Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

Kiểu làm dự án rất kỳ lạ

 

Xin nhà nước mua lại BOT Bình Lợi: Rất kỳ lạ

Cập nhật lúc 08:28                 

Tư duy "làm lấy được", "tới đâu tính tới đó", rất kỳ lạ, cần xem xét nghiêm túc và xử lý thật nghiêm.

Rất không ổn

Chủ đầu tư dự án BOT Bình Lợi - BOT đường thủy tại TP.HCM, với tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng - xin dừng dự án khi chưa tổ chức thu phí. Lý do được đưa ra là do vướng mắc về vốn và cảng khiến dự án không có khả năng thu phí như dự tính ban đầu, không có nguồn thu hoàn vốn nên xin nhà nước mua lại.

Xin nha nuoc mua lai BOT Binh Loi: Rat ky laPhóng to

Cầu đường sắt Bình Lợi trước khi được tháo dỡ. Ảnh: VNN

Nhìn vào những lý do trên, ông Trần Đỗ Liêm - Chủ tịch Hiệp đội Vận tải đường thủy Việt Nam cho rằng rất không ổn.

"Chủ đầu tư dự án là đang rơi vào thế kẹt, không có khả năng thu hồi vốn nên muốn trả lại dự án chứ không phải muốn nhà nước mua lại", ông Liêm nhận định.

Cái kẹt của dự án theo ông Liêm phân tích chính là không có cảng để thu phí. "Đúng như nhà đầu tư phân tích, để hoàn vốn cho dự án phải có tàu đi từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc và ngược lại, như vậy, sẽ được thu phí khi phương tiện vào các cảng An Sơn, Bến Súc và Rạch Bắp (Bình Dương).

Tuy nhiên, hiện cảng An Sơn mới đầu tư xây dựng một phần, cảng Rạch Bắp chưa đầu tư, còn cảng Bến Súc đang được quy hoạch bỏ nên không có cảng để thu phí nữa.

Hơn nữa, chủ đầu tư phải vay vốn làm dự án, tiền lãi ngân hàng đang phải gánh mà dự án lại không có cảng để thu phí... nhà đầu tư đúng là đang bị khó đủ đường", ông Liêm nói.

Từ câu chuyện trên, ông Liêm cũng đặt ra câu hỏi: Vì sao một dự án hàng nghìn tỷ được đầu tư nhưng lại không có quy hoạch cụ thể, không có phương án thu phí, hoàn vốn mà vẫn cứ làm được? Trả lời câu hỏi trên, ông Liêm cho rằng dự án là hậu quả của việc "cứ xin là được", "vừa làm vừa tính". Việc này cần phải nhìn nhận lại trách nhiệm của cả hai bên, bởi bản thân nhà đầu tư khi thực hiện dự án đã phải tính toán đầy đủ các phương án khả thi, không thể có chuyện làm xong rồi, không có khả năng thu hồi vốn thì đòi trả lại.

Ai chịu trách nhiệm?

Chia sẻ với cái khó của doanh nghiệp, tuy nhiên,chỉ ra hai lý do cho thấy việc triển khai dự án đã sai ngay từ đầu, ông Liêm nhấn mạnh lý do khiến ban quản lý dự án phải xin trả lại dự án chính là do tư duy "làm lấy được, tới đâu tính tới đó", rất kỳ lạ.

"Đầu tiên phải nhắc lại từ khi có thông tin tỉnh Bình Dương đã chấp thuận phương án thu phí BOT đường thủy tuyến luồng sông Sài Gòn (đoạn từ cầu sắt Bình Lợi - TP. HCM đến cảng Bến Súc - Bình Dương) với giá 70 đồng/tấn/km tôi đã nói rằng mức phí này vô lý. Ngay việc làm dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn và xây mới cầu sắt Bình Lợi rồi thực hiện thu phí hoàn vốn đã sai ngay từ đầu.

Các doanh nghiệp vận tải chỉ sử dụng một phần chức năng của luồng sông này nhưng lại phải gánh chịu toàn bộ mức phí để hoàn vốn cho nhà đầu tư là điều bất hợp lý.

Hơn nữa, các doanh nghiệp vận tải đường thủy chỉ sử dụng luồng sông Sài Gòn để di chuyển phương tiện đến cảng Bến Súc nhưng lại phải trả phí hoàn vốn cho cả chi phí xây dựng cầu sắt Bình Lợi. Việc này giống như nâng cấp, thảm nhựa một đoạn đường rồi chặn cả tuyến thu phí như ở các dự án BOT đường bộ.

Tiếp theo, việc phê duyệt dự án mà không tính tới phương án khai thác, hoàn vốn cho nhà đầu tư là sai từ cả phía nhà đầu tư và cả phía cơ quan quản lý nhà nước.

Tư duy xin dự án bằng được, duyệt dự án lấy được đã dẫn tới những rối loạn như hiện nay. 

Nhìn vào tiềm năng khai thác, hoàn toàn không thấy tương lai. Việc thu phí đường thủy nội địa còn mơ hồ, chưa có quy định cụ thể, mức giá cụ thể. Bên cạnh đó, nguồn phương tiện lên cầu sắt Bình Lợi chủ yếu đi từ Đồng Nai, không nhiều, cộng thêm việc thu phí cao sẽ khiến các phương tiện đi tìm đường khác.

Tư duy vừa làm dự án vừa tính là rất nguy hiểm mà cả phía nhà đầu tư và cơ quan quản lý đều phải chịu trách nhiệm", ông Liêm nói.

Với dự án này, ông Liêm cho rằng là một "sự đã rồi", không thể dừng lại được nữa. Do đó, cả hai bên phải ngồi lại với nhau, cùng tháo gỡ khó khăn, tìm ra hướng giải quyết để đưa dự án vào khai thác.

Quan trọng hơn theo ông Liêm là phải xử lý trách nhiệm thật nghiêm với những cá nhân, tổ chức liên quan tới dự án này.

"Rõ ràng đã có dấu hiệu xin - cho, một dự án chưa đầy đủ các điều kiện khai thác kinh doanh, không có phương án thu phí, khả năng thu hồi vốn nhưng vẫn được triển khai xây dựng là cảm tính, thiếu trách nhiệm. Việc này phải được xem xét, làm rõ, trách nhiệm, sai tới đâu, ai sai phải xử lý. Việc xử lý trách nhiệm là để tránh tình trạng xin bừa, làm bừa, gây lãng phí, bức xúc", ông Liêm nhấn mạnh.

(Theo Đất Việt) Thái Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét