Đêm trước Thượng đỉnh Mỹ-Nga: Các 'vòi bạch tuộc Mỹ' bị...chặt đứt Cập nhật lúc 09:14 Quy tắc địa chính trị: Đừng nói chuyện với Nga trên thế mạnh! Không thể phủ nhận, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhau, đàm phán tại Geneva ngày 16/6 thì cả hai, Nga và Mỹ, đã chuẩn bị tư thế cho cuộc gặp thượng đỉnh này. Đó là tư thế quân sự, chính trị, kinh tế…biểu hiện thái độ, thông điệp của mình cho đối thủ trước khi ngồi vào bàn đàm phán. 1, Tư thế nước Mỹ... Có thể nói, khởi xướng cuộc đàm phán thượng đỉnh Mỹ-Nga là người Mỹ. Đây là một tư thế hiếm thấy của một Đế quốc đương kim bá chủ hoàn cầu-Đế quốc Mỹ. Thực tế cho thấy, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Mỹ chưa từng đề nghị ai đám phán. Mỹ chỉ có thể được người khác kéo ghế mời vào bàn đám phán. Mỹ chỉ có thể luôn là người đơn phương xé bỏ thỏa thuận, hiệp ước đã ký khi không thỏa mãn lợi ích quốc gia. Hoặc Mỹ chỉ có thể “triệu tập” người khác ngồi vào bàn đàm phán với tư cách người bề trên… Nhưng lịch sử cũng đã cho thấy, chỉ khi nào Mỹ bị bầm dập, bị thất thế trong cuộc đối đầu vũ lực đáp trả vũ lực thì Mỹ mới chịu ngồi vào bàn đàm phán mà trong thập kỷ 80 thế kỷ trước đã chứng minh… Vậy trong trường hợp này, tư thế của nước Mỹ với nước Nga là như thế nào? Chắc chắn, người Mỹ yêu cầu người Nga đàm phán theo cách “triệu tập Nga vào bàn đàm phán với tư thế của kẻ mạnh”. Hành động của Mỹ sau lời mời Nga đàm phán đã chứng minh điều đó… Ngay sau lời mời Tổng thống Nga Putin gặp nhau (trước đó Tổng thống Mỹ đã rất “thiếu nghi lễ” gọi Putin là kẻ “sát thủ máu lạnh”), chính quyền Mỹ đã “giơ gậy” với nước Nga: Về chính trị: Nga và luôn tuyên bố trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga và chỉ lệnh cho các đồng minh như Anh, Ba Lan, Séc…mở cuộc chiến trục xuất các nhà ngoại giao Nga… Về quân sự: Chỉ chưa đầy 6 tháng, Mỹ-NATO tiến hành tổ chức 7 cuộc tập trận tại Ukraine và phía Tây nước Nga nhằm vào 2 mục tiêu quan trọng là Bán đảo Crimea và Kaliningrad của Nga. Trong đó điểm nhấn là Mỹ-NATO mở một chiến dịch đặc biệt nhằm vào Belarus để lật đổ chính quyền Lukashenko thay thề bằng một chính quyền thân Mỹ và sự hiện diện quân đội NATO tại đây. Rõ ràng là, tuy đề nghị Nga đàm phán, nhưng Mỹ đã, đang thực hiện một chiến dịch quân sự, chính trị, nhằm gây áp lực mạnh, đe dọa an ninh địa chính trị của Nga. Đây là một nghệ thuật đàm phán trên thế mạnh của Mỹ từ trước đến nay. 2, Tư thế nước Nga Về quân sự: Các hành động quân sự của Mỹ-NATO hoặc là bị Nga đáp trả tương xứng và bất tương xứng, hoặc là bị bẻ gãy khiến thất bại đau không thể kêu (vụ Belarus). Tổng thống Nga Putin nói: “…chúng ta có lực lượng răn đe hạt nhân tiên tiến nhất trong tất cả các cường quốc hạt nhân. Chúng ta có thể tự tin nói rằng đó là một biện pháp răn đe hàng đầu. Nói chung, chúng ta có một loại vũ khí chiến lược mới với tốc độ siêu thanh mà không bất kỳ ai khác có, và chúng ta tiếp tục phát triển chúng. Chúng ta có các máy bay mới không có hệ thống tương tự trên thế giới, tàu chiến đấu mặt nước, tàu ngầm, các phương tiên bay không người lái hiện đại nhất…” Và, Tổng thống Nga tuyên bố đanh thép: “ai cũng muốn cắn chúng tôi, hoặc muốn cắt đứt một miếng của nước Nga. Nhưng bất cứ ai thử nó cũng nên biết rằng, chúng tôi sẽ đánh gãy răng của họ để họ không thể cắn…”. Sau tuyên bố này của Tổng thống Putin, một phiên bản mới của Chiến lược an ninh Nga sẽ ra đời trong đó một nội dung khiến cho bất kỳ quốc gia không thân thiện nào mà Nga xác định hãy chú ý: “Nga không chỉ đáp trả về kinh tế mà sẵn sàng sử dụng vũ lực với bất kỳ hành động không thân thiện nào đe dọa đến an ninh, chủ quyền, lợi ích Nga…” Về chính trị: Nga không còn e dè, ngại ngần mà quyết đoán, quyết liệt xác định Mỹ là quốc gia không thân thiện (kẻ thù) và đã đang, sẽ đối xử như với những quốc gia không thân thiện. Thực tế là phương Tây tập thể đứng đầu là Mỹ đã, đang, sẽ luôn luôn không từ một thủ đoạn nào hòng “kiềm chế sự phát triển của nước Nga vì đơn giản là họ không muốn có một quốc gia như Nga”. Mỹ-NATO biết không thể dùng vũ lực để đè bẹp nước Nga nên họ sử dụng đòn trừng phạt kinh tế và lật đổ bằng “cách mạng màu” (CMM). Trừng phạt kinh tế thì đã cạn kiệt biện pháp nhưng có hiệu quả ngược, cho nên, hy vọng cuối cùng của phương Tây tập thể là lật đổ chính quyền Putin bằng CMM bởi các cơ sở, nền tảng được nuôi dưỡng cài cắm từ năm 1990 trong cái gọi là “phe đối lập” mà đặc biệt là lực lượng xung kích “cột thứ năm”. Đây là những “vòi bạch tuộc Mỹ” để tạo ra CMM tại Nga… Tuy nhiên, rất thú vị là trước khi Tổng thống Putin “xách cặp” đến Geneva – Thụy Sỹ gặp Tổng thống Biden thì những tin buồn đã đến với Tổng thống Mỹ Joe Biden: Thứ nhất: Nga chính thức triển khai chính sách ngoại giao đối với Mỹ - quốc gia không thân thiện: Hạn chế các chuyến công tác ngắn hạn thông qua cơ quan đại diện ngoại giao, tức là tước bỏ thị thực của các nhân viên tình báo Mỹ đi gặp gỡ, tuyển dụng, giao ban, chỉ thị…cho “phe đối lập” tại Nga. Và chốt hạ bằng việc xé bỏ thỏa thuận “vùng đất mở”, theo đó cấm tất cả các nhân viên ngoại giao Mỹ đi lại tự do trên lãnh thổ Liên bang Nga khi chưa được phép. Thứ hai: Nga phán quyết 2 tổ chức: Quỹ Chống Tham nhũng (FBK) do Alexei Navalny đứng đầu và Quỹ Bảo vệ Quyền công dân (FZPG) là 2 tổ chức cực đoan. Theo đó, ngay lập tức 2 tổ chức này bị thanh lý khiến Mỹ-phương Tây hét lên dữ dội… Ngoài ra, Tổng thống Putin đã ra một sắc lệnh cấm các hoạt động của các quỹ và tổ chức phi chính phủ của Mỹ, thường liên quan đến việc tài trợ cho các nhóm đối lập và chống chính phủ khác nhau. Có thể nói, đòn chống CMM Nga ra tay theo “kiểu Mỹ” độc đáo nhất là là đòn xác định các cá nhân, tổ chức là “đại lý nước ngoài” hoặc “cực đoan”. Khá nhiều tổ chức tại Nga bị xếp vào 2 nhóm trên đã phải tự giải tán vì không thể hoạt động. Ngay một tổ chức tại nước ngoài như Thông tấn Meduza (tại Latvia chuyên phát tin tức chống Nga) cũng tuyên bố phá sản khi Nga xếp vào là “Đại lý nước ngoài”. Tổng biên tập Galina Timchenko của Meduza cay đắng: “chỉ trong 1 tháng, Meduza đã lỗ hơn 2 triệu USD. Không chỉ các cơ quan chính phủ Nga mà các nhà quảng cáo đến người bán báo đều tránh chúng tôi như tránh hủi. Điều rủi ro chính là các nhà báo của Meduza bị xếp vào “đặc vụ nước ngoài”, họ phải tháo chạy hoặc phải hàng tháng nộp báo cáo cho Bộ Tư pháp Nga với 84 mục từ loại trà uống nơi làm việc cho đến một đồng rub đến từ đâu và đi đâu…Ngoài ra họ còn bị đe dọa rằng nếu vào thời Liên Xô, những kẻ như họ sẽ bị bắn chết tại trận…Thật không may kinh nghiệm từ Belarus đã khiến cho Nga hành động rất kiên quyết…” Với hơn 80 Luật và các văn bản khác được DUMA quốc gia Nga đã thông qua mà phương Tây tập thể phản ứng gay gắt cho đây là luật “đàn áp dân chủ”, chính quyền Tổng thống Nga Putin chính thức cắt gọn từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, cắt tận gốc, trốc tận rể những “vòi bạch tuộc Mỹ” bám vào nước Nga. Kết luận Mỹ tuy đề nghị Nga đàm phán, nhưng luôn thể hiện tư thế đàm phán với Nga trên thế mạnh. Ai đó cho rằng Mỹ từ bỏ trừng phạt dụ án Nord Stream-2 là “dâng quà cho Nga” là sai, Mỹ làm vậy là muốn bảo vệ mối quan hệ với Đức chứ không vì Nga. Đến Geneva, sau khi đã họp với G7, với NATO, Mỹ muốn nhắc Nga rằng, G7, NATO và Mỹ đã thống nhất hành động… Với Nga, hành động của Nga vừa qua chứng tỏ Nga không ảo tưởng gì về kết quả đàm phán. Mỹ “không có khả năng thỏa thuận”, mọi thỏa thuận với Mỹ chỉ là trên giấy. Không chỉ G7, mà cả Sao Hỏa ủng hộ Mỹ thì Nga vẫn không sợ. Gặp gỡ, đàm phán, đối thoại... không nên nói chuyện với Nga trên thế mạnh. Đây là quy tắc quan hệ với người Nga, nước Nga. Napoleon người Pháp, Hitler người Đức đã chứng minh quy tắc này đúng. (Theo
Đất Việt) Lê Ngọc Thống |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét