Biến
thể Omicron khởi đầu đoạn kết đại dịch Covid-19?
Cập nhật lúc 14:30
Nhiều bằng chứng cho thấy Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ,
tỷ lệ nhập viện và tử vong thấp. Giới chuyên gia nhận định biến thể này có
thể là dấu hiệu báo trước sự kết thúc của đại dịch Covid-19.
Omicron có tới 30 đột biến và lây lan nhanh hơn gấp ít nhất 2 lần so với Delta, có thể làm tăng các ca nhiễm đột phá giữa những người đã tiêm chủng và tránh được khả năng miễn dịch cả tự nhiên lẫn do vắc xin mang lại. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ví sự lây lan của biến thể này như thủy đậu. Tuy nhiên, các triệu chứng do Omicron gây ra được đánh giá là
nhẹ hơn so với Delta. Báo Japan Times dẫn các nghiên cứu ở cả Anh và Nam Phi
cho thấy, nguy cơ phải nhập viện của những người nhiễm biến thể này thấp hơn
50-80%. Số ca nhiễm mới hàng ngày ở Nam Phi – nơi biến thể Omicron được phát
hiện lần đầu vào cuối tháng 11 vừa qua – lên đến đỉnh điểm vào giữa tháng 12
rồi nhanh chóng giảm xuống, dẫn tới nhận định làn sóng nhiễm Omiron kéo dài
không lâu. Ngay từ đầu đại dịch, giới chuyên gia
đã bàn luận về cách thức Covid-19 có thể kết thúc. Sau tất cả, SARS-CoV-2 chỉ là một trong
7 virus của đại gia đình Corona. Một loại khác gây Hội chứng Hô hấp cấp tính
nặng (SARS) có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với Covid-19 đã được kiểm soát
thành công. Ổ dịch cuối cùng được biết đến là vào năm 2004. Tiến sĩ Tetsuo Nakayama thuộc Viện Khoa
học đời sống Kitasato và là giám đốc của Hiệp hội virus học lâm sàng Nhật
Bản, cho biết, bốn loại virus khác hiện được xác định gây cảm lạnh thông
thường dù chúng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn trong giai
đoạn đầu để đủ sức tồn tại sau đó. "Về cơ bản, khi virus gia tăng khả
năng lây nhiễm, nó sẽ giảm dần theo thời gian. Một ngày nào đó, loại virus
corona mới có thể sẽ chỉ gây ra cảm lạnh thông thường, hoặc nó có thể biến
mất hoàn toàn giống như SARS. Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) thì vẫn tiếp
tục tồn tại nhưng không thường xuyên", ông Nakayama nói. Theo một số chuyên gia, mặc dù Omicron
gây ra các đợt lây nhiễm kỷ lục, đặc biệt là ở phương Tây, sự xuất hiện của
biến thể mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào diện "đáng lo ngại"
có thể dẫn tới kết thúc bất ngờ của đại dịch ngay trong năm 2022, cũng như
SARS biến mất không dấu vết trong 2 năm. "Tôi nghĩ có một cơ hội cho điều
đó. Số ca nhiễm cúm Tây Ban Nha giảm mạnh trong năm thứ 3 của đại dịch cách
đây một thế kỷ. Nếu các biện pháp cơ bản như đeo khẩu trang và giãn cách xã
hội được thực hiện triệt để, có khả năng số ca nhiễm mới sẽ giảm đáng kể sớm
nhất là vào năm 2023", Tiến sĩ Masahiko Okada thuộc Đại học Niigata nhận
định. "Chẳng hạn, người Nhật đã rất cố gắng để đưa số ca nhiễm mới xuống
gần 0 trong tháng 11 và 12. Điều đó có ý nghĩa tích cực cho tương lai. Nhưng
người ta cũng buông lỏng cảnh giác vì đã tiêm vắc xin, như vậy không
tốt". WHO đã đưa ra khuyến cáo về quan điểm
lạc quan quá mức, cho rằng thế giới cần
phải chuẩn bị cho khả năng Covid-19 tiếp tục tồn tại. Mặc dù các nghiên cứu
cho thấy, 3 loại vắc xin Pfizer-BioNTech, Moderna và AstraZeneca-Oxford đạt
hiệu quả cao trong bảo vệ người nhiễm trước các triệu chứng nặng và tử vong,
giới chuyên gia cho rằng số ca nhiễm Omicron vẫn có thể áp đảo các hệ thống
chăm sóc sức khỏe.Cho đến nay, Covid-19 đã cướp đi mạng sống của khoảng 5,3 triệu
người, bao gồm ước tính khoảng 3,5 triệu người trong năm 2021. Một vấn đề gây quan ngại khác là tình
trạng bất bình đẳng vắc xin toàn cầu. Tốc độ tiêm chủng chậm chạp ở một số
khu vực trên thế giới có thể sẽ dẫn tới sự xuất hiện của các biến thể mới. Theo WHO, hơn
100 quốc gia đang cung cấp mũi tiêm tăng cường, và 92 trong 194 thành viên
của tổ chức này đã bỏ lỡ mục tiêu tiêm đầy đủ cho 40% dân số vào cuối năm
2021. Cùng lúc đó, tỷ lệ tiêm chủng ở hàng chục quốc gia vẫn chưa đến 10%.
Một số chuyên gia cho rằng các nước đang phát triển có thể không hoàn thành
chiến dịch tiêm chủng cho đến tận năm 2024, làm dấy lên lo ngại các biến thể
mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong năm 2022. "Có nhiều người chưa tiêm vắc xin
và chưa nhiễm bệnh ở châu Á và Đông Nam Á, và họ vẫn là mục tiêu của các đợt
lây nhiễm mới. Vì vậy, sẽ rất khó hình dung thời hạn kiểm soát được đại dịch
chừng nào họ tiêm ngừa hoặc khỏi bệnh và đạt được mức miễn dịch cao",
Tiến sĩ Tetsuo Nakayama bình luận. Theo VietNamNet |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét