Tôi
ủng hộ giả thuyết 'đặt cọc' sông Bạch Đằng của kỹ sư Vũ Đình Thanh
Cập nhật lúc 15:26
Độc giả Quang Nam nêu ý kiến bình luận về bài viết:
"Chiến thắng Bạch Đằng: Đóng cọc hay đặt cọc trên sông nhử địch"
đăng trên Tuần Việt Nam ngày 25/6.
Có thể hình dung trận chiến Bạch Đằng
vĩ đại năm xưa như sau: Năm 1288, hơn
một năm sau khi đã chiếm được kinh thành Thăng Long, quân Nguyên Mông lâm vào
thế bí, phải tính chuyện chọn sông Bạch Đằng làm đường rút lui. Thấy được mưu
đồ của địch, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cho quân rầm rộ đóng cọc gỗ,
chặn một vài nhánh phụ của sông, để “bắt” quân địch phải đi vào nhánh chính
của sông Bạch Đằng, theo đúng kế hoạch của mình.
Chuẩn bị cho
trận chiến quyết định, Hưng Đạo Vương cho quân bí mật chuẩn bị các cọc gỗ -
là các thân cây gỗ đủ to, nhẹ, dẻo, dai và được đẽo nhọn, bịt sắt ở đầu. Phần chân cọc
được đóng/buộc thêm các đoạn gióng ngang, ngắn và cọc được đặt vào một sọt
đan to bằng tre, tạo một góc nghiêng nhất định so với phương nằm ngang (ví dụ
60 - 70 độ). Sau đấy, cho đá vụn (cỡ nắm tay) vào sọt, lèn chặt, đậy nắp
(cũng bằng tre đan) và buộc chặt. Như vậy cọc gỗ
sẽ được cố định và giữ được góc nghiêng trong quá trình vận chuyển và thao
tác sau đó. Hai bên sọt gỗ này sẽ được buộc chặt hai tấm phên tre đủ cứng,
chắc, có chiều dài khoảng 3-4m, mục đích để giữ cho các sọt sẽ không bị xoay
ngang khi thả xuống sông (do được các tấm phên tre định hướng theo dòng chảy
của thủy triều). Để dễ dàng vận
chuyển, các tấm phên tre này sẽ được buộc chặt vào các sọt tre sau khi đã
chuyển tất cả lên thuyền. Trọng lượng các sọt đá được tính toán đủ nặng để
nhanh chóng kéo cây cọc chìm xuống đáy sông. Chiến dịch toàn thắng Trận chiến bắt
đầu lúc sáng sớm. Hưng Đạo Vương cho một đội thuyền chiến đủ mạnh ra khiêu
chiến. Những chiến thuyền đi đầu là loại thuyền nhỏ, nhẹ, với số quân khỏe,
thiện chiến nhất. Chiến thuyền phía sau lớn hơn, mỗi chiếc được buộc 2-4
chiếc sọt tre mang cọc gỗ (đã được buộc hai tấm phên tre). Những chiếc cọc
được buộc nghiêng ở hai bên mạn thuyền, có hướng ngược với chiều dòng chảy
của thủy triều đang xuống và nằm chìm lập lờ trong nước, quân địch không thể
phát hiện được. Với khoảng 200
- 300 chiến thuyền, số lượng cọc mang theo có thể đến 500-1.000 chiếc và đến
giai đoạn cuối của chiến dịch, sẽ được rải đều trên một đoạn dài luồng
chính sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương
đã tìm hiểu kỹ lịch thủy triều của khu vực và xác định được khoảng thời gian
để đáy tàu sẽ chạm vào mũi cọc kể từ một thời điểm xác định nào đó. Khoảng
thời gian này, thí dụ, với thuyền quân ta là 50-60 phút, với quân địch
là 40-50 phút (do thuyền của chúng to, nặng hơn, đáy sâu hơn). Hai bên giao
chiến quyết liệt, đến thời điểm xác định, quân ta tỏ ra núng thế và phải bắt
đầu rút chạy. Trên đường “tháo chạy”, quân lính chỉ việc chặt đứt dây buộc
các sọt tre mang cọc ở hai bên mạn thuyền. Cọc sẽ chìm nhanh xuống đáy sông,
có góc nghiêng hướng ngược với chiều của thủy triều đang rút, được giữ chắc ở
đáy sông nhờ sọt đá nặng và hai tấm phên tre ngập sâu vào bùn cát. Toàn bộ việc
này diễn ra rất nhanh và hoàn toàn bí mật. Trút bỏ được các cọc tre, thuyền
nhẹ hơn, “chạy” càng nhanh hơn. Quân địch do đã do thám trước, biết chắc rằng
đoạn sông này không hề bị đóng cọc và lúc này không nghi ngờ gì, thúc đại
quân ồ ạt đuổi theo. Cuộc rượt đuổi
này có thể diễn ra khoảng 30 - 40 phút, đủ để một lượng lớn chiến thuyền quân
địch đã lọt vào đoạn sông vừa bị rải cọc. Ngay sau đấy, chiến thuyền địch bắt
đầu chạm cọc, bị cọc đâm, cọc vướng, không thể xoay trở được. Quân địch rối
loạn. Lúc này, những chiến thuyền nhẹ của quân ta (còn khoảng 10 - 20 phút
nữa mới chạm cọc) có thể quay lại, cùng với hàng loạt thuyền nan nhỏ khác đã
phục sẵn ven sông, dùng các bè chứa chất cháy thả trôi về phía chiến thuyền
địch và dùng cung, nỏ tiêu diệt thêm quân địch. Sau đấy, đại quân của Nhà
Trần cùng các cánh quân mai phục khác sẽ tiếp tục tiến đánh, tiêu diệt quân
địch và chiến dịch đã toàn thắng như sử sách đã ghi. Sau chiến
thắng, triều đình chỉ cần cho lực lượng nhỏ quân dân, mang theo rìu, dao sắc,
lặn xuống sông, chặt phá các sọt tre, thế là các cọc gỗ sẽ nổi lên. Dòng sông
lại thông thương, êm đềm. Từ diễn biến trận đánh trên sông Trước ý kiến
của độc giả Quang Nam, kỹ sư Vũ Đình Thanh đưa ra 2 phương án khác nhau
và không loại trừ các phương án khác. Ông Thanh cho
biết, căn cứ vào diễn biến trận đánh mà sử sách ghi lại: Mờ sáng
9/4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi từ Đá Bạc tiến vào sông Bạch Đằng. Trần
Hưng Đạo cho một đội thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Phàn
Tiếp cho quân đuổi theo nhưng khi đến núi Tràng Kênh thì bị phục binh của ta
tấn công. Đến giữa trưa, quân của Ô Mã Nhi cũng lọt vào ổ phục kích lớn nhất
tại sông Bạch Đằng. Nguyên sử
chép: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn.
Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều,
tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị thương,
rớt xuống nước”. Chứng tỏ việc
đặt cọc được thực hiện ở cả hai phía chặn toàn bộ đại quân địch vào một khúc
sông. Giao chiến từ giờ Mão đến giờ Dậu tức là từ sáng đến chiều là bằng
chứng rõ nhất là địch bị chặn bằng cọc cả từ hai phía nên không tiến không
lùi được. Bia Lý Thiên
Hựu - 1 viên tướng Nguyên cũng tham gia trận Bạch Đằng cũng chép: "Tháng
ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân
ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…". Điều
này chứng minh rằng địch không tiến không lùi tức là bị đặt cọc từ cả hai
phía khi nước triều vẫn chưa xuống. Khoảnh khắc quyết định xảy ra khi mà nước
rút khiến tàu địch bị mắc cạn và ta dễ dàng tiêu diệt địch. Như vậy diễn
biến trận đánh còn một giả thuyết như sau: Ta nhử tướng
tiên phong địch Phàn Tiếp đánh nhau với ta ở khúc sông thích hợp cho việc bao
vây và đánh hỏa công. Phàn Tiếp đánh nhau với ta đồng thời kiểm tra luồng
lạch và tin tưởng rằng không có cọc, không có bất cứ điều gì nghi vấn nên đã
gọi đại quân do Ô Mã Nhi tiếp ứng. Khi toàn bộ
quân địch lọt vào khúc sông thích hợp, quân ta thực hiện việc đặt cọc cả từ
hai phía khóa địch lại. Đặt cọc chỉ cần vài hàng cọc ngang khúc sông là địch
bị khóa vào giữa. Sau đó ta dùng hỏa công, bắn tên, dùng thuyền nhẹ tấn công
địch, địch muốn đổ bộ lên bờ nhưng bị quân ta hai bên bờ mai phục. Có rất nhiều
giải pháp đặt cọc và giải pháp cụ thể nào chính là tìm bằng chứng dưới đáy
sông Bạch Đằng. Một khả năng khác Kỹ sư Vũ Đình
Thanh đề cập tới một khả năng nữa theo sử Việt. Căn cứ vào diễn
biến trận đánh mà sử sách ghi lại: Mờ sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền
của Ô Mã Nhi từ Đá Bạc tiến vào sông Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo cho một đội
thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Phàn Tiếp cho quân đuổi theo
nhưng khi đến núi Tràng Kênh bị phục binh của ta tấn công. Đến giữa trưa,
quân của Ô Mã Nhi cũng lọt vào ổ phục kích lớn nhất tại sông Bạch Đằng. Vậy diễn biến
trận đánh sẽ như sau: Quân ta cho đội
thuyền nhẹ ra khiêu chiến, quân Mông Nguyên cẩn thận cho Phàn Tiếp cử một đội
quân ra đánh nhau với quân ta với mục đích thăm dò luồng lạch và xem có
cọc hay không, khi địch biết rõ rằng không có cọc thì gọi toàn bộ quân
Mông Nguyên do Ô Mã Nhi tiếp ứng đồng thời là cơ hội rút khỏi Việt Nam. Khi đại quân
địch đến, quân ta vừa đánh vừa lui ra cửa biển đồng thời rải cọc -
rải rác không cần dày đặc. Lúc triều xuống, nước cuốn toàn bộ quân địch
ra cửa biển với tốc độ nhanh nên tất cả đoàn thuyền địch bị cuốn vào bãi cọc trong
thời gian ngắn và bị đâm vào cọc. Với tốc độ nước
triều chảy mạnh, cọc có đầu bịt sắt đâm dễ dàng tàu địch. Đoàn thuyền
địch bị đâm vào cọc và nằm một chỗ, quân ta tấn công bằng các bè lửa,
cung tên và các thuyền nhẹ và cuộc chiến đấu kéo dài đến chiều tối trong
xuất thời gian triều rút. Đây là một khả
năng diễn biến của trận đánh. Hiện tại chỉ là phỏng đoán, cụ thể chính xác
diễn biến trận đánh cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Độc giả Quang Nam (Hà Nội) (Theo VietNamNet) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét