Dương, liên quan đến những sai phạm ở Công ty Cổ
phần Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị
can, Lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với ông Nguyễn Thành Danh - Giám đốc CDC
Bình Dương, ông Trần Thanh Phong - Phó phòng Tài chính Kế toán CDC Bình
Dương, bà Lê Thị Hồng Xuyên - nguyên Phụ trách Phòng Thí nghiệm CDC Bình
Dương, ông Tiêu Quốc Cường - Kế toán trưởng, Phó phòng tài chính Sở Y tế Bình
Dương. Liên quan đến ông Nguyễn Thành Danh, theo các tài liệu mà phóng
viên Báo Lao Động có được, ông Nguyễn Thành Danh - Giám đốc CDC Bình
Dương đã có ít nhất 4 quyết định phê duyệt Công ty Việt Á trúng chỉ định thầu
các gói bán mua vật tư y tế lên tới trên 40 tỉ đồng: 1 tỉ, 4,7 tỉ,
6,2 tỉ và 28,2 tỉ đồng (cung cấp 72.000 kít xét nghiệm COVID-19 do
chính Công ty Việt Á sản xuất và 10.000 kít của Mỹ sản xuất). Ngoài việc mua sắm vật tư y tế với Công ty Việt Á, ông Nguyễn
Thành Danh cũng là người đã tham mưu rất nhiều gói mua sắm vật tư trong lúc
cấp bách phòng dịch để Sở Y tế Bình Dương trình UBND tỉnh Bình Dương phê
duyệt. Được biết, ông Nguyễn Thành Danh - Giám đốc CDC Bình Dương cũng
chỉ còn vài ngày nữa là về hưu. Trao đổi với
phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế Bình Dương
cho biết, ông cũng vừa mới nghe thông tin trên. Theo ông
Chương, việc xử lý các vi phạm liên quan đến các đơn vị trực thuộc là khách
quan của cơ quan công an và Sở Y tế không bao che. Cá nhân nào làm sai trong
quá trình mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế thì phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Trong lúc này thì cứ để cơ quan công an điều tra làm rõ.
Ông
Nguyễn Hồng Chương cho biết thêm, Bình Dương là tỉnh đứng thứ 2 trên cả nước
bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 với biến thể Delta. Tất
cả y bác sĩ, nhân viên y tế, các cơ quan và người dân đã trải qua thời gian
như một cuộc chiến. Cống hiến sức lực, thời gian, của cải vật chất và cả sinh
mạng để chống dịch. Sau gần nửa năm chiến đấu, đến nay thành công của Bình Dương là
hạn chế được tối đa số người chết vì dịch bệnh. Hiện cuộc sống của người dân
đã trở lại bình thường, công nhân lao động được đi làm để tự lo cho cuộc sống
của mình. Vì vậy, khi
nghe tin những cán bộ CDC Bình Dương bị khởi tố, ông Nguyễn Hồng Chương cho
biết, đây là thông tin rất đau lòng, khi thời gian qua anh em (y bác sĩ, cán
bộ y tế, cả CDC) đã cống hiến hy sinh rất nhiều trong cuộc chiến chống dịch. "Có
người muốn nghỉ việc, tôi đã
phải động viên anh em rất nhiều"- ông Nguyễn Hồng Chương nói. Về việc mua sắm thiết bị y tế, là một hạng mục công việc quan trọng trong quá trình chống dịch. Sở Y tế cùng các cơ quan của tỉnh đã cố gắng thực hiện các quy trình vừa chặt chẽ vừa đảm bảo có đủ vật tư để phòng chống dịch trong bối cảnh cấp bách. Tuy nhiên, thời điểm dịch bùng phát nặng, ngành y tế đối diện khối lượng công việc khổng lồ chưa từng có.Trong chừng mực nào đó, lãnh đạo Sở không thể quán xuyến hết.
"Trong
thời điểm đó vượt quá sự kiểm soát. Quá nhiều gói mua sắm, chỉ mua của Việt
Á một số nhỏ trong tất
cả vật tư chống dịch. Sự việc xảy ra ở CDC, chúng tôi rất lấy làm tiếc và đau
xót" - ông Nguyễn Hồng Chương cho biết. Hiện nay, công tác chống dịch ở Bình Dương cũng đang còn rất cam
go, vì vậy Sở Y tế Bình Dương sẽ sớm kiện toàn nhân sự ở CDC Bình Dương và
động viên cán bộ nhân viên tiếp tục nỗ lực làm việc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
|
Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2022
Một vố vị trong sạch của Bình Dương
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét